Dọn nhà đón Tết, đây là 12 vị trí thường xuyên bị bạn bỏ quên mà không biết
Đều là những nơi tích tụ bụi và vi khuẩn rất nhiều trong ngôi nhà của bạn.
1. Bên trong ghế sofa
Bạn cần biết rằng có rất nhiều bụi và lông thú cưng được tích tụ bên trong ghế sofa phòng khách của gia đình. Cách tốt nhất để hạn chế điều này chính là hút bụi thường xuyên mỗi tháng một lần. Tuy nhiên, đây là điều không được nhiều người chú ý đến nên để làm sạch hiệu quả hết đống bụi có trong ghế dịp cuối năm, bạn nên tìm đến một đơn vị chuyên vệ sinh sofa đến nhà càng sớm càng tốt.
2. Điều khiển TV
Đây là thứ bạn cầm hàng ngày nhưng lại rất dễ bị bỏ quên khi bạn dọn dẹp nhà cửa. Chỉ cần một chiếc khăn ẩm là bạn đã có thể dễ dàng làm sạch điều khiển cầm tay rồi.
3. Núm cửa và công tắc
Lại là những vị trí được sử dụng hàng ngày nhưng thường bị bỏ quên trong mỗi dịp dọn nhà đón Tết. Do đó, bắt đầu từ bây giờ hãy hình thành thói quen lau núm cửa và công tắc ít nhất một lần một tuần để hạn chế bụi, vi khuẩn tích tụ, đặc biệt là trong nhà bếp và phòng tắm.
4. Rèm cửa
Rèm cửa cũng là nơi tích tụ rất nhiều bụi và vi khuẩn trong nhà bạn đấy. Thế nên, bạn đừng quên làm sạch bộ rèm cửa của gia đình trong đợt “tổng vệ sinh” đón Tết này nhé.
Với các loại rèm vải, bạn có thể làm sạch bằng máy giặt hoặc đem đi giặt khô. Với kiểu rèm cuốn, rèm lá dọc thì bạn sẽ tốn chút thời gian để lau sạch từng phần một bằng vải mềm.
5. Hộp đựng bàn chải đánh răng
Bạn ít khi nhìn vào hộp đựng bàn chải đánh răng nên quên rằng bên dưới đó cũng không sạch lắm sau một thời gian dài sử dụng. Hãy nhớ rửa sạch, thậm chí có thể đặt trong máy rửa bát để tiêu diệt vi khuẩn triệt để nhé.
Video đang HOT
6. Máy rửa bát
Máy rửa bát giúp bạn làm sạch bát đũa hàng ngày nhưng nó lại không thể tự làm sạch cho chính mình. Để đảm bảo cho máy rửa bát của gia đình bạn luôn hoạt động tốt thì bạn cũng nên có lịch làm sạch thường xuyên cho nó nhé.
7. Máy giặt
Chắc phải có đến 8 trong 10 nhà quên phải làm sạch máy giặt thường xuyên. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại nước vệ sinh lồng máy giặt hiệu quả. Để tránh quên bạn nên đặt mua chúng ngay từ hôm nay thôi.
8. Gầm giường
Bạn còn nhớ lần cuối cùng mình làm sạch gầm giường là lúc nào không. Có thể đó là dịp dọn nhà đón Tết từ năm trước đó. Có rất nhiều bụi bẩn, tóc rụng có thể bị cuốn vào bên trong gầm giường trong suốt thời gian qua mà bạn lại bỏ quên không làm sạch thường xuyên.
9. Thùng rác
Bạn luôn nhớ đến việc thay túi rác thường xuyên nhưng rửa sạch lại thùng rác lại là việc mà ít ai làm. Không chỉ nên rửa sạch thường xuyên, bạn còn cần khử trùng thường xuyên để đảm bảo không tích tụ vi khuẩn và mùi hôi nhé.
10. Nệm
Nhiều người có thói quen thay và giặt chăn ga thường xuyên nhưng lại quên mất, nệm cũng cần được làm sạch đều đặn. Những năm gần đây, các chị em đã bắt đầu dùng máy hút bụi nệm để làm sạch thường xuyên hơn. Nếu gia đình bạn còn thiếu thì nhất định phải sắm thêm trong dịp dọn nhà đón Tết này nhé.
Trong trường hợp bạn đã dùng một tấm nệm lâu hơn 8 năm thì có thể đã đến lúc để thay mới rồi đó.
11. Các thiết bị nhà bếp
Bạn cũng chớ quên lau chùi sạch sẽ những thiết bị nhà bếp quen thuộc, sử dụng hàng ngày như lò vi sóng, máy nướng bánh mì, lò nướng điện. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều mẹo làm sạch chúng một cách nhanh chóng và dễ dàng. Note lại và nhớ đừng quên khi dọn nhà đón Tết bạn nhé.
12. Mặt trên tủ lạnh
Làm sạch tủ lạnh đón Tết cũng là thói quen của rất nhiều chị em. Lau dọn sạch sẽ từng ngăn tủ, cánh tủ và bề mặt tủ lạnh. Nhưng bạn có biết mình đã bỏ quên phần nào không? Đó chính là mặt trên của tủ.
5 sai lầm khi vệ sinh tủ lạnh bạn phải tránh tuyệt đối
Nếu mắc những sai lầm này, bạn sẽ vô tình biến chiếc tủ lạnh thành ổ chứa vi khuẩn nguy hiểm nhất trong căn bếp.
