Dọn dẹp và phủ xanh ban công 4 m2 khi giãn cách
Khi nhà không còn là nơi chỉ để ngủ, Hà Mạnh quyết tâm làm mới ban công căn hộ theo một cách riêng.
Tên: Hà Mạnh (1991)
Nơi ở: Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Diện tích ban công: 4 m2
Chi phí: 3 triệu đồng
Hà Mạnh hiện là một người sáng tạo nội dung. Chủ đề của anh xoay quanh những trải nghiệm cuộc sống ở tuổi 30, truyền cảm hứng người xem sống lối sống lành mạnh, gần gũi với thiên nhiên.
Chia sẻ với Zing , Hà Mạnh nói anh đã ấp ủ chủ đề trồng cây ở ban công từ lâu nhưng chưa làm được vì thường xuyên vắng nhà. Mãi đến khi TP.HCM giãn cách, ở nhà nhiều hơn, Mạnh mới bắt đầu dành thời gian chăm chút căn hộ nhỏ của mình.
Những bước đầu tiên
Trước đây, ban công rộng khoảng 4 m2 là nơi Hà Mạnh để 1-2 chậu cây nhưng không chăm sóc nhiều. Sự có mặt của cục nóng điều hòa, đường ống nước và rêu, bụi do lâu ngày không dọn đã khiến ban công trở nên cũ kỹ, nhàm chán.
“Nhà đối với tôi từng là nơi để ngủ thôi. Nhưng bây giờ, nhà chính là nơi diễn ra mọi hoạt động trong cuộc sống. Tôi muốn biến nó thành nơi đáng sống nhất trong khả năng của mình”, anh nói.
Nghĩ là làm, Hà Mạnh bắt tay vào lau dọn ban công. Anh cũng gia nhập các hội nhóm trồng cây trên mạng để tham khảo loại cây phù hợp, bố cục, kinh nghiệm,…
Song, Hà Mạnh không thay đổi ban công theo một phong cách nào cụ thể.
Video đang HOT
“Quan trọng nhất vẫn là cảm giác thư giãn khi chăm cây. Thay vì mua cây đắt tiền, đẹp mắt, tôi muốn chọn loại gần gũi với đời sống, khỏe mạnh và dễ phát triển”.
Một góc xanh giữa lòng thành phố
Hà Mạnh nói anh không thích dùng từ “cải tạo” khi nói về việc làm mới nhà cửa. Với chàng trai sống một mình giữa đô thị sầm uất, hai chữ này nghe có phần nặng nề và từng gây trở ngại tâm lý cho anh.
“Tôi từng nghĩ muốn có ngôi nhà đẹp cần nhiều công sức và thời gian, hay muốn trồng cây thì phải đóng kệ, lắp hệ thống tưới nước tự động, tìm mua cây giống,… Thật ra, chuyện không phức tạp như thế. Tất cả những gì bạn cần là cây, đất và tình yêu với nơi mình ăn, ngủ hàng ngày”.
Hà Mạnh xác định loại cây phù hợp dựa vào một vài đặc điểm của ban công như hướng đón nắng, thời gian có nắng trong ngày, phần trăm ban công nhận được nắng.
Với những khoản chi đầu tiên, Hà Mạnh mua 30 chậu xương rồng cùng cây mỏ két, thiên điểu, cây ráy, trầu bà vàng, trầu bà micans, monstera,… Theo anh, đây là những cây phù hợp với khí hậu TP.HCM mà người mới trồng có thể thử đặt ở ban công nhà mình.
Tổng cộng, anh tốn khoảng 3 triệu đồng cho ban công 4 m2, gồm:
Xương rồng: 20.000-30.000 đồng/câyCây cảnh: 100.000-350.000 đồng/câyGhế mây: 750.000 đồngMột số dụng cụ làm vườn cơ bản như bình tưới nước, xẻng, bao tay.
Ngoài ra, Hà Mạnh ưu tiên sử dụng chậu đất nung vì tính thẩm mỹ, khả năng thoát nước tốt và giá rẻ.
Anh chia sẻ: “Vì dịch nên tất cả vật dụng tôi đều mua qua mạng. Không có nhiều sự lựa chọn, tôi trang trí ban công bằng các vật liệu đơn giản như thùng gỗ pallet, cành cây khô, dây thừng có sẵn ở nhà. Đây cũng là cách để tiết kiệm chi phí”.
Trong quá trình bày biện, những cây chịu nắng như xương rồng được anh đặt bên ban công có nhiều ánh sáng. Cây có kích thước lớn được đặt ra ngoài để che chắn cho cây nhỏ hơn.
Ở phần ban công còn lại, Hà Mạnh tự làm chậu treo để giữ cây bên dưới cục nóng điều hòa, tránh nhiệt độ khắc nghiệt.
“Tận dụng chậu treo, kệ để phân tầng cho cây sẽ đỡ chiếm không gian hơn”, anh cho biết.
Ngoài cây cảnh, trong mùa dịch, Hà Mạnh trồng thêm rau và các cây gia vị để nấu ăn mà không cần ra đường mua sắm.
Hành, chanh, sả, gừng, nha đam, hương thảo, xạ hương, lá nếp là một vài cây anh đang chăm sóc.
“Không dễ để đặt mua cây cảnh khi giãn cách. Do đó, bạn có thể trồng những loại củ và cây giống có sẵn trong nhà trước”, Hà Mạnh nói về lý do trồng rau.
