Dọn sạch rác thải ở đảo Sumatra
Khoảng 200 sinh viên, binh sĩ và người dân địa phương đã cùng dọn sạch bãi biển ở tỉnh Lampung, cực Nam đảo Sumatra, góp phần nâng cao nhận thức về vấn đề rác thải trên biển của quốc đảo Đông Nam Á này.
Tất cả các loại rác thải, bao gồm chai, lọ, túi ni lông, dép nhựa bỏ đi đều đã được thu dọn. Chỉ sau 3 giờ, nhóm đã thu gom được 30 tấn rác.
Chiến dịch dọn rác đã được khởi động từ năm 2010, sau khi những lượng lớn rác thải bị mắc kẹt trong lưới đánh cá của người dân địa phương, những người kiếm sống nhờ biển.
Nhiều chiến dịch dọn rác thải khác cũng diễn ra trên khắp Indonesia, quốc gia có lượng rác thải ra biển lớn thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc.
Video đang HOT
THU GIANG
Theo SGGP
Công tác cứu hộ thảm họa sóng thần ở Indonesia gặp nhiều khó khăn
Ngày 23/12, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã yêu cầu tất cả các cơ quan hữu quan tại quốc gia này phản ứng khẩn cấp để ứng phó với thảm họa sóng thần quanh eo biển Sunda, nằm giữa đảo Sumatra và Java.
Nhân viên cứu hộ chuyển thi thể nạn nhân vụ sóng thần ở Carita, Indonesia ngày 23/12/2018. Ảnh: AFP/TTXVN
Chia sẻ trên trang Twitter cá nhân, Tổng thống Indonesia yêu cầu các cơ quan thực hiện các bước cần thiết, khẩn trương tìm kiếm nạn nhân và chăm sóc người bị thương.
Các nhân viên cứu hộ và cấp cứu cho biết việc tiếp cận các khu vực chịu ảnh hưởng hiện rất khó khăn bởi nhiều tuyến đường đang bị tắc nghẽn vì các mảnh vỡ từ những ngôi nhà bị phá hủy, nhiều xe ô tô bị nước cuốn hay cây gãy đổ chắn ngang đường.
Hiện các nhân viên cứu hộ đang gấp rút hỗ trợ sơ tán người bị thương và đưa nước sạch, vải dầu làm bạt che và cung cấp chỗ tạm trú cho người dân. Các nhóm cứu hộ cũng chuẩn bị cho khả năng dịch bệnh bùng phát tại khu vực chịu tác động.
Giới chức cảnh báo người dân và du khách tại các vùng duyên hải quanh eo biển Sunda tránh đến gần các bãi biển và cảnh báo thủy triều cao vẫn được duy trì tới ngày 25/12.
Các quốc gia láng giềng của Indonesia như Malaysia và Australia đều khẳng định sẵn sàng hỗ trợ nếu được yêu cầu.
Trận sóng thần đã khiến ít nhất 222 người thiệt mạng và 843 người khác bị thương.
Theo Cơ quan Địa vật lý, khí tượng học và khí hậu học Indonesia (BMKG), vụ sóng thần này xảy ra vào 21h30 tối 22/12, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các khu vực như Eo biển Sunda, gồm các bãi biển tại Pandeglang, Serang và South Lampung.
Theo BMKG, việc núi lửa Anak Krakatoa phun trào 30 phút trước đó đã gây ra một vụ sạt lở đất ngầm dưới biển, cùng với đợt thủy triều dâng cao thất thường là nguyên nhân dẫn tới thảm họa sóng thần này.
Không giống như những vụ sóng thần xảy ra sau các trận động đất thường sẽ kích hoạt hệ thống cảnh bảo, vụ sóng thần lần này xảy ra sau vụ phun trào núi lửa nên cơ quan chức năng có rất ít thời gian để kịp kích hoạt hệ thống cảnh báo sớm.
Thảm họa sóng thần tối 22/12 là thảm kịch mới nhất tác động vào Indonesia trong năm qua. Trước đó, các trận động đất liên tiếp đã san phẳng nhiều khu vực trên đảo du lịch Lombok, trong khi một thảm họa động đất kèm sóng thần cũng đã khiến hàng nghìn người trên đảo Sulawesi thiệt mạng.
Theo Lê Ánh (TTXVN)
Ngư dân Indonesia muốn chính phủ sớm phân định biên giới biển Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, Hiệp hội ngư dân khu vực phía Bắc đảo Sumatra đã kêu gọi chính phủ nước này phân định rõ và thiết lập các mốc biên giới với Malaysia để ngăn chặn các vụ vi phạm biên giới trên biển của các ngư dân Indonesia. Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: The Strategist) Phó Chủ tịch...