Đòn không kích của Nga tạo lợi thế trên bàn đàm phán

Với những thành quả đạt được trên chiến trường, Nga và chính phủ Syria sẽ không dễ dàng nhượng bộ trước phương Tây trên bàn đàm phán hòa bình.

Đòn không kích của Nga tạo lợi thế trên bàn đàm phán - Hình 1

Binh sĩ quân đội chính phủ Syria nã pháo trong trận chiến gần Latakia. Ảnh: AP

Chiến dịch không kích của Nga ở Syria trong thời gian qua đã giúp quân đội chính phủ Tổng thống Syria Bashar al-Assad giành được những thắng lợi trên thực địa, đủ để gây sức ép đáng kể cho Mỹ và các nước phương Tây trên bàn đàm phán hòa bình dự kiến vào ngày 25/1 tới nhằm tìm giải pháp cho cuộc xung đột ở mảnh đất Trung Đông này, theo Washington Post.

Các chiến thắng này có quy mô nhỏ, rất vất vả để giành được và nhìn chung không mang lại quá nhiều lợi thế về mặt lãnh thổ, nhưng nó cho thấy quân đội của ông Assad không hề suy yếu và “sắp sụp đổ” như những gì Mỹ và các đồng minh vẫn hy vọng.

Các cuộc không kích suốt hơn 4 tháng qua của Nga đã phát huy hiệu quả đến mức nhiều nhà quan sát đã đặt câu hỏi các cuộc đàm phán tìm giải pháp hòa bình cho Syria có cần thiết hay không, khi giờ đây ông Assad và các lực lượng đồng minh dường như đang rất tự tin rằng họ có thể giành được chiến thắng trên chiến trường trước phe đối lập và cả phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

“Diễn biến trên chiến trường Syria chắc chắn không có lợi cho các cuộc đàm phán ở thời điểm này”, chuyên gia Lina Khatib ở tổ chức Sáng kiến Cải cách Arab có trụ sở tại Paris, nói.

Theo giới phân tích, không có lý do gì để chính phủ Syria và Nga tỏ ra sẵn sàng nhượng bộ cả trước và trong khi tiến hành đàm phán.

Với việc quân đội Syria và đồng minh đang liên tiếp giành thắng lợi trên nhiều mặt trận ở miền bắc, miền nam và miền trung nhờ sự hỗ trợ của chiến đấu cơ Nga, ông Assad hiện không còn chịu áp lực phải rút lui nữa. Gần đây, Mỹ đã chấp nhận từ bỏ yêu cầu tiên quyết mà họ theo đuổi bấy lâu là buộc ông Assad phải từ bỏ quyền lực trước khi bắt đầu đàm phán.

Theo Khatib, dường như cả Nga và chính phủ Syria muốn có thêm thời gian để tiếp tục nghiền nát phe đối lập. “Chiến lược của Nga là làm suy yếu phe đối lập Syria đến mức họ bị xóa sổ, để một lúc nào đó, Nga có thể tuyên bố rằng không còn phe đối lập nào để đàm phán”, bà nói.

Chiến dịch can thiệp quân sự của Nga vào Syria gặp nhiều khó khăn từ tháng 10/2015, khi quân chính phủ Syria vấp phải sự kháng cự quyết liệt phe đối lập được trang bị các tên lửa chống tăng TOW do Mỹ và Arab Saudi cung cấp. Quân đội Syria rơi vào thế bế tắc khi gần như không thể giành lại được bất cứ vùng lãnh thổ nào từ tay phe đối lập.

Theo thời gian, các cuộc không kích của Nga đã phát huy hiệu quả. Phe nổi dậy cho biết việc cung cấp tên lửa chống tăng TOW đã bị suy giảm do Nga tăng cường không kích với mật độ dày đặc. Chiến đấu cơ Nga liên tục không kích tuyến đường chi viện từ Thổ Nhĩ Kỳ, cắt đứt con đường tiếp tế vũ khí và lương thực cho phe nổi dậy.

Điều này tạo điều kiện cho quân đội Syria tiến lên, giành được thắng lợi trên một số mặt trận quan trọng. Sau khi đẩy lui được quân nổi dậy khỏi một loạt các ngôi làng gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ ở miền bắc tỉnh Latakia, hồi cuối tuần họ tái chiếm thị trấn Salma bị phe nổi dậy kiểm soát gần ba năm qua. Quân đội Syria đã áp sát thành phố chiến lược Aleppo và đã bắt đầu gây áp lực lên lực lượng nổi dậy ở một số thành trì của họ ở miền nam Syria.