Tủ lạnh là một trong những nơi cần phải làm sạch thường xuyên vì nó chứa thực phẩm của gia đình. Một chiếc tủ lạnh đảm bảo vệ sinh sẽ giúp bạn cất giữ thức ăn được lâu, mang lại những bữa ăn tươi ngon, bổ dưỡng.
Trong quá trình vệ sinh tủ lạnh, bạn cần phải tránh tuyệt đối những sai lầm dưới đây. Nếu không bạn sẽ vô tình biến chiếc tủ lạnh trở thành ổ chứa vi khuẩn nguy hiểm nhất trong căn bếp.
1. Không làm sạch tay nắm cửa hàng ngày
Bạn không cần phải làm sạch tủ lạnh mỗi ngày nhưng tay nắm cửa thì lại là ngoại lệ. Trong quá trình nấu nướng, bạn sẽ thường xuyên phải mở đóng tủ lạnh để lấy đồ ăn. Khi dùng bàn tay bẩn chẳng hạn như dính thịt sống để mở tủ lạnh, hành động đó rất dễ làm vi khuẩn lây lan.
Lau tay nắm cửa không mất nhiều thời gian, bạn chỉ cần xịt một chút chất khử trùng lên tay nắm rồi lau sạch là xong.
2. Không dọn sạch đồ ăn ra ngoài trước khi lau kệ tủ lạnh
Khi vệ sinh phía trong tủ lạnh, trước lúc bắt đầu lau các giá, kệ và ngăn kéo tủ, bạn hãy loại bỏ tất cả thực phẩm bên trong. Việc làm này giúp làm sạch trong lòng tủ lạnh một cách triệt để, không bỏ sót ngóc ngách nào.
Nếu không muốn/không thể làm trống cả tủ lạnh, bạn có thể làm trống từng ngăn, lau sạch rồi cất đồ lại, sau đó làm trống ngăn kế tiếp.
Đối với các lọ dưa chua hoặc lọ mứt cất trong tủ, bạn cũng cần dùng một miếng vải mềm thấm chất khử trùng để lau sạch bề mặt bên ngoài trước khi để lại vào tủ lạnh.
3. Không phân biệt được làm sạch và khử trùng
Có một sự khác biệt không nhỏ giữa làm sạch và khử trùng. Làm sạch nghĩa là bạn loại bỏ các vết ố, vết bẩn, bụi bẩn nhưng hành động đó sẽ không tiêu diệt được vi khuẩn, vi trùng, virus. Còn khử trùng chính là tiêu diệt các loại vi khuẩn sau bước làm sạch, từ đó giảm thiểu mầm bệnh sinh sôi trong nhà.
Tủ lạnh được khử trùng nghĩa là không có mầm bệnh trên bất kỳ bề mặt nào. Vi khuẩn hoàn toàn có thể phát triển và sinh sôi trên các bề mặt chết, ví dụ như kệ tủ lạnh. Do vậy việc vệ sinh, khử trùng kỹ lưỡng tủ lạnh là rất quan trọng.
Sau khi dọn hết thực phẩm trong tủ lạnh ra ngoài, phía bên trong cần lau bằng một miếng vải sạch thấm chất khử trùng.
Bạn nên khử trùng tủ lạnh bao lâu một lần? Nó tùy thuộc vào hiện trạng tủ lạnh và mức độ sử dụng của bạn. Tuy nhiên gợi ý cho bạn là hãy khử trùng tủ lạnh một tuần một lần để đảm bảo vệ sinh tốt nhất.
Nếu các bộ phận bên trong của tủ lạnh có thể tháo rời, bạn hãy rửa chúng trong bồn rửa hoặc máy rửa bát. Tuy nhiên hãy chú ý làm sạch bồn rửa trước nhé!
4. Không có biện pháp giảm thiểu nguy cơ lây lan vi khuẩn
Sau khi tủ lạnh đã được khử trùng thì điều quan trọng là phải giữ nó ngăn nắp để ngăn ngừa khả năng vi khuẩn phát triển và lây lan.
Đầu tiên là bạn phải kiểm tra kỹ thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh. Ví dụ 1 miếng phô mai đã bị mốc, vi khuẩn trên miếng phô mai sẽ dễ dàng lây lan sang các thực phẩm tươi khác. Tiếp theo là bạn cần đậy nắp các hộp đựng thực phẩm đúng cách để không có thứ gì bị lộ ra ngoài. Và hãy nhớ đừng để tủ lạnh quá đầy, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng làm lạnh từ đó khiến thực phẩm bị hỏng nhanh.
5. Không thường xuyên dọn dẹp thực phẩm hỏng
Hãy định kỳ kiểm tra ngày hết hạn để loại bỏ các thực phẩm không còn dùng được nữa. Rau củ, trái cây để quá lâu trong tủ lạnh đã bị thối, nếu không được dọn dẹp sẽ làm môi trường tủ lạnh bị ô nhiễm. Đây là một bước rất quan trọng bạn không nên bỏ qua.
Nhà người Nhật có 10 chức năng nhìn lạ lẫm nhưng cực thông minh, ai cũng muốn sở hữu 10 chức năng dưới đây trong ngôi nhà của người Nhật sẽ khiến bạn muốn sở hữu ngay ngôi nhà tiện ích này. Ngôi nhà của người Nhật Bản bên cạnh mang giá trị nghệ thuật riêng biệt, vô cùng phong phú còn gây ấn tượng bởi vẻ độc đáo, mới lạ và luôn được định hướng chức năng. Dù chỉ là những...