Dọn phân ngựa – nỗi đau đầu của cảnh sát kỵ binh thế giới
Những chú ngựa của đội kỵ binh thải phân khi trên đường làm nhiệm vụ là điều không hiếm và mỗi quốc gia lại có quy định riêng về việc ai sẽ là người dọn chúng.
Tại nhiều nước trên thế giới, lực lượng kỵ binh gắn liền với những chú ngựa là hình ảnh quen thuộc từ lâu. Ở các nước như Anh, Mỹ, Australia, Bỉ, Brazil, Canada, lực lượng này thực hiện nhiệm vụ kiểm soát giao thông, kiểm soát đám đông, quan hệ công chúng hay thậm chí ngăn chặn tội phạm đường phố.
Tuy nhiên khi sử dụng động vật trong công việc, điều không thể tránh khỏi là việc chúng sẽ thải phân trong khi làm việc.
Theo Todayifoundout, một con ngựa được các sĩ quan cảnh sát sử dụng thường thải ra 18 kg phân/ngày, lên tới hơn 6,5 tấn mỗi năm chưa kể hàng nghìn lít nước tiểu.
Trung bình, một chú ngựa sẽ làm việc 8 tiếng/ngày, 5 ngày/tuần. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có hàng tấn phân ngựa sẽ được thải ra đường phố mỗi năm.
Kỵ binh là hình ảnh quen thuộc tại nhiều nước. Ảnh: Echo.
Tùy theo quy định tại từng quốc gia, người đảm nhận công việc dọn dẹp phân ngựa không giống nhau, phần lớn không phải cảnh sát.
Video đang HOT
Tại Minnesota (Mỹ) hay Anh, các sĩ quan cảnh sát không bắt buộc phải dọn phân ngựa. Tuy nhiên, họ cũng được khuyến khích “cố gắng thực hiện nếu có thể” nếu chú ngựa đang quản lý thải phân ra những nơi “không mong muốn” như nhà hàng, nơi công cộng, miễn là việc dọn phân không gây ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính.
Quy định này đôi khi khiến người dân không hài lòng. Tại Anh, có nhiều khiếu nại của người dân về việc các sĩ quan cảnh sát không quay lại dọn dẹp phân từ những con ngựa của họ. Một số đơn vị cảnh sát còn hướng dẫn các sĩ quan cứ để phân tại chỗ và báo cáo với địa phương nếu con ngựa phạm lỗi nơi công cộng.
Nhiều nước quy định việc dọn phân ngựa rơi trên phố là của nhân viên vệ sinh. Ảnh: Getty.
Vấn đề “dọn phân ngựa” cũng khiến nhiều cảnh sát bối rối. Ví dụ, Sở cảnh sát New York (Mỹ) thường xuyên từ chối trả lời các câu hỏi liên quan đến việc dọn phân ngựa của đội kỵ binh. Sau đó, theo tìm hiểu của tờ New York Post, công việc này thuộc về Sở vệ sinh công cộng New York.
Một trong những giải pháp thường được nhắc tới là đeo một túi nhựa sau mông ngựa để đựng phân chúng thải ra. Đây cũng là quy định được áp dụng với các xe ngựa tại New York. Tuy nhiên, ngựa của đội kỵ binh lại không áp dụng biện pháp này và các sĩ quan cảnh sát cũng từ chối tiết lộ lý do khi được hỏi.
Một giả thiết được cảnh sát kỵ binh Canada đưa ra lý giải điều này là việc đeo túi sẽ cản trở ngựa phi nước đại. Tuy nhiên, phần lớn thời gian ngựa của đội kỵ binh chỉ đi lại bình thường, không cần thiết phi nước đại. Một giả thiết khác là việc khi túi phân quá nặng có thể rơi xuống đường. Lúc này, “hậu quả” để lại sẽ còn tệ hơn.
Rùng mình "siêu vũ khí" khiến kỵ binh chết khiếp khi đối mặt
Dù không được thiết kế với mục đích sát thương, man-catcher vẫn có thể gây vết thương chí mạng nếu một kỵ binh không mặc giáp và bị kéo ngã khi đang di chuyển với tốc độ cao.
Man-catcher hay gậy bắt người là một thứ vũ khí kỳ lạ từng được sử dụng trong các cuộc chiến tranh ở châu Âu thời Trung cổ.
Thứ vũ khí này gồm một cây gậy gỗ rất dài với một đầu có khung sắt uốn cong, phần khe hở ở giữa đủ rộng để lọt các phần cơ thể người như tay, chân, cổ.
Mặt trong khung sắt có nhiều gai nhọn, để đối tượng không thể giẫy giụa và thoát ra khi bị khống chế.
Man-catcher thường được sử dụng để hạ gục các kỵ binh bằng cách đâm nó vào người và giật mạnh khiến anh ta rơi xuống đất.
Việc sử dụng man-catcher không cần nhiều kỹ năng, nhưng đòi hỏi người sử dụng phải có một nền tảng thể lực nhất định vì những cú đâm - kéo cần nhiều sức mạnh để đạt hiệu quả.
Trong thực chiến, man-catcher chỉ được sử dụng như một vũ khí phụ trợ và không phải là một vũ khí được trang bị đại trà trong các đạo quân.
Ngoài ra, thứ vũ khí này cũng tỏ ra hữu hiệu trong trường hợp cần khống chế một người mà không làm người đó bị thương, như các thành viên hoàng tộc.
Ngày nay, một dạng vũ khí tương tự man-catcher vẫn được sử dụng trong lực lượng cảnh sát một số quốc gia để trấn áp tội phạm.
Theo kienthuc.net.vn
Ăn no 'phè phỡn, trăn' khổng lồ nằm vật giữa đường và kết Vì ăn quá no, con trăn khổng lồ không thể di chuyển. Mặc dù biết bị cảnh sát khống chế, nó cũng không thể làm gì khác, chỉ biết rít lên đầy hung hăng, tức giận rồi chịu trận để cảnh sát bắt được. Trăn khổng lồ sinh trưởng ở châu Phi, châu Á và Úc có thể đạt chiều dài lên đến...