Trở ngại cho đàm phán

Các cuộc đàm phán hòa bình dự kiến bắt đầu ở Geneva vào tuần tới đang gặp trở ngại lớn khi Nga và Mỹ, những nước bảo trợ chính, vẫn còn bất đồng về những ai sẽ được mời dự.

Chính phủ Nga và Syria phản đối danh sách được Mỹ ủng hộ về thành phần các phái đoàn đối lập, gồm đại diện của một vài nhóm nổi dậy lớn từng gặp nhau ở thủ đô Riyadh của Arab Saudi tháng trước. Cả Nga và Syria đều nói rằng họ sẽ không đàm phán với những người họ coi là “phần tử khủng bố”.

Đòn không kích của Nga tạo lợi thế trên bàn đàm phán - Hình 2

Đại diện phe đối lập Syria nhóm họp tháng 12/2015 tại Arab Saudi Arabia. Ảnh:Alarabiya

Video đang HOT

Về phần mình, Nga muốn thành phần tham gia đàm phán phải là nhóm đối lập đã được chính phủ Syria chấp nhận, cùng đại diện của lực lượng người Kurd ở Syria.

Hôm 18/1, phát ngôn viên Liên Hợp Quốc Farhan Haq tuyên bố tổ chức này sẽ không đưa ra các lời mời tham dự đàm phán hòa bình nào cho đến khi Nga và Mỹ nhất trí về việc ai sẽ là người đại diện cho phe đối lập. Ông cũng không loại trừ khả năng cuộc đàm phán hôm 25/1 tới có thể bị hoãn lại.

Cuối tuần qua, một tổ chức gồm 33 nhóm đối lập ở Syria đã đưa ra tuyên bố cho biết họ sẽ không tham gia đàm phán nếu Nga và Syria không ngừng không kích các mục tiêu đối lập, thả tù nhân chính trị và gửi hàng hóa cứu trợ nhân đạo tới các thị trấn bị bao vây như Madaya, nơi người dân đang chết dần chết mòn vì nạn đói.

Nếu các cuộc đàm phán không sớm diễn ra, đây sẽ là một trở ngại lớn đối với mục tiêu chủ chốt trong chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống Obama. Sau thỏa thuận hạt nhân Iran, việc chấm dứt cuộc xung đột đẫm máu ở Syria đã nổi lên là một trong số những ưu tiên hàng đầu của Mỹ.

Các quan chức Mỹ thừa nhận sẽ không thể đạt được mục tiêu đánh bại IS và ngăn chặn làn sóng người Syria tị nạn nếu không kết thúc được cuộc nội chiến cho đến nay đã cướp đi hơn 250.000 sinh mạng và khiến hơn 11 triệu người phải rời bỏ nhà cửa.

Theo Jeff White, chuyên gia phân tích quân sự ở Viện chính sách Trung Cận Đông ở Washington, dù cuộc đàm phán hòa bình diễn ra, các bên cũng khó có thể hướng tới một giải pháp thực chất trong bối cảnh cán cân quyền lực trên chiến trường đang nghiêng hẳn về ông Assad.

“Trong bối cảnh hiện nay, không có lý do gì để một liên minh mạnh chấp nhận đàm phán cho một giải pháp hai bên cùng có lợi mà không ra những điều kiện của riêng mình. Cuộc đàm phán sẽ thất bại vì phe đối lập sẽ từ chối giải pháp kiểu đầu hàng, hoặc các lực lượng trên chiến trường sẽ tiếp tục chiến đấu”, chuyên gia này nhấn mạnh.

Duy Sơn

Theo VNE

Cuộc đàm phán kịch tính đưa tù nhân Mỹ trở về từ Iran

Các tù nhân Mỹ bị Iran bắt đã được trao trả hôm 18/1 sau hơn một năm ròng rã đàm phán, với những diễn biến kịch tính tới tận giờ lên máy bay.

Cuộc đàm phán kịch tính đưa tù nhân Mỹ trở về từ Iran - Hình 1

Từ trái qua, Matt Trevithick, Amir Hekmati, Jason Rezaian và Saeed Abedini là 4 tù nhân Mỹ được Iran trao trả để đổi lấy 7 công dân Iran bị Mỹ bắt giữ. Ảnh: NBC

Theo Washington Post, trong quá trình đàm phán với Tehran, các quan chức Mỹ đã luôn cương quyết rằng việc trao trả những tù nhân bị giam giữ, trong đó có phóng viên Jason Rezaian của tờ báo này, phải bao gồm cả việc để vợ và mẹ đẻ của Rezaian rời Iran, bởi họ hiểu rằng Rezaian sẽ không về nếu thiếu hai người phụ nữ ấy.

