Dồn sức cho ngư dân
Trên nghị trường Quốc hội, nhiều đại biểu nhất trí khẳng định, đã đến lúc phải dồn sức đầu tư đội tàu lớn cho ngư dân mua, thuê để có thể bám biển dài ngày. Một số đại biểu kiến nghị Quốc hội kỳ họp này ra một nghị quyết riêng cho ngư dân. Đồng thuận với tiếng nói của Quốc hội, của lòng dân, Chính phủ vừa thông qua những nguyên tắc cơ bản dự thảo Nghị định về một số chính sách đột phá với những ưu đãi đặc biệt giúp ngư dân vươn khơi. Đây không phải là chính sách đầu tiên, song trước những hành động ngày càng hung hãn, liều lĩnh của Trung Quốc ở Biển Đông, cần ngay sự hỗ trợ hiệu quả tiếp sức cho ngư dân dũng cảm bám biển đánh bắt hải sản, bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Sự có mặt thường xuyên của ngư dân trên vùng biển kinh tế, trên ngư trường truyền thống cả nghìn năm nay, không chỉ để kiếm sống như người nông dân trên đồng ruộng, mà quan trọng hơn còn là bằng chứng sống hùng hồn khẳng định chủ quyền bất di bất dịch của Việt Nam. Phát biểu trong một buổi thảo luận tổ, một số đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, ngư dân có thừa tinh thần quả cảm, tinh thần bám biển rất cao, song bà con vẫn còn đang nghèo và thiếu thốn. Thiếu vốn để hoán cải, đóng mới tàu cá; thiếu cơ sở hạ tầng như cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão, tàu dịch vụ hậu cần. Đặc biệt là thiếu nhiều tàu vỏ thép để vươn khơi. “Sóng gió” Biển Đông do phía Trung Quốc khuấy động với hàng loạt hành động chèn ép, xua đuổi, đâm húc, không chỉ thiệt hại tàu thuyền, ngư cụ mà còn gây thương vong, chìm tàu.
Chính trong tình thế ngặt nghèo này, các đại biểu Quốc hội kiến nghị Chính phủ cần có ngay chính sách hỗ trợ lãi suất để tiếp sức cho ngư dân đóng tàu công suất lớn bám biển dài ngày. Đây cũng chính là giải pháp thiết thực khẳng định chủ quyền lãnh hải quốc gia. Một đại biểu “hiến kế”, ngành giao thông đã tiết kiệm được 35.000 tỷ đồng từ rà soát, điều chỉnh mức đầu tư các dự án. Nguồn tiền này nên ưu tiên hỗ trợ đầu tư đội tàu cho ngư dân. Nhà nước nên tập trung đóng tàu cho ngư dân thuê, không đợi bà con có đủ tiền vay ngân hàng đóng mới. Lúc này, theo ý kiến một số chuyên gia cũng như đại biểu Quốc hội, cần xem lại việc phân bổ ngân sách cho các công trình đầu tư trong thời gian tới theo hướng trước mắt cần đầu tư đội tàu có mã lực cao, có tàu dịch vụ hậu cần tốt đi kèm. Gói tín dụng 30.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở xã hội là rất cần thiết, lo cho người lao động nơi ăn chốn ở để “an cư lạc nghiệp”. Gói tín dụng 10.000 tỷ đồng với lãi suất thấp mà hệ thống ngân hàng đang tích cực tham gia, liệu có đủ để giúp bà con ngư dân vươn khơi, bám biển vừa khai thác hải sản, góp phần không nhỏ bảo vệ chủ quyền, lại vừa phải đương đầu với lực lượng hùng hổ của Trung Quốc giữa mênh mông sóng to, gió lớn?
Video đang HOT
“Phải dốc sức cho ngư dân”, đó là tiếng nói đồng lòng, đồng thuận của Quốc hội, Chính phủ cũng như cử tri và người dân cả nước. Đây không chỉ là công việc trước mắt, mà còn là chiến lược kinh tế biển lâu dài. Làm sao đảm bảo được cuộc sống vững chắc của ngư dân, những người đem tính mạng của mình ra để mưu sinh, để giữ yên bờ cõi.
Theo ANTD
Chúng tôi sẽ tiếp tục vươn khơi
Tìm đến nhà chị Huỳnh Thị Như Hoa (1977, trú phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, Đà Nẵng), những ngày này chúng tôi thấy có rất đông người dân là hàng xóm, bạn bè... đến thăm hỏi, chia sẻ về những tổn thất vừa qua do tàu Trung Quốc gây ra đối với bạn nghề và tài sản của chị khi con tàu ĐNa 90152TS bị đâm chìm trên biển.
