Dọn nhà đón Tết siêu nhanh: Bí quyết từ nhân viên dọn phòng khách sạn khiến các bà nội trợ phải ngỡ ngàng
Những người làm sạch chuyên nghiệp có những thủ thuật tuyệt vời để hoàn thành công việc. Tết Nguyên Đán đang đến gần, đọc và thực hiện ngay nhé các chị em.
Dường như việc dọn nhà đón Tết luôn là áp lực với tất cả mọi người, đặc biệt là chị em phụ nữ. Tết Nguyên Đán 2020 chỉ còn cách hơn 1 tuần, trong khi các bà nội trợ vẫn cần phải đi làm, đón con, mua sắm Tết thì việc dọn nhà cũng không trốn tránh được. Năm mới đương nhiên nhà cửa phải sạch sẽ thơm ngát để cả năm hanh thông, vạn sự may mắn.
Chị Ngọc – một bà mẹ hai con, sống trong ngôi nhà chất đầy đồ đạc sau nhiều năm tích tụ đã chia sẻ: “Việc dọn nhà đón Tết mọi năm đúng là ác mộng nhưng năm nay thì tôi thấy nhẹ nhàng lắm. Quan trọng là mình phải nắm được cách làm nhanh và sạch. Tôi đã chứng kiến một người dọn dẹp khách sạn bước vào phòng, xịt dung dịch tẩy rửa lên các bề mặt cần vệ sinh và rời đi. Một lát sau, cô ấy quay lại. lau chưa đầy hai phút bằng một miếng vải khô mỏng. Đấy chính là chế độ chờ công nghiệp”.
Sai lầm lớn nhất mà mọi người mắc phải là dọn theo từng phòng
Nếu muốn hiệu quả, lời khuyên cho chị em là thực hiện dọn nhà theo 6 bước sau. Chắc chắn, chỉ sau vài tiếng đồng hồ, toàn bộ ngôi nhà của bạn sẽ sáng bừng, sạch sẽ và thơm tho.
Ảnh minh họa
Bước 1: Xử lý bụi
Lau bụi từng phòng, bao gồm cả mặt trên của tất cả các đồ nội thất, mặt dưới của kệ và tất cả tay vịn, cũng như khung tranh, màn hình TV…
Bước 2: Làm sạch vải nội thất
Gọi cho cửa hàng giặt là đến tháo rèm và thảm đi giặt. Hiện tại dịch vụ giặt là rất nhanh, chỉ mất 1-2 ngày là bạn nhận lại sản phẩm đã sạch sẽ. Thậm chí, nhân viên cửa hàng giặt là sẽ rải lại thảm và treo lại rèm cho bạn.
Chăn, ga và vỏ gối tháo nhanh chóng, cho vào máy giặt. Để giặt sạch và sáng màu, cho thêm một chén giấm vào xà phòng giặt. Nếu máy cho chế độ sấy thì quá tiện, bạn chỉ việc gấp gọn để thay bộ mới hoặc trải lại chính bộ chăn ga gối vừa được làm sạch. Nếu không, thời gian phơi là 10 phút trong lúc chờ dung dịch tẩy rửa kính phát huy tác dụng ở bước 3.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Bước 3: Làm sạch gương và kính
Xịt nước tẩy rửa lên bề mặt gương và kính, để đấy và làm việc khác trong khoảng 10-15 phút. Sau đó quay lại, dùng một miếng vải sợi nhỏ ướt và một miếng vải khô để lau sẽ không để lại vệt khăn trên kính.
Bước 4: Làm sạch bề mặt đồ dùng trong nhà, nhà bếp, lò vi sóng, tủ lạnh
Lôi tất cả đồ ra khỏi tủ lạnh, loại bỏ đồ hết hạn, rửa kệ và xếp trên giá cho khô.
Dùng găng tay cao su đeo tay sau đó đeo thêm tất cũ vào tay, nhúng vào dung dịch lau rửa và xoa khắp các bề mặt cần thiết. Bỏ đấy 10 phút để đi thực hiện bước 5, sau đó quay lại lau sạch tất cả các bề mặt bằng một khăn ướt và một khăn khô.