Thế nhưng, hôm 16/1, sau hàng giờ máy bay đợi trên đường băng sân bay quốc tế Imam Khomeini để đón Rezaian cùng hai tù nhân khác, vẫn không ai biết hai người phụ nữ nhà Rezaian ở đâu.

Tại Nhà Trắng, thông tin trên khiến bầu không khí lo lắng mỗi lúc một dâng cao. Họ sợ có chuyện gì không hay xảy đến với thỏa thuận trao trả tù nhân, vốn được thực hiện cùng thời điểm công bố giai đoạn thực thi cuối cùng thỏa thuận hạt nhân Iran.

Ở Vienna, Áo, nơi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Iran Mohammad Javad Zarif tới để dự lễ công bố thỏa thuận hạt nhân, hai người đã có một cuộc điện đàm căng như dây đàn. Trong khi đó, tại một căn cứ không quân Mỹ đặt ở Đức, địa điểm đón các tù nhân Mỹ trở về, anh trai Rezaian là Ali sốt sắng điện tới Tehran tìm mẹ và vợ của em.

Gia đình cùng đồng nghiệp của Rezaian cũng có chung nỗi lo âu. Họ là những người đã đấu tranh và vận động hành lang để phóng viên này được thả, sau 18 tháng bị giam giữ. Đến khi máy bay cất cánh với tất cả mọi người trên khoang, vẫn không ai hiểu chuyện gì đã xảy ra. Liệu đó chỉ là hậu quả của những sai lệch trong thông tin liên lạc hay còn có chuyện gì khác nghiêm trọng hơn.

Ngày 22/7/2014, phóng viên Jason Rezaian, khi đó 38 tuổi, cùng vợ là phóng viên người Iran Yeganeh Salehi, bị bắt. Thông tin về vụ bắt giữ được một nguồn tin tại Tehran báo về cho Washington Post, trước khi quan chức tư pháp cấp cao Iran xác nhận vào ba ngày sau.

Tờ báo Mỹ ra thông cáo cho biết họ thấy "bối rối" và "lo ngại sâu sắc" về tình hình của Rezaian. Bộ Ngoại giao nước này cũng bày tỏ "quan ngại" nhưng không có bình luận gì thêm, với lý do đảm bảo "quyền riêng tư".

Tại thời điểm đó, sau nhiều năm đàm phán bế tắc, không đem lại kết quả, Mỹ và các đồng minh phương Tây cuối cùng cũng tham gia vào những cuộc thương thuyết mới, có triển vọng hơn, với Tehran về chương trình hạt nhân của nước này.

Rezaian không phải người Mỹ đầu tiên bị bắt ở Iran. Ít nhất hai trường hợp khác, gồm cựu lính thủy đánh bộ Amir Hekmati và nhà truyền giáo Saeed Abedini cũng bị nhà chức trách Iran bắt và kết tội.

Đàm phán bí mật

Khi thời gian trôi qua mà không có tin tức, nhiều người lo ngại Washington, trong lúc mong muốn nhanh chóng đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran, đã không gây sức ép đối với trường hợp của Rezaian. Dù liên lạc thường xuyên với các quan chức chính phủ, cả gia đình và cơ quan của phóng viên này vẫn không biết vụ việc tiến triển đến đâu.

Cuộc đàm phán kịch tính đưa tù nhân Mỹ trở về từ Iran - Hình 2

Ngoại trưởng Mỹ John F. Kerry (trái) gặp Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif tại Vienna hôm 16/1 để công bố thực thi thỏa thuận hạt nhân. Ảnh: AP

Tổng biên tập Martin Baron, biên tập viên mảng quốc tế Douglas Jehl của tờ báo, cùng các phóng viên khác đã gặp gỡ nhiều quan chức Nhà Trắng, trong đó có Phó tổng thống Joe Biden, Ngoại trưởng Kerry, chánh văn phòng Nhà Trắng Denis McDonough, cố vấn an ninh quốc gia Susan E. Rice và cả cố vấn chống khủng bố Lisa Monaco.

Nhưng "suốt thời gian đó, chính phủ không muốn chia sẻ bất kỳ chi tiết nào với chúng tôi", Baron kể. Giới chức Mỹ "sợ rằng nếu họ cung cấp thông tin cho chúng tôi, bằng cách nào đó, nó sẽ bị tiết lộ".

Không muốn ngồi chờ, gia đình Rezaian và tờ Washington Post tự có những bước đi của riêng mình nhằm mở các kênh đối thoại với Iran, thông qua chính phủ và công dân nước khác. Mục tiêu là nhằm đảm bảo "thế giới không quên để mắt tới vụ việc của Jason", ông Baron cho biết thêm.

