Dồn đổi ruộng đất để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa – Bài cuối: Tạo sức hút đầu tư
Từ những kết quả đạt được trong dồn đổi, tích tụ, tập trung ruộng đất, tỉnh Phú Thọ đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung; phát triển đa dạng các loại hình kinh tế và tạo điều kiện thu hút doanh đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.
Sau 5 năm triển khai Nghị quyết 08, nhiều chỉ tiêu về thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn, giá trị sản phẩm trên diện tích đất cạnh không ngừng được tăng cao, vượt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp sau dồn đổi vẫn đang là bài toán khó.
Thu hoạch chè bằng máy để đưa về nhà máy chế biến tại nông trường chè của Công ty chè Phú Đa. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Hình thành vùng hàng hóa lớn, giá trị kinh tế cao
Tại huyện Tam Nông, trong vòng 5 năm đã thực hiện dồn đổi ở hầu hết các xã với tổng diện tích trên 2.000 ha. Sau dồn đổi, bình quân mỗi hộ chỉ còn còn 2,04 thửa, giảm 6 thửa. Huyện dần hình thành các vùng chuyên canh giống mới có năng suất, chất lượng cao như măng tây, ớt, chuối, cam canh, bưởi diễn, cây dược liệu…; trong đó, thành công nhất phải kể đến vùng trồng chuối với quy mô lớn tại các xã Thượng Nông, Hồng Đà, Hương Nộn.
Ông Nguyễn Mạnh Thắng, Giám đốc Hợp tác xã Thượng Nông huyện Tam Nông cho biết, hiện 30 ha chuối tây, 20 ha chuối tiêu hồng với năng suất trung bình đạt hơn 243 tạ/ha, mỗi năm sản lượng đạt 1.200 tấn. Từ năm 2018, Hợp tác xã đã xuất khẩu chính ngạch chuối sang thị trường Trung Quốc.
Video đang HOT
Nhờ chủ trương dồn đổi, tích tụ ruộng đất của địa phương, ông Thắng đã đứng ra thành lập hợp tác xã và chủ động liên kết với các hộ chuyển đổi từ trồng rau mầu hiệu quả kinh tế thấp sang chuyên trồng các loại chuối tây, chuối diêu hồng. Mô hình trồng chuối đã đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 2 lần so với trước.
Ông Trần Tú Anh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Thọ cho biết, tỉnh đã hình thành 19 vùng sản xuất chuối tập trung với diện tích 563 ha; trong đó, huyện Hạ Hòa 3 vùng với diện tích 120 ha, Cẩm Khê 3 vùng có diện tích 78 ha, Lâm Thao 2 vùng với 70 ha, Thanh Ba 8 vùng tương đương 250 ha và Tam Nông 3 vùng với 50 ha.
Hiện tỉnh đang tiếp tục rà soát, xác định diện tích vùng có khả năng phát triển cây chuối gắn với phát triển hợp tác xã để mở rộng diện tích trồng. Dự kiến, đến năm 2030, toàn tỉnh sẽ thêm 1.400 ha trồng chuối. Cụ thể, huyện Tam Nông 150 ha, huyện Hạ Hòa 200 ha, huyện Cẩm Khê 150 ha, Phù Ninh 200 ha, Thanh Ba 200 ha, Thanh Thủy 250 ha, Đoan Hùng 150 ha, Lâm Thao 100 ha…
Ngoài vùng trồng chuối quy mô lớn, hiện Phú Thọ còn hình thành được 29 vùng trồng lúa chất lượng cao với diện tích trên 1.900 ha; trong đó có 1.600 ha có quy mô liền vùng từ 10 ha trở lên, cho thu nhập cao hơn 7,2 triệu đồng/ha so với trước; 9 vùng trồng rau an toàn với diện tích 175 ha, cho thu nhập 600 triệu đồng/ha, cao hơn 500 triệu đồng/ha và 8 vùng trồng bưởi cho thu nhập từ 170-200 triệu đồng/ha, cao hơn từ 50-70 triệu đồng/ha so với trước chưa dồn đổi.