“Một củ khoai lang, hạt chanh, hạt bưởi hay hành lá sẽ thiết thực hơn trong lúc này vì vừa ăn được, vừa góp phần làm đẹp không gian xanh nhà bạn”.
Chăm sóc khu vườn nhỏ
Hiện, Hà Mạnh có khoảng 40 loại cây khác nhau để ở ban công và trong nhà. Mỗi ngày, anh đều dành thời gian quét ban công, kiểm tra tình trạng của cây và cắt tỉa lá khô.
Hà Mạnh cho biết thời gian tưới nước lý tưởng là từ 5h đến 9h sáng. Một số loại có thể tưới 2 lần/ngày nhưng cũng có cây chỉ cần tưới 2 lần/tuần.
Để có hướng chăm sóc phù hợp, Hà Mạnh thường trao đổi với những người có kinh nghiệm trên các hội nhóm trồng cây, đồng thời nghiên cứu qua sách, báo.
Gần đây, anh còn học thêm cách ủ phân bón cho cây từ vỏ trứng, bã cà phê và rau củ quả bỏ đi.
“Tôi thích ngồi ở ban công thư giãn, ban ngày đọc sách, buổi tối ngắm thành phố. Cảm giác nhìn màu xanh mướt của cây rất dễ chịu. Chúng cho tôi nhiều ý tưởng mới và suy nghĩ tích cực”, anh bày tỏ.
Cách mua cây để khỏi lo cây chết
Mình là Hoàng Đăng tuy là con trai nhưng mình rất thích cây, nhưng trước mình đi mua cây về thì cứ được một thời gian là chết, mặc dù đã tìm hiểu trên mạng nhưng mỗi trang lại có một cách nói khác nhau. Nên khi gặp vấn đề chả biết làm thế nào?
Mua vài lần được mấy bữa xong lại chết, nên mình cũng thấy chán, nhưng vẫn phải quyết tâm chăm bằng được vì tính mình không thích bỏ cuộc. Sau một thời gian mình với nghiệm ra để chăm cây không chết thì mình phải làm những gì.
Tìm nơi mua cây cảnh có chính sách chăm sóc
Đa phần với những người lớn tuổi hay theo thói quen trước đây là ra khu mua cây, hoặc thấy cây bán ven đường đẹp là mua, cũng hỏi họ cách chăm sóc nhưng thường nhận được các câu trả lời như cây này dễ sống lắm, cây này sống được ngoài trời tốt, cây này sống được trong mà...Đến khi về chăm vẫn ngỏm củ tỏi. Có những trường hợp là vẫn sống tốt nhưng họ là người đã có kinh nghiệm không phải mình.
Tình cờ hôm ấy trời rất nắng mình ngại đi thế là lên mạng tra google mấy từ khóa về cây cảnh thì vào được trang web: Webcaycanh.com. Ban đầu vào thấy web nhìn đẹp sạch sẽ mình đã rất ưng rồi, sau 1 hồi tìm các cây mình mới nhắn tin trên zalo để hỏi, thì ngay lập tức có câu trả lời.
Giao diện webcaycanh
Mình có hỏi tuổi mình hợp với cây gì? Ban công nhà mình nắng nên trồng cây gì? Nhân viên bên ấy rất nhiệt tình, chụp ảnh và tư vấn rất rõ cây nào dễ chăm, cây nào khó chăm, điều kiện sống của nó ra sao, chăm sóc thế nào?
Vậy là mình cũng tin tưởng một chút nhưng vẫn bán tin bán nghi, nên đặt trước vài cây thôi. Khi nhận được cây thì mình thấy lá được lau sạch sẽ, gói gọn gàng và điều mình ưng nữa là vừa nhận xong cây thì bên đó có nhắn tin lại hỏi mình đã nhận được cây chưa? Cây có vấn đề gì không? Và nhắc lại 1 lần cách chăm từng cây cho mình.
Giải quyết khi cây gặp vấn đề
Nhưng đời vẫn không như mơ, cây Kim Tiền của mình bị gặp tình trạng vàng lá, thay vì lên mạng search đoán già, đón non là nó bị sao thì mình lục lại zalo và tìm lại bên Webcaycanh mình chụp ảnh và hỏi vì sao nó bị thế này? Thì nhanh chóng cũng có cây trả lời, hỏi han hiện mình đang chăm sóc như thế nào? Rồi đưa cho mình cách giải quyết, xong sau cây của mình xanh tốt cảm giác mình sắp thành chuyên gia cây cảnh rồi.
Tiếp đến mình mua cây phong thủy hợp với tuổi 94 của mình, được list một loạt cây sau đó mình chọn và lại được tư vấn cây đó ổn không và đây là thành quả 1 năm sau khi mình chăm sóc.
Cây trước khi nhận và sau đó 1 năm
Ưu đãi khi mua cây
Và giờ mình đã thành khách hàng thân thiết của web cây cảnh mỗi lần mình mua sẽ được giảm 3% của đơn lần trước, tích điểm lại thi thoảng lại được thêm một cây nhỏ nhỏ xinh xinh, đôi khi lại được cửa hàng miễn phí tiền vận chuyển.
À mình cũng đã đến cửa hàng, không gian mát mẻ có sân vườn, trang trí cũng nhìn khá ổn, bạn nào có thời gian đến trực tiếp mua, có thể hỏi han được nhiều thứ thêm kinh nghiệm để mình chăm sóc cây. Chúc các bạn chăm cây tốt, luôn cân bằng được cuộc sống.
Tự xây 'khu