Đòn giáng mới của Trung Quốc và Brazil nhằm vào đồng USD
Trung Quốc và Brazil đang chuyển sang một nấc thang mới trong thương mại song phương, từ đó có thể đẩy đồng USD ra khỏi Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).
Trung Quốc và Brazil ký một thỏa thuận thương mại giao dịch bằng đồng nội tệ của hai nước. Ảnh: AFP
Theo đài Spuntik, tại một diễn đàn kinh doanh cấp cao Trung Quốc – Brazil ở Bắc Kinh ngày 29/3 vừa qua, Trung Quốc và Brazil đã ký một thỏa thuận thương mại giao dịch bằng đồng nội tệ của hai nước này.
Hai bên sẽ thành lập một cơ chế thanh toán để tạo điều kiện giao dịch mà không sử dụng đồng USD và các khoản vay bằng đồng nội tệ. Điều này sẽ giúp các công ty thực hiện các giao dịch dễ dàng hơn và rẻ hơn. Thanh toán bằng nội tệ cũng sẽ giảm thiểu rủi ro tài chính trong các giao dịch thương mại do biến động tỷ giá hối đoái của đồng USD.
Trả lời Sputnik, Chen Fengying – một nhà nghiên cứu tại Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc – nhận định bất ổn trong hệ thống tài chính Mỹ là một trong những yếu tố chính thúc đẩy việc chuyển các khoản thanh toán sang đồng nhân dân tệ của Trung Quốc và đồng real của Brazil.
“Trước cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế hiện nay, nhiều quốc gia đang thực hiện các bước để đa dạng hóa giỏ tiền tệ. Tỷ giá hối đoái biến động chủ yếu do Cục Dữ trữ liên bang (Fed) tăng mạnh lãi suất. Điều này đang gây lo lắng cho thị trường do sự không chắc chắn của chính sách tiền tệ từ Mỹ. Trước đây, Trung Quốc và Brazil đều nằm trong khu vực đồng USD và ổn định thương mại song phương của hai nước phụ thuộc rất nhiều vào giá trị của đồng USD. Bất ổn hiện nay của tỷ giá đồng USD ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại và đầu tư song phương, từ đó gây bất lợi cho Trung Quốc và Brazil”, nhà phân tích Chen chỉ ra.
Video đang HOT
Brazil là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Trung Quốc, trong khi Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Brazil sau khi vượt Mỹ vào năm 2009.
Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, thương mại song phương đạt 171,49 tỷ USD vào năm 2022, tăng 4,9% so với năm trước. Theo dữ liệu chính thức của Brazil, xuất khẩu của Brazil sang Trung Quốc đạt 89,43 tỷ USD vào năm 2022, tương đương 26,8% tổng xuất khẩu của nước này.
Việc chuyển đổi sang đồng nội tệ giao dịch sẽ thúc đẩy phát triển hợp tác giữa Trung Quốc và Brazil trong lĩnh vực thực phẩm và khoáng sản, đồng thời mở ra những cơ hội mới để xuất khẩu hàng hóa có giá trị gia tăng cao từ Trung Quốc sang Brazil và từ Brazil sang Trung Quốc. Đây là những lĩnh vực hợp tác hứa hẹn nhất được khẳng định tại Diễn đàn Doanh nghiệp Bắc Kinh.
Theo chuyên gia Chen, việc chuyển các khoản đầu tư sang nội tệ cũng sẽ mang lại những khoản lợi nhuận đáng kể. Brazil đã trở thành điểm đến đầu tư lớn nhất của Trung Quốc ở Mỹ Latinh.
Tính đến thời điểm hiện tại, hơn 25 quốc gia, gồm cả Chile và Argentina, đã giao dịch với Trung Quốc bằng đồng nhân dân tệ. Mikhail Belyaev, một chuyên gia độc lập của Nga về các vấn đề tài chính và kinh tế, cho biết mô hình mà Brazil đang ứng dụng có thể khuyến khích các đối tác Trung Quốc khác trong khu vực chuyển sang thanh toán thương mại bằng tiền tệ quốc gia.
“Đây chắc chắn là một ví dụ điển hình cho các quốc gia khác thực hiện bước tương tự như Brazil. Toàn bộ Mỹ Latinh đang chịu ảnh hưởng khá mạnh của Mỹ, bao gồm cả ảnh hưởng tài chính. Brazil đang rời xa đồng USD vì tính ‘độc hại’ của đồng tiền này. Nếu USD ‘độc hại’ đối với Nga trong hôm này thì điều đó không có nghĩa là nó sẽ không ‘độc hại’ đối với Brazil hay bất kỳ quốc gia Mỹ Latinh nào khác vào ngày mai. Tình hình thực tế đóng vai trò là chất xúc tác để các quốc gia trong khu vực noi gương Brazil và phát triển các thỏa thuận thương mại với Trung Quốc bằng đồng tiền quốc gia của họ. Đồng thời, nó củng cố ảnh hưởng kinh tế và tài chính của Trung Quốc trong khu vực”, ông Mikhail giải thích.