Thúc đẩy các loại hình kinh tế phát triển
Thời gian gần đây loại hình kinh tế trang trại, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã tăng nhanh về số lượng và chất lượng, góp phần tích cực trong thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Chỉ tính riêng từ năm 2016 đến tháng 7/2021, toàn tỉnh đã hình thành được 133 trang trại với diện tích 1.547 ha; 5 hợp tác xã kiểu mới với diện tích 25 ha thực hiện sản suất rau quả, chăn nuôi gà, nuôi trồng thủy sản cho thu nhập cao. Bên cạnh đó, nhờ thực hiện dồn đổi, tích tụ đất, tỉnh đã thu hút được 4 doanh nghiệp thuê đất với diện tích 66 ha để trồng chuối, cây dược liệu, phát triển chăn nuôi tổng hợp.
Theo ông Trần Tú Anh, tỉnh cũng đã triển khai và cụ thể hóa nhiều cơ chế, chính sách của nhà nước về nông nghiệp, nông thôn gắn với phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND ngày 16/7/2019 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn.
Cùng đó, Phú Thọ đã đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; hỗ trợ các loại hình kinh tế về đất đai, tín dụng, lao động, khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thị trường; đồng thời, xây dựng các chuỗi cung ứng sản phẩm trang trại an toàn vệ sinh thực phẩm tạo niềm tin cho người tiêu dùng và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trường.
Ngoài ra, tỉnh còn dành nguồn lực lớn đề hỗ trợ “dồn điền đổi thửa” nên chỉ trong 5 năm triển khai Nghị quyết, Phú Thọ đã đầu tư 85 tỷ đồng hỗ trợ đo đạc, chỉnh lý hồ sơ địa lý, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, kênh mương nội đồng, sắp xếp lại ruộng đất. Nhờ đó, đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiêp, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ cao, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, hình thành được nhiều trang trại, hợp tác xã…
Những kết quả đạt được của việc dồn đổi, tích tụ, tập trung ruộng đất đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, đưa giá trị tăng thêm ngành lên 4,5%/năm; giá trị sản phẩm bình quân đất canh tác đạt 108 triệu đồng/ha, thu nhập bình quân đầu người đạt 35 triệu đồng/ha, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đưa ra.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết, thời gian tới, tỉnh sẽ đẩy mạnh đo đạc thực địa, chỉnh lý, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân; đồng thời, tập trung tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại những vùng đã chuyển đổi; tiếp tục ban hành chính sách hỗ trợ việc tích tụ tập trung đất đai; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.
Các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch tích tụ, tập trung đất và xác định địa điểm, quy mô đảm bảo việc tích tụ, tập trung đất đai mang lại hiệu quả thiết thực gắn với xây dựng nông thôn mới.
Tích tụ, tập trung đất đai phát triển nông nghiệp quy mô lớn ở huyện Cẩm Thủy
Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU, ngày 11-1-2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025; huyện Cẩm Thủy đã ban hành kế hoạch, triển khai thực hiện tích tụ, tập trung đất đai trên địa bàn. Đây được xem là cơ sở quan trọng để huyện thu hút doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, góp phần thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn.
Diện tích được tích tụ, tập trung đất đai để trồng mía tại xã Cẩm Bình tạo điều kiện đưa cơ giới hóa vào sản xuất.