Anh trai Rezaian tiến hành vận động trên mạng Internet. Chính phủ một số nước được đề nghị nêu vấn đề này trong các cuộc gặp với quan chức Iran. Phóng viên của Washington Post cũng đưa ra vấn đề trong các cuộc họp báo và phỏng vấn. Những chiếc ghim có in dòng chữ "trả tự do cho Jason" được phân phát rộng rãi.

Tờ báo Mỹ cũng thuê luật sư Robert M. Kimmitt, cựu quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao, từng phụ trách các vụ giải thoát con tin, tư vấn.

Nhưng tại Iran, sức khỏe của Rezaian xấu đi, tình trạng pháp lý thì trở nên mù mịt hơn. Cuối tháng 9/2014, vợ của Rezaian là Salehi được bảo lãnh tại ngoại. Tháng 12 năm đó, Iran khẳng định sẽ đưa Rezaian ra xét xử kín. Phóng viên này không được phép có người đại diện pháp lý hay bảo lãnh.

Đến tháng 1/2015, một nhánh của Tòa Cách mạng, có liên hệ mật thiết với cơ quan tình báo Iran, tiếp nhận vụ việc. Không lâu sau, thẩm phán có quan điểm cứng rắn Abolghassem Salavati được chọn chủ trì phiên xét xử.

Cáo trạng đưa ra khẳng định Jason Rezaian phạm tội gián điệp cùng nhiều tội khác. Mỗi tội danh đều có khung hình phạt tối đa từ 10 - 20 năm tù. Những phiên xét xử sau đó đều không công khai và diễn ra chóng vánh.

"Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy các kênh ngoại giao sẽ không thể giải quyết vấn đề...Một số thành phần thuộc cơ quan an ninh nội địa Iran" sẽ phải tham gia để "thúc đẩy tiến trình", Ali Rezaian cho biết.

Không lâu sau khi Jason Rezaian bị bắt, các nhà đàm phán hạt nhân Tehran vài lần đề cập đến những tù nhân người Iran bị Mỹ bắt giữ. Họ muốn những người này được trả tự do. Nhưng phải tới mùa thu năm 2014, các dấu hiệu về việc Iran muốn trao đổi tù nhân mới trở nên rõ ràng.

Hai bên lúc này chỉ định những nhóm đàm phán riêng, không liên quan đến các cuộc đàm phán về thỏa thuận hạt nhân, để bàn về vấn đề trao trả tù nhân. Nhiều quan chức hai bên được cử tới, trong đó, quan trọng nhất ở phía Iran là đại diện Bộ An ninh Nội địa, cùng những người "có tiếng nói quyết định" khác, không thuộc Bộ Ngoại giao.

Một số quan chức Mỹ nhấn mạnh hai cuộc đàm phán không thể liên quan trực tiếp đến nhau. Đồng thời, phía Mỹ cũng thể hiện rằng họ sẽ không bao giờ thay đổi quan điểm về vấn đề hạt nhân để đổi lại những nhượng bộ trong vấn đề tù nhân.

Ngoại trưởng Kerry trong cuộc phỏng vấn hôm 17/1 cho hay ông từng nói với Ngoại trưởng Iran Zarif rằng: "Chúng tôi tin họ bị bắt giữ trái phép...Quý vị cho rằng họ đã vi phạm quy định nào đó trong hệ thống của quý vị. Được thôi...nhưng việc này có thể tác động sâu sắc tới cách chúng tôi nhìn nhận về đất nước quý vị".

Ông Kerry cũng thêm rằng các cuộc đàm phán về vấn đề tù nhân lúc thăng lúc trầm một phần vì phía Iran muốn mặc cả số lượng công dân của họ sẽ được Mỹ trả tự do.

Sau khi các bên ký thỏa thuận hạt nhân hồi tháng 7 năm ngoái, tốc độ đàm phán về trao đổi tù nhân mới được đẩy nhanh. Đến tháng 11, lúc ông Zarif xuất hiện tại Vienna trong một cuộc họp về Syria, ông Kerry khi đó đã nghĩ rằng thỏa thuận tù nhân chuẩn bị hoàn tất.

Nhưng một lần nữa trở ngại lại xuất hiện, "một số người thuộc một bộ khác tại Tehran " đã ngăn chặn thỏa thuận, ông Kerry nói nhưng từ chối cung cấp chi tiết.

Đến đầu tháng này, thỏa thuận cuối cùng cũng được ký kết, theo đó, Mỹ trao trả 7 tù nhân Iran. Cùng lúc, ngày thực thi thỏa thuận hạt nhân cũng đến gần. Các quan chức Mỹ khẳng định họ không lập kế hoạch cho sự trùng hợp này song thừa nhận, thành công ngoại giao mà hai thỏa thuận đem lại có một sức hút không thể phủ nhận.