Sau Argentina, Brazil là quốc gia Nam Mỹ thứ hai chuyển sang sử dụng đồng nội tệ trong giao dịch thương mại với Trung Quốc. Đây là động lực mạnh mẽ cho hai thành viên khác trong khối là Uruguay và Paraguay làm theo, đặc biệt là khi Trung Quốc và Uruguay đang đàm phán một hiệp định thương mại tự do.
Thủ tướng Nhật Bản công bố kế hoạch mới cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 20/3, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã công bố một kế hoạch mới nhằm thúc đẩy chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng mở và tự do, trong đó cam kết tài trợ 75 tỷ USD nhằm cải thiện hàng loạt lĩnh vực trong khu vực, từ an ninh tới kinh tế.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (phải) và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại cuộc họp báo chung ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 20/3/2023. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Kế hoạch mới được công bố trong khuôn khổ chuyến thăm kéo dài 2 ngày, bắt đầu từ ngày 20/3, của Thủ tướng Kishida tới Ấn Độ. Trước đó, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết mục tiêu chuyến thăm là "thúc đẩy quan hệ đối tác toàn cầu và chiến lược đặc biệt Ấn Độ-Nhật Bản". Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khẳng định mối quan hệ này phát triển dựa trên "các nguyên tắc dân chủ và tôn trọng luật pháp quốc tế" - cũng là những yếu tố quan trọng trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Thủ tướng Kishida cho biết kế hoạch mới về một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở được xây dựng dựa trên "4 trụ cột" bao gồm gìn giữ hòa bình, giải quyết các thách thức toàn cầu thông qua hợp tác giữa các nước khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đạt kết nối toàn cầu thông qua nhiều nền tảng khác nhau và bảo đảm an toàn cho vùng biển và bầu trời rộng mở.
Theo đó, Thủ tướng Kishida cam kết chi 75 tỷ USD cho khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tới năm 2030, thông qua đầu tư tư nhân và các khoản vay bằng đồng yen, cũng như các khoản viện trợ thông qua hỗ trợ và trợ cấp chính phủ.
Kế hoạch này được xem là một phần nỗ lực của Tokyo nhằm thắt chặt quan hệ đối tác với các nước ở Nam Á và Đông Nam Á.Theo Thủ tướng Nhật Bản, Tokyo sẽ hợp tác chặt chẽ với New Delhi trong việc đóng góp vào sự ổn định ở khu vực Nam Á. Thủ tướng Kishida cho rằng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP) là một tầm nhìn dài hạn, với mục tiêu bảo vệ pháp quyền và tự do. Bên cạnh đó, Thủ tướng Kishida cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của Ấn Độ khi góp phần duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực này.
Tại cuộc hội đàm diễn ra ngày 20/3, nhà lãnh đạo hai nước đã cùng xem xét những tiến bộ trong quan hệ song phương, đặc biệt là trong các lĩnh vực quốc phòng, công nghệ kỹ thuật số, thương mại và đầu tư, y tế và các lĩnh vực khác. Ông Modi cho biết cả hai bên cũng thảo luận tầm quan trọng của chuỗi cung ứng chất bán dẫn và các công nghệ quan trọng khác. Bên cạnh đó, Thủ tướng Kishida và Modi đã nhất trí hợp tác hướng tới việc tổ chức thành công các hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) mà hai nước dự kiến đăng cai trong năm nay.
Quan hệ Ấn Độ-Nhật Bản được nâng lên thành "Đối tác toàn cầu" năm 2000, "Đối tác chiến lược và toàn cầu" năm 2006 và "Đối tác chiến lược toàn cầu và đặc biệt" năm 2014. Hai nước hình thành cơ chế họp Thượng đỉnh hàng năm kể từ năm 2006, và đã thiết lập cơ chế 2 2 họp cấp bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng. Cả New Delhi và Tokyo hiện đều là thành viên của nhóm Đối thoại An ninh Bộ tứ (QUAD), cùng hai thành viên khác là Australia và Mỹ.
Năm 2022, Ấn Độ và Nhật Bản đã tiến hành các chuyến thăm chính thức hai chiều. Hợp tác quốc phòng, an ninh nổi lên là một trong những trụ cột quan trọng nhất của quan hệ Đối tác chiến lược toàn cầu và đặc biệt, là yếu tố quan trọng bảo đảm hòa bình, ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Kim ngạch thương mại song phương giữa hai bên năm ngoái đạt 20,75 tỷ USD, cũng là mức cao nhất từ trước đến nay. Ấn Độ và Nhật Bản là đối tác trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (CEPA) từ năm 2011. Hiệp định không chỉ bao gồm thương mại hàng hóa mà còn cả dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, thủ tục hải quan và các vấn đề liên quan đến thương mại khác.
Nga đứng đầu về khối lượng khí đốt tự nhiên cung cấp cho Trung Quốc trong tháng 1/2023 LB Nga trong tháng Giêng đứng đầu về khối lượng khí đốt tự nhiên cung cấp cho Trung Quốc. Đường ống "Sức mạnh của Siberia" dẫn khí đốt từ Nga sang Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg/TTXVN Theo số liệu của hải quan Trung Quốc tổng lượng khí đốt cung cấp qua đường ống cũng như khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) Nga cung...