Đòn giáng vào nỗ lực triển khai kho vũ khí siêu vượt âm của Lầu Năm Góc
Sau quá trình phát triển nhiều khó khăn và mới nhất là cuộc thử nghiệm thất bại gần đây, Không quân Mỹ đã quyết định không tiếp tục mua Vũ khí Phản ứng nhanh phóng từ trên không (ARRW) siêu vượt âm từ tập đoàn quốc phòng Lockheed Martin.
Một máy bay ném bom B-52H mang nguyên mẫu AGM-183A trong chuyến bay thử nghiệm trước đó. Ảnh: thedrive.com
Theo trang mạng Bloomberg, trong một văn bản gửi tới tiểu ban lực lượng không quân và bộ binh chiến thuật của Hạ viện, Andrew Hunter – giám đốc phụ trách thu mua của lực lượng – cho biết Không quân Mỹ “hiện không có dự định tiếp tục mua ARRW sau khi giai đoạn tạo nguyên mẫu kết thúc”. Trước đó, lực lượng này đã yêu cầu khoảng 150 triệu USD trong ngân sách tài chính năm 2024 cho dự án nghiên cứu và phát triển tên lửa này.
Tuy nhiên, tuyên bố chấm dứt dự án ARRW đã không được đưa ra trong phiên điều trần ngày 28/3 và thông tin này được công bố đầu tiên trên tờ Bloomberg.
Tin tức về quyết định sẽ ngừng mua ARRW của Lực lượng Không quân Mỹ được đưa ra sau khi Bộ trưởng Không quân Frank Kendall đề xuất với một ủy ban riêng của Hạ viện ngày 28/3 rằng mặc dù ông không nhìn thấy một tương lai chắc chắn đối với dự án ARRW nhưng vẫn có hy vọng chương trình này có thể tồn tại, tùy thuộc vào kết quả của hai cuộc thử nghiệm tiếp theo.
Ngày 24/3, Lực lượng Không quân Mỹ thông báo rằng họ đã tiến hành một cuộc thử nghiệm vào đầu tháng đối với một loại vũ khí ARRW có tên gọi AGM-183-A do Lockheed Martin chế tạo. Sau cuộc thử nghiệm, lực lượng này nhấn mạnh vụ phóng đã đáp ứng một số mục tiêu song không nêu chi tiết thêm.
Tuy nhiên, đầu tuần này, Bộ trưởng Kendall nói rằng cuộc thử nghiệm vũ khí siêu vượt âm mới nhất không thành công mặc dù nó đã đáp ứng một số mục tiêu.
Video đang HOT
Nếu như chương trình ARRW chấm dứt, đây sẽ là một đòn giáng mạnh vào nỗ lực của Lầu Năm Góc nhằm triển khai kho vũ khí siêu vượt âm mà trước đó các quan chức nước này cảnh báo đã sẵn sàng hoạt động trong bối cảnh cạnh tranh với Nga và Trung Quốc.
Mặc dù ARRW được coi là vũ khí siêu vượt âm có khả năng hoạt động đầu tiên của Mỹ, nhưng chương trình này đã vấp phải nhiều nghi ngại sau loạt thử nghiệm thất bại ban đầu trước khi đạt được lần đánh giá toàn diện đầu tiên và thành công vào tháng 12/2022.
Vào thời điểm đó, tên lửa siêu vượt âm AGM-183A được phóng từ máy bay ném bom B-52H hướng ra ngoài khơi California. Tên lửa thử nghiệm đạt tốc độ nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh, hoàn thành lộ trình bay và phát nổ ở khu vực mục tiêu đã định.
Sau phát ngôn của Bộ trưởng Kendall, trong một bài trả lời phỏng vấn Breaking Defense, đại diện Lockheed Martin cho biết công ty cam kết phát triển công nghệ siêu vượt âm với thời gian nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu an ninh quốc gia quan trọng.
Dự án ARRW là một trong hai nỗ lực phát triển vũ khí siêu vượt âm quan trọng của Lực lượng Không quân Mỹ. Dự án còn lại là phát triển tên lửa hành trình tấn công siêu vượt âm (HACM) và dự án này vẫn đang được nghiên cứu dưới sự dẫn dắt của nhà thầu quốc phòng Raytheon.
Cả Nga và Trung Quốc hiện đã có những đợt thử nghiệm chứng minh khả năng của tên lửa siêu vượt âm do nước mình chế tạo. Trong khi đó, Iran cũng tuyên bố đã thử nghiệm một tên lửa siêu vượt âm vào đầu năm nay. Australia, Triều Tiên và Hàn Quốc, Brazil, Đức, ISrael, Ấn Độ và Nhật Bản cũng có các chương trình tên lửa siêu vượt âm tương tự.
Tên lửa siêu vượt âm có khả năng điều hướng mang theo vũ khí hạt nhân nhắm chính xác vào mục tiêu đã định với tốc độ di chuyển nhanh đến mức không thể đánh chặn.
Chuyến bay đầu tiên của máy ném bom tàng hình B-21 bị trì hoãn
Chuyến bay đầu tiên của máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider Mỹ sẽ diễn ra muộn hơn vài tháng so với dự tính ban đầu của Lực lượng Không quân nước này.
Máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider ban đầu dự kiến có chuyến bay đầu tiên trong năm 2023. Ảnh: Không quân Mỹ
Theo trang mạng Bloomberg, tại hội nghị McAleese & Associates tổ chức ở Washington,D.C. ngày 15/3, Bộ trưởng Không quân Frank Kendall phát biểu: "Việc này sẽ bị đẩy lui so với kế hoạch ban đầu một vài tháng. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn hy vọng sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên của B-21 vào năm 2023". Vị quan chức cấp cao này tự tin cho rằng chuyến bay đầu tiên cuả B-21 sẽ được triển khai trước ngày 31/12.
Trong một thông báo gửi cho Defense News, nhà sản xuất Northrop Grumman cho biết chương trình vẫn nằm trong lộ trình của chính phủ về chi phí, lịch trình và hiệu suất. Chương trình sẽ tiếp tục tập trung phát triển hệ thống, sẵn sàng sản xuất và chuẩn bị tốt nhất cho chuyến bay đầu tiên của B-21.
Ngày 2/12/2022, Lực lượng Không quân Mỹ và Northrop Grumman ra mắt chiếc máy bay tàng hình B-21 đầu tiên, đánh dấu lần đầu tiên sau 30 năm Mỹ có một oanh tạc cơ được thiết kế mới. Được giới thiệu là chiếc máy bay ném bom chiến lược tầm xa hiện đại nhất của Mỹ, B-21 có thể mang những vũ khí chưa phát minh cũng như sở hữu những tiến bộ trong công nghệ tàng hình suốt 50 năm.
Chuyến bay đầu tiên của máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit, máy bay ném bom gần đây nhất mà Lực lượng Không quân đưa vào biên chế, diễn ra vào tháng 7/1989.
Trong buổi ra mắt, Lực lượng Không quân chưa bao giờ công bố ngày cụ thể thử nghiệm chuyến bay đầu tiên của B-21 mà thay vào đó chỉ nói rằng nó sẽ diễn ra trong năm 2023.
Tại cuộc họp báo với các phóng viên sau hội nghị McAleese, Bộ trưởng Kendall từ chối cho biết lý do khiến chuyến bay đầu tiên của B-21 bị trì hoãn. Ông chỉ ra sự chậm trễ xuất phát từ lịch trình nội bộ mà Lực lượng Không quân đã đặt ra, song khẳng định không xảy ra vấn đề nghiêm trọng.
Trong một cuộc họp về ngân sách ngày 13/2, ông Kristyn Jones, quan chức tại Lực lượng Không quân Mỹ, tiết lộ lực lượng này hiện sở hữu 6 chiếc B-21 ở các cấp độ sản xuất khác nhau tại Nhà máy Không quân 42 (bang California).
Bộ trưởng Kendall cam kết rằng chương trình B-21 sẽ không lặp lại các bê bối mà dự án máy bay chiến đấu thế hệ 5 F-35 gặp phải.
Ông lưu ý vì B-21 là một thiết kế máy bay hoàn toàn mới nên việc tiến hành một số chuyến bay thử nghiệm là cần thiết.
Chiếc B-21 đầu tiên, mang số hiệu 001, đã trải qua các cuộc thử nghiệm trên mặt đất trong những tháng gần đây để chuẩn bị cho chuyến bay đầu tiên tới Căn cứ Không quân Edwards ở California. Tại căn cứ này, Lực lượng Không quân sẽ tiến hành các chuyến bay thử nghiệm tiếp theo.
B-21 là loại máy bay ném bom công nghệ cao mới, dự kiến thay thế hoặc bổ sung cho phi đội B-52, B-1 và B-2 đã cũ của Không quân Mỹ. Cũng như các phiên bản trước, máy bay này có tầm bắn xa, khả năng sống sót cao và có thể mang cả vũ khí hạt nhân và thông thường - đóng vai trò là một phần quan trọng trong bộ ba hạt nhân của Mỹ.
Ngoài việc là vũ khí quan trọng trong năng lực răn đe hạt nhân của Mỹ, B-21 còn là một phần của dự án qui mô lớn hơn đang được phát triển để phục vụ sứ mạng tấn công tầm xa thông thường, giám sát và trinh sát, tấn công điện tử và liên lạc.
B-21 được thiết kế với khả năng xuyên thủng các hệ thống phòng không tinh vi, như hệ thống phòng không tiên tiến S-400, S-500 của Nga như hoặc xâm nhập không phận được bảo vệ nghiêm ngặt ở Đông Âu.
B-21 cũng là một thiết kế hướng tới tương lai, với cấu trúc mở để tích hợp các gói nâng cấp và hiện đại hóa trong tương lai, cho phép máy bay đối phó với các mối đe dọa mới xuất hiện. Không quân Mỹ đã công bố kế hoạch mua 100 chiếc B-21, trong khi một số nhà phân tích quốc phòng ước tính rằng họ cần mua 200 chiếc.
4 nước Bắc Âu thiết lập lực lượng không quân 'NATO thu nhỏ' Các nước Bắc Âu đang liên kết lực lượng không quân của họ với khoảng 250 máy bay chiến đấu hiện đại. Máy bay F-18 Hornet của Phần Lan tại sân bay Rovaniemi trong cuộc tập trận chung giữa lực lượng không quân Phần Lan và Thụy Điển ngày 25/3/2019. Ảnh: AFP Các quốc gia Bắc Âu đã chuyển sang tăng cường hợp...