Cuộc đàm phán kịch tính đưa tù nhân Mỹ trở về từ Iran - Hình 3

Phóng viên Jason Rezaian (giữa) được các nhà ngoại giao Mỹ đón tại sân bay Thụy Sỹ, trước khi ông bay tới Đức. Ảnh: State Department

Ali Rezaian và luật sư Kimmitt cũng có thể nhìn thấy những dấu hiệu tích cực khi các cuộc thẩm vấn Salehi, vợ Jason Rezaian, diễn ra trong không khí hoàn toàn khác. Đến tuần trước thì họ biết tin thỏa thuận đã cận kề nhưng phải tới hôm 16/1, chính phủ Mỹ mới chính thức thông báo về kế hoạch này.

Ở Vienna, không ồn ào như tại lễ công bố thực thi thỏa thuận hạt nhân, ông Kerry và Zarif ký thỏa thuận trao đổi tù nhân trong bí mật. Ở Washington, Tổng thống Barack Obama ký lệnh ân xá cho các tù nhân Iran. Còn chính phủ Thụy Sĩ thì điều máy bay tới Tehran để đón các tù nhân người Mỹ.

"Chúng tôi làm chính xác như đã hứa", ông Kerry nói. "Chúng tôi muốn chứng minh rằng một khi đã nói ra chúng tôi sẽ thực hiện". Ông Zarif "cũng nêu rõ rằng chúng tôi đã hoàn thành mọi thứ, hoàn thành tốt là đằng khác", Ngoại trưởng Kerry cho biết thêm. Thỏa thuận trao đổi kèm theo cả điều khoản vợ/chồng của tù nhân sẽ được đi cùng.

Vậy nên, họ cứ thế chờ đợi. Nhưng không một ai tại châu Âu hay Mỹ biết vợ của Rezaian, trong buổi sáng chồng mình được phóng thích và chuẩn bị về nước, lại nhận được thông báo từ giới chức Iran rằng cô không thể đi cùng. Nữ phóng viên này cùng mẹ chồng, bà Mary Rezaian, chỉ có thể đến sân bay và nhìn Rezaian rời khỏi Iran từ đằng xa.

Gần như cả ngày hôm đó, hai người bị đưa đến một khu khác ở sân bay và không thể liên lạc với bên ngoài bởi điện thoại của Salehi đã bị tịch thu từ lúc cô bị bắt giữ. Salehi cảm thấy không thoải mái khi sử dụng điện thoại của chính phủ. Đến tối, họ quyết định trở về căn hộ của Salehi ở Tehran.

Ông Kerry đã thực hiện rất nhiều cuộc gọi với người đồng cấp phía Iran. Ông Zarif cho biết bản thân ông cũng không hiểu điều gì đang diễn ra, nhưng cam kết sẽ tìm hiểu và hành động.

Ở Đức, nơi Ali Rezaian tới để đón em trai trở về, ông hối hả gọi điện cho bạn bè khắp nơi tại Tehran để tìm hiểu xem mẹ mình và em dâu ở đâu. Ông cuối cùng cũng nói chuyện được với họ qua điện thoại, thông báo chi tiết tình hình và phối hợp với Bộ Ngoại giao để đảm bảo hai người được đưa tới sân bay. Nhưng đến nơi, rắc rối lại nảy sinh. Bà Mary Rezaian không có tên trong danh sách khách lên máy bay.

Mãi tới 6h58 ngày 18/1 giờ Washington, Bộ ngoại giao Mỹ mới thông báo cho luật sư Kimmitt rằng phi cơ đã lăn bánh cùng toàn bộ những người liên quan.

Hoàng Nguyên

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phi công ngất xỉu, gần 200 hành khách bay 10 phút không người điều khiểnPhi công ngất xỉu, gần 200 hành khách bay 10 phút không người điều khiển
07:00:07 19/05/2025
Cựu TT Mỹ Joe Biden mắc ung thư, đã di căn đến xương, bệnh nguy hiểm thế nào?Cựu TT Mỹ Joe Biden mắc ung thư, đã di căn đến xương, bệnh nguy hiểm thế nào?
14:14:00 19/05/2025
Ông Biden lần đầu lên tiếng sau khi mắc ung thư ác tínhÔng Biden lần đầu lên tiếng sau khi mắc ung thư ác tính
23:14:16 19/05/2025
Miss World 'đua đòi' Nawat, đổi format mới có tới 3 á hậu, Ý Nhi vẫn khó intop?Miss World 'đua đòi' Nawat, đổi format mới có tới 3 á hậu, Ý Nhi vẫn khó intop?
10:10:54 19/05/2025
Ông Trump chúc ông Biden sớm hồi phục sau chẩn đoán ung thưÔng Trump chúc ông Biden sớm hồi phục sau chẩn đoán ung thư
18:38:02 19/05/2025
Điện đàm Trump - Putin: Nga tự tin nắm thế thượng phong?Điện đàm Trump - Putin: Nga tự tin nắm thế thượng phong?
20:00:20 19/05/2025
4 điều kiện then chốt để ông Trump dỡ bỏ trừng phạt Syria4 điều kiện then chốt để ông Trump dỡ bỏ trừng phạt Syria
08:34:17 19/05/2025
Lý do nhiều quan chức Mỹ lo ngại việc Australia chuyển giao 49 xe tăng Abrams cho UkraineLý do nhiều quan chức Mỹ lo ngại việc Australia chuyển giao 49 xe tăng Abrams cho Ukraine
20:25:11 19/05/2025