Ảnh minh họa
Bước 5: Làm sạch nhà bếp và phòng tắm
Đi qua và phun chất tẩy rửa vào bồn, bồn rửa và nhà vệ sinh. Quay trở lại sau khi đã làm xong bước 4 để chà rửa, kì cọ nếu cần. Thực ra sau khoảng thời gian khoảng 30-40 phút để làm sạch tất cả các bề mặt đồ đạc trong nhà bao gồm bếp và tủ lạnh, chất tẩy rửa vệ sinh đã loại bỏ phần lớn vết bẩn nên việc cọ rửa cực kỳ nhẹ nhàng.
Bước 6: Làm sạch sàn nhà
Cực kỳ đơn giản nếu có máy hút bụi tự động, bật lên để nó tự hoạt động. Nếu không có, quét, sau đó lau nhà. Mẹo hay là đừng dùng loại cây lau nhà dạng vắt, tốt nhất nên đầu tư cây lau nhà có đầu khăn bông mềm, mua vài cái khăn bông thay thế để lau xong thì giặt một loạt khăn. Với loại khăn lau nhà này, sàn nhà sạch hơn và khô ráo hơn nhiều.
Xong xuôi, giờ thì bạn sẽ có một ngôi nhà sạch sẽ, thơm tho và dễ chịu để đón Tết Canh Tý đang đến rất gần.
Theo Helino
Dọn nhà sạch sẽ để đón năm mới, các gia đình cần ném bỏ ngay những thứ mệnh danh là "ổ vi khuẩn" này, nếu tiếc của còn rước thêm bệnh
Nhân dịp dọn nhà đón Tết, bạn hãy thẳng tay loại bỏ những món đồ siêu bẩn này ra khỏi nhà để đón năm mới hanh thông, vui vẻ và cũng thật mạnh khỏe nhé.
Những ngày cuối cùng của năm cũ, gia đình nào cũng tất bật trong việc dọn đẹp và trang hoàng nhà cửa thật tươm tất, với hy vọng nếu căn nhà sạch sẽ thì hạnh phúc và tài lộc sẽ hanh thông bước vào gia đình. Đây cũng là dịp mà những món đồ siêu bẩn, cả năm không được chạm tới sẽ được lôi ra lau chùi, và đương nhiên chúng chứa cả ổ vi khuẩn, nếu không cẩn thận có thể khiến bạn bị mắc bệnh.
Nhân dịp dọn nhà đón Tết, bạn hãy thẳng tay loại bỏ những món đồ siêu bẩn này ra khỏi nhà để đón năm mới hanh thông, vui vẻ và cũng thật mạnh khỏe nhé.
Miếng xốp rửa bát: Bẩn gấp 200.000 lần bồn cầu
Thứ bạn thường dùng để làm sạch bát đũa hóa ra lại cực kỳ bẩn. Theo trang MSN phân tích, trên một miếng xốp rửa bát cũ có chứa khoảng 10 triệu con vi khuẩn. Lý do là bởi miếng xốp rửa bát bao giờ cũng ướt, phải tiếp xúc trực tiếp với thức ăn thừa và bụi bẩn nên việc chứa nhiều vi khuẩn là hoàn toàn dễ hiểu.
Theo một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng NSF International, Mỹ, những miếng rửa chén hoặc bọt biển có chứa rất nhiều vi khuẩn coliform (được gọi với một cái tên khác là Escherichia Coli hay E Coli). Cũng theo tổ chức, có khoảng 75% các miếng bọt biển hoặc khăn lau bát đĩa trong các gia đình đã bị nhiễm vi khuẩn coliform.
Theo trang MSN phân tích, trên một miếng xốp rửa bát cũ có chứa khoảng 10 triệu con vi khuẩn.
Tiến sĩ Chuck Gerba, giáo sư vi sinh học tại Đại học Arizona cũng khẳng định miếng xốp rửa bát là thứ bẩn nhất trong nhà. Các nghiên cứu của ông đã chỉ ra rằng, miếng bọt biển nhà bếp của bạn có thể bẩn hơn 200.000 lần so với bồn cầu.
Bạn đừng bao giờ tiếc nuối với những chiếc giẻ rửa bát hay miếng bọt biển đã cũ. Đối với những chiếc còn mới, bạn hãy giặt sạch bằng xà phòng sau khi sử dụng. Sau đó, hãy đặt miếng xốp rửa bát này vào lò vi sóng khoảng 3 phút ở nhiệt độ cao sẽ giúp tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh.