Thời gian qua, huyện Cẩm Thủy đã chỉ đạo các phòng, ban liên quan phối hợp với các xã, thị trấn thực hiện rà soát lại diện tích đất sản xuất nông nghiệp để làm căn cứ xây dựng lộ trình tích tụ, tập trung đất đai cho từng giai đoạn cụ thể. Chỉ đạo các xã, thị trấn tiếp tục thực hiện đổi điền, dồn thửa, giảm nhanh số thửa ruộng trên hộ nông dân để thực hiện cánh đồng chuyên canh, cơ cấu cây trồng, tạo thuận lợi cho việc đầu tư phát triển sản xuất, áp dụng khoa học - kỹ thuật, sản xuất theo hướng công nghệ cao. Đồng thời, thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tạo điều kiện cho các hộ dân thực hiện các quyền chuyển nhượng, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để sản xuất quy mô lớn. Đối với diện tích đất công ích, đất dự phòng, đất chưa sử dụng, huyện đã và đang khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thuê đất với diện tích đủ lớn để đầu tư sản xuất phù hợp với kế hoạch sử dụng đất, định hướng, quy hoạch sản xuất. Khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác tự thỏa thuận, thuê lại đất của các hộ dân không còn nhu cầu, không có khả năng sản xuất hoặc sản xuất hiệu quả không cao, để đầu tư sản xuất tập trung quy mô lớn, công nghệ cao. Khuyến khích các hộ dân có quyền sử dụng đất tham gia góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất với doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác để tổ chức sản xuất hàng hóa quy mô lớn, công nghệ cao. Huyện cũng tiến hành thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đối với các hộ dân được giao quyền sử dụng đất nhưng không tổ chức sản xuất, bỏ hoang để giao cho các tổ chức, cá nhân tổ chức sản xuất theo quy định của pháp luật. Cùng với đó, triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao. Tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình tích tụ, tập trung đất đai phát triển sản xuất có hiệu quả kinh tế.
Thông qua việc tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp, đến nay, huyện Cẩm Thủy đã tích tụ, tập trung đất đai được 700 ha. Trong đó, trồng trọt 170 ha, cây lâm nghiệp 500 ha, chăn nuôi 30 ha. Trên diện tích đã tích tụ, tập trung đất đai, huyện Cẩm Thủy phát triển được nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn theo vùng, đạt hiệu quả kinh tế cao. Điển hình, như: Vùng trồng cây dong giềng gắn với chế biến tại xã Cẩm Liên, Cẩm Bình; vùng chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng rau màu ở các xã Cẩm Tân, Cẩm Tú, Cẩm Bình, Cẩm Giang, thị trấn Phong Sơn, Cẩm Phú, Cẩm Quý; vùng trồng cây gai xanh ở các xã Cẩm Quý, Cẩm Tú...
Là một trong nhiều cá nhân tham gia tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Thủy, ông Lê Tiến Dũng, thôn Đồng Danh, xã Cẩm Tú cho biết: Việc tích tụ, tập trung được diện tích lớn đã giúp gia đình hoạch định được hướng phát triển sản xuất cụ thể, rõ ràng. Theo đó, sau khi nhận thầu 5 ha đất của xã, ông đã chủ động chuyển đổi từ việc trồng cây hàng năm sang trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia cầm. Hiện nay, mỗi năm gia đình ông chăn nuôi 3 lứa gà, mỗi lứa 5.000 con, lợi nhuận từ chăn nuôi đạt khoảng 200 triệu đồng/năm. Nhiều diện tích cây ăn quả cũng đã đến thời kỳ cho thu hoạch hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Cẩm Thủy, việc tích tụ, tập trung đất đai đã giúp cho huyện xây dựng được nhiều vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, phát triển nhiều mô hình sản xuất các cây trồng hàng hóa quy mô lớn, đạt hiệu quả kinh tế cao. Tại những diện tích đã được tích tụ, giá trị thu nhập trên 1 đơn vị canh tác cao hơn 1,4 lần trở lên so với sản xuất nhỏ lẻ. Ông Hà Thanh Sơn, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Cẩm Thủy, kiến nghị: Cần hạ quy mô diện tích tích tụ, tập trung đất đai cho các huyện miền núi để các tổ chức, cá nhân tham gia tích tụ, tập trung đất đai tiếp cận được với chính sách. Nghiên cứu, bổ sung thêm các nhóm cây trồng, vật nuôi để khuyến khích các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình tích cực tham gia tích tụ, tập trung đất đai. Trong đó, đề nghị UBND tỉnh, các sở, ngành liên quan quan tâm bổ sung thêm nhóm cây lâm nghiệp vào đối tượng được nhận hỗ trợ cho các địa phương khu vực miền núi.
Cơ giới hóa nông nghiệp chưa đạt được kỳ vọng Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian qua Chính phủ ban hành hàng loạt các chính sách nhằm thúc đẩy và khuyến khích cơ giới hóa nông nghiệp. Ảnh minh họa Đến nay, sau hơn 6 năm triển khai thực hiện thì mức độ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng, nhiều loại máy móc, thiết...