Tin đang nóng

Khám xét nơi ở của hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ TiênKhám xét nơi ở của hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên
12:38:29 20/05/2025
Vụ DJ Thái Lan bị 'xử', nghi vấn mập mờ với bạn gái ông trùm, cảnh sát truy lùngVụ DJ Thái Lan bị 'xử', nghi vấn mập mờ với bạn gái ông trùm, cảnh sát truy lùng
15:29:17 20/05/2025
Con gái Vũ Linh bị mẹ nuôi từ mặt, mắng vô ơn, mở tiệc sinh nhật mời cô 6Con gái Vũ Linh bị mẹ nuôi từ mặt, mắng vô ơn, mở tiệc sinh nhật mời cô 6
15:01:19 20/05/2025
Thùy Tiên nhận kết đắng vì tham, loạt ồn ào quá khứ bị đào lại, toang sự nghiệpThùy Tiên nhận kết đắng vì tham, loạt ồn ào quá khứ bị đào lại, toang sự nghiệp
14:56:20 20/05/2025
Shipper ở TPHCM bị đánh gãy mũi từ mâu thuẫn đơn hàng 64.000 đồngShipper ở TPHCM bị đánh gãy mũi từ mâu thuẫn đơn hàng 64.000 đồng
14:52:49 20/05/2025
Tài xế cán chết nữ sinh 14 tuổi ở Vĩnh Long sắp xuất việnTài xế cán chết nữ sinh 14 tuổi ở Vĩnh Long sắp xuất viện
15:41:43 20/05/2025
Quang Linh Farm bị cảnh sát Châu Phi kiểm tra, nghi 'tiếng xấu' đồn xa?Quang Linh Farm bị cảnh sát Châu Phi kiểm tra, nghi 'tiếng xấu' đồn xa?
13:34:28 20/05/2025
Nhà Dương Lâm có biến, Quỳnh Quỳnh lên live tuyên bố sốc, khui sự thật về chồngNhà Dương Lâm có biến, Quỳnh Quỳnh lên live tuyên bố sốc, khui sự thật về chồng
15:31:49 20/05/2025

Tin mới nhất

Châu Âu hoan nghênh Vatican sẵn sàng tổ chức đàm phán Nga - Ukraine

Châu Âu hoan nghênh Vatican sẵn sàng tổ chức đàm phán Nga - Ukraine

17:47:08 20/05/2025
Trước đó, cùng ngày, sau cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Giáo hoàng Leo XIV nói rằng ông rất muốn tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình.
Lãnh đạo Đài Loan lên tiếng về quan hệ với Bắc Kinh

Lãnh đạo Đài Loan lên tiếng về quan hệ với Bắc Kinh

16:50:51 20/05/2025
Lãnh đạo Đài Loan mong muốn đối thoại với Trung Quốc đại lục nhưng nhấn mạnh chính quyền hòn đảo sẽ tiếp tục tăng cường phòng thủ.
Tàu sân bay Mỹ về nước sau khi mất 3 chiếc F/A-18

Tàu sân bay Mỹ về nước sau khi mất 3 chiếc F/A-18

16:38:18 20/05/2025
Tàu sân bay USS Harry S. Truman của Hải quân Mỹ đang trên đường về nước sau đợt triển khai sóng gió và bị mất 3 tiêm kích F/A-18.
Nghị sĩ ra dự luật ngăn ông Trump nhận máy bay Qatar làm chuyên cơ

Nghị sĩ ra dự luật ngăn ông Trump nhận máy bay Qatar làm chuyên cơ

16:35:55 20/05/2025
Lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện Mỹ Chuck Schumer ngày 19.5 đưa ra dự luật ngăn việc dùng máy bay nước ngoài làm chuyên cơ Không lực Một.
Houthi tuyên bố 'phong tỏa' cảng Haifa của Israel