Lãnh đạo chính quyền địa phương trao tiền ủng hộ cho gia đình chị Hoa
Trong ánh mắt người phụ nữ có "tinh thần thép" này ánh lên sự căm phẫn trước những hành vi nguy hiểm, ngang ngược và tàn bạo của tàu Trung Quốc trên Biển Đông. Chị Hoa kể, lúc 16h ngày 26-5, đang ở nhà thì nhận được tin báo từ anh Nguyễn Đình Sinh -Thuyền trưởng tàu ĐNa 90508-TS (cũng do chị Hoa làm chủ) báo về qua kênh thông tin Đài duyên hải miền Trung là tàu ĐNa 90152 vừa bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Chị không tin và còn hỏi lại: "Chú giỡn hả?". Giọng gấp gáp của anh Sinh lúc đó chính là câu trả lời về vụ việc. Không muốn tin thì vẫn phải tin về cách hành xử xấu trên biển của tàu nước láng giềng.
Chị Hoa cho biết, con tàu 90152 được đóng từ năm 2002, sau đó vợ chồng chị đã sửa chữa, nâng cấp lên công suất 450CV để phục vụ việc đánh bắt xa bờ với giá trị khoảng 2,5 tỷ đồng (chưa kể tài sản trên tàu), doanh thu hàng tháng của con tàu này khá cao và giải quyết việc làm thường xuyên cho 13 lao động. Ngày
14-5 vừa qua tàu ĐNa 90152 ra khơi đánh bắt và đến chiều 26-5, sau gần nửa tháng trên biển thì bị tàu Trung Quốc đâm chìm. "Tôi rất bức xúc trước hành động của tàu Trung Quốc, dù sao chúng tôi cũng là ngư dân, tham gia đánh bắt trên biển mà tàu phía Trung Quốc lại có hành động như vậy thì quá dã man và ác độc" - chị Hoa bức xúc.
Khi được hỏi về dự định sắp tới, người phụ nữ can trường này vẫn cương quyết, sau khi sửa chữa và sắm sửa trang thiết bị, vợ chồng chị sẽ lại cho tàu tiếp tục vươn khơi đánh bắt để tạo thu nhập cho gia đình và bạn nghề đồng thời tham gia giữ gìn chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Cũng chính chị Hoa đã cùng tổ dân phố, chính quyền địa phương đến nhà từng thuyền viên tàu cá 90152 động viên, an ủi thân nhân của họ, giúp họ yên tâm chăm sóc chồng, cha, con mình để trở lại ngư trường sớm ngày nào, hay ngày đó.
Ông Trần Văn Lĩnh - quyền Chủ tịch Hội nghề cá TP Đà Nẵng chỉ đích danh, thủ phạm đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam là tàu vỏ sắt số 11209 của Trung Quốc. Vị trí tàu ĐNa 90152 bị chìm ở nam tây nam giàn khoan Hải Dương 981 Trung Quốc hạ đặt trái phép và cách giàn khoan này 17 hải lý. Hội nghề cá TP Đà Nẵng cực lực lên án hành động ngang ngược, thô bạo, vô nhân đạo, cố ý giết người của phía Trung Quốc và yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay các hành vi gây hấn, gây thiệt hại cho ngư dân Việt Nam. "Yêu cầu phía Trung Quốc rút ngay không điều kiện giàn khoan Hải Dương 981 về nước, trả lại ngư trường truyền thống thuộc chủ quyền bất khả xâm phạm mà bao đời nay cha ông chúng tôi vẫn khai thác, làm ăn, sinh sống"- ông Lĩnh lên tiếng đồng thời đề nghị các cơ quan hữu quan của Việt Nam can thiệp, yêu cầu phía Trung Quốc bồi thường thiệt hại cho ngư dân.
Theo ANTD
Sửa chữa xong, hai tàu Cảnh sát biển trở lại Hoàng Sa 2 tàu Cảnh sát biển Việt Nam đã được sửa chữa xong, chuẩn bị trở lại thực thi nhiệm vụ tại Hoàng Sa. Ngày 10-5-2014, hai tàu Cảnh sát biển 2012 và 4033 của Việt Nam, bị hư hại do tàu Trung Quốc đâm vào trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, đã được các kỹ sư, công nhân của Tổng Công...