Thớt gỗ cũ: Chứa nhiều vi khuẩn E.coli
Nhiều gia đình sử dụng một chiếc thớt để thái đồ sống, đồ chín tới vài năm mà không nghĩ đến việc sẽ thay. Nhưng đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thớt thật sự là một "ổ vi khuẩn", chứa nhiều vi khuẩn gây hại như E.coli, salmonella và Campylobacter (các vi khuẩn gây tiêu chảy và bệnh đường ruột).
Thớt thật sự là một "ổ vi khuẩn", chứa nhiều vi khuẩn gây hại như E.coli, salmonella và Campylobacter.
Mặt của những chiếc thớt gỗ cũ sau nhiều năm sử dụng sẽ bị đan chéo nhiều vết cắt sâu, gây khó khăn trong việc vệ sinh, lâu ngày khiến thực phẩm mắc lại bề mặt thớt khiến vi khuẩn thâm nhập vào cơ thể.
Theo các chuyên gia, một chiếc thớt dùng để thái đồ chín cứ 6-8 tháng nên thay 1 lần. Nếu thớt còn mới, bạn nên đảm bảo vệ sinh cho thớt bằng cách rửa bằng nước ấm, làm sạch sâu bằng những nguyên liệu thiên nhiên như giấm, chanh, muối... Cách này sẽ khiến thớt loại bỏ bớt mùi khó chịu mà còn an toàn hơn hẳn.
Chai nhựa cũ: Chứa 75.000 vi khuẩn/ml
Theo bestlifeonline, ai cũng nghĩ nên tái sử dụng chai nhựa cũ để có thể bảo vệ môi trường nhưng điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Mỗi một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên trang " Biên niên sử Kỹ thuật Xây dựng và Môi trường" cho thấy một chai nước chứa trung bình 75.000 vi khuẩn/ml. Nếu như bị bẩn, con số đó có thể nhân lên tới 2 triệu/ml trong một ngày. Sử dụng những chai nhựa này có thể khiến bạn mắc bệnh, thậm chí nhiễm virus viêm gan A.
Mỗi một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên trang "Biên niên sử Kỹ thuật Xây dựng và Môi trường" cho thấy một chai nước chứa trung bình 75.000 vi khuẩn/ml.
Giày cũ: Chứa vi khuẩn gây tiêu chảy dữ dội
Nhiều chị em sở hữu nhiều giày đến mức không thể đi hết tất cả, có những đôi giày bị vứt bỏ trong tủ cả năm không được đụng đến. Lời khuyên chân thành cho bạn là nên nhanh chóng ném bỏ chúng. Một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên tạp chí Open Forum Ininfious Disaches cho thấy khoảng 26,4% tất cả đế giày cũ đều mang vi khuẩn Clostridioides difficile - một chủng vi khuẩn nguy hiểm có thể gây tiêu chảy dữ dội hoặc thậm chí tử vong.
Bàn chải đánh răng cũ
Hóa ra thứ dùng để đánh răng vốn dĩ đã chứa cả tá vi khuẩn đáng sợ... Nguyên nhân là vì bàn chải đánh răng thường ở trong khu vực ẩm ướt, tiếp xúc trực tiếp với các vi khuẩn bám trong nhà tắm, nhà vệ sinh... Để tránh nhiễm bệnh, bạn nên thay bàn chải định kỳ 3 tháng/lần và hãy để chúng ở nơi thật sạch sẽ, thoáng đãng.
Để tránh nhiễm bệnh, bạn nên thay bàn chải định kỳ 3 tháng/lần và hãy để chúng ở nơi thật sạch sẽ, thoáng đãng.
Bát của thú cưng
Theo ông Rob Donofrio, Tiến sĩ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng của NSF International, chiếc bát của thú cưng xếp thứ 4 trong danh sách những thứ bẩn nhất trong nhà cần phải thay đổi liên tục. Trong bát ăn của chó, mèo chứa nhiều nấm mốc, nấm men, vi khuẩn coliform.
Theo Helino
Trong lúc Hằng Túi bận rộn dọn nhà đón tết, 2 cậu quý tử hồn nhiên "phá đám" khiến mẹ khóc dở mếu dở Hành động "phá đám" của 2 bé Sóc, Sữa khiến mẹ Hằng Túi lâm vào tình trạng dở khóc dở cười. Còn các bà mẹ bỉm sữa khác lại phì cười vì quá đáng yêu. Trong những ngày tháng cuối năm, gia đình nào cũng bận rộn mua sắm đồ đạc, dọn dẹp nhà cửa để đón Tết. Với những người phụ nữ,...