Houthi tuyên bố 'phong tỏa' cảng Haifa của Israel

16:33:33 20/05/2025
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ kiểm soát toàn bộ Dải Gaza, trong khi lực lượng Houthi ở Yemen tuyên bố sẽ tấn công nhằm vào cảng Haifa của Israel.
Ông Trump đòi điều tra sao ca nhạc, truyền hình từng ủng hộ bà Harris

Ông Trump đòi điều tra sao ca nhạc, truyền hình từng ủng hộ bà Harris

16:31:07 20/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi mở một cuộc điều tra lớn về một số hợp đồng quảng cáo mà cựu Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris nhận được trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2024.
Thủ phạm vụ trộm bồn cầu vàng 155 tỉ đồng lãnh án treo

Thủ phạm vụ trộm bồn cầu vàng 155 tỉ đồng lãnh án treo

16:27:42 20/05/2025
AFP ngày 20.5 đưa tin Frederick Doe (37 tuổi) đã bị tòa tuyên án 21 tháng tù treo và 240 giờ lao động công ích về tội âm mưu chuyển nhượng tài sản phạm tội.
Hamas trước nguy cơ diệt vong

Hamas trước nguy cơ diệt vong

16:25:59 20/05/2025
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu quyết định tấn công trở lại Dải Gaza dường như nhằm diệt vong lực lượng Hamas.
Nhóm người nhập cư đầu tiên nhận tiền 'tự trục xuất' khỏi Mỹ

Nhóm người nhập cư đầu tiên nhận tiền 'tự trục xuất' khỏi Mỹ

16:25:43 20/05/2025
Sau khi nhóm nhập cư đầu tiên tự nguyện rời Mỹ theo chương trình của chính phủ, Bộ trưởng An ninh Nội địa Kristi Noem kêu gọi những người nhập cư không giấy tờ khác cũng nên làm theo.
Trung Quốc đối mặt mưa lớn, nắng nóng cực đoan

Trung Quốc đối mặt mưa lớn, nắng nóng cực đoan

16:23:07 20/05/2025
Tân Hoa xã ngày 19.5 đưa tin mưa lớn ở các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây thuộc miền nam Trung Quốc đã khiến 5 người thiệt mạng và nhiều người mất tích.
Mỹ tính áp thuế cho từng khu vực

Mỹ tính áp thuế cho từng khu vực

16:19:13 20/05/2025
Trong cuộc phỏng vấn cuối ngày 18.5 trên CNN, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết Washington có thể áp thuế nhập khẩu theo từng khu vực thay vì mức thuế riêng cho từng đối tác, khi thời gian để đàm phán đang cạn dần.
Đài Loan cần gấp công nghệ giám sát sau vụ bắt 2 người Trung Quốc

Đài Loan cần gấp công nghệ giám sát sau vụ bắt 2 người Trung Quốc

16:17:13 20/05/2025
Lực lượng Tuần duyên Đài Loan ngày 19.5 khẳng định có nhu cầu cấp thiết về việc sử dụng công nghệ để phát hiện những chiếc xuồng nhỏ ngoài khơi hòn đảo này sau khi bắt giữ 2 người Trung Quốc đại lục.

Có thể bạn quan tâm

Muôn vẻ cách lên đồ với họa tiết kẻ sọc cho nàng sành điệu

Muôn vẻ cách lên đồ với họa tiết kẻ sọc cho nàng sành điệu

Thời trang

18:05:34 20/05/2025
Phụ kiện như kính mát gọng vuông, túi tote da hoặc xăng đan quai mảnh sẽ giúp bản phối thêm phần sang chảnh. Nếu muốn trẻ trung hơn, hãy chọn chân váy midi xếp ly và thắt nơ sơ mi ở eo để tạo điểm nhấn.
Shin Seung Ho xuất thân vệ sĩ Irene, 5 năm thăng cấp thành sao, visual cỡ nào?

Shin Seung Ho xuất thân vệ sĩ Irene, 5 năm thăng cấp thành sao, visual cỡ nào?

Sao châu á

18:03:49 20/05/2025
Những hình ảnh về một vệ sĩ trẻ điển trai đứng cạnh Irene từng gây bão mạng xã hội, nhưng mãi sau này khán giả mới phát hiện đó chính là Shin Seung Ho - người hiện đã trở thành một gương mặt quen thuộc trên màn ảnh Hàn Quốc.
Diddy lộ thỏa thuận bí mật, chi 100.000 USD 'bịt miệng', 2 ái nữ làm điều sốc?

Diddy lộ thỏa thuận bí mật, chi 100.000 USD 'bịt miệng', 2 ái nữ làm điều sốc?

Sao âu mỹ

18:03:40 20/05/2025
Sean Diddy Combs bị cáo buộc tấn công và chi tiền để bịt miệng Kerry Morgan, bạn thân cũ của Casandra Cassie Ventura. Trong phiên tòa ngày 19/5 (giờ Mỹ), Kerry Morgan là nhân chứng tiếp theo cung cấp lời khai chống lại ông trùm nhạc rap...
Erik: Giọng nam lạ bị cản theo nghề, thi đâu thắng đó, vừa gặp hoạ vì Thuỳ Tiên

Erik: Giọng nam lạ bị cản theo nghề, thi đâu thắng đó, vừa gặp hoạ vì Thuỳ Tiên

Sao việt

18:03:19 20/05/2025
Erik được biết đến là một trong những ca sĩ nam duy trì sức hút bền bỉ nhất nhì làng giải trí Việt. Tài năng trong âm nhạc của anh là điều không thể chối cãi và được bảo chứng bởi hit triệu view.
Giường ngủ Từ Hi Thái hậu bị người phương Tây khắc chữ, nôi dung quá sốc!

Giường ngủ Từ Hi Thái hậu bị người phương Tây khắc chữ, nôi dung quá sốc!

Netizen

17:36:57 20/05/2025
Từ Hi đã tiến hành ba cuộc đảo chính sau sự ra đi của Hoàng đế Hàm Phong và cuối cùng nắm chắc quyền thống trị trong tay mình. Mặc dù không tự xưng là Hoàng đế nhưng bà đã nắm giữ quyền lực thực sự trong nhiều thập kỷ
Xuất hiện hố sụt lún bất thường tại Tuyên Quang

Xuất hiện hố sụt lún bất thường tại Tuyên Quang

Tin nổi bật

17:29:06 20/05/2025
Một hố sụt lún đường kính khoảng 1 m đã xuất hiện sát tuyến đường tỉnh ĐT188, thuộc địa phận xã Phúc Sơn, H.Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.
Cà Mau: Khởi tố cựu Phó giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai H.Ngọc Hiển

Cà Mau: Khởi tố cựu Phó giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai H.Ngọc Hiển

Pháp luật

17:18:29 20/05/2025
Ông Hồ Tấn Bạo, cựu Phó giám đốc chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai H.Ngọc Hiển (Cà Mau), bị khởi tố để điều tra hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Sắc đẹp vạn người mê của dàn Hoa khôi bóng chuyền áo lính

Sắc đẹp vạn người mê của dàn Hoa khôi bóng chuyền áo lính

Sao thể thao

17:01:12 20/05/2025
Nguyệt Anh vừa vinh dự được tham gia Đại hội của BCH Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Nữ chủ công xinh đẹp được nhận danh hiệu Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần thứ VIII.
Số ca Covid 19 tăng nhanh, BYT chuẩn bị cơ sở sẵn sàng cách ly, điều trị bệnh

Số ca Covid 19 tăng nhanh, BYT chuẩn bị cơ sở sẵn sàng cách ly, điều trị bệnh

Sức khỏe

16:48:02 20/05/2025
Sau gần 4 năm chống dịch COVID-19, nền kinh tế Việt Nam dần trở lại quỹ đạo và tích cực phục hồi. Khi mọi thứ dần khởi sắc thì COVID-19 lại 1 lần nữa quay lại và đột biến thành chủng mới tăng nhanh liên tục, BYT đã sẵn sàng cho công cuộ...
Ninh Bình: Ngắm Tràng An - Cúc Phương từ trên cao bằng khinh khí cầu

Ninh Bình: Ngắm Tràng An - Cúc Phương từ trên cao bằng khinh khí cầu

Du lịch

16:33:55 20/05/2025
Lễ hội Khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương có chủ đề Tuyệt sắc miền Cố đô sẽ diễn ra từ ngày 26-29.10, với quy mô gồm 35 khinh khí cầu và dù lượn được điều khiển bởi phi công nước ngoài
Bán vé sớm mega concert có G-Dragon: Website mở 30 giây đã sập, phải tổ chức 2 đêm mới đáp ứng đủ hàng chục nghìn người xếp hàng!

Bán vé sớm mega concert có G-Dragon: Website mở 30 giây đã sập, phải tổ chức 2 đêm mới đáp ứng đủ hàng chục nghìn người xếp hàng!

Nhạc quốc tế

16:31:38 20/05/2025
Hàng chục nghìn người hâm mộ Việt xếp hàng chờ mua vé mega concert có G-Dragon, cuộc chiến săn vé cực căng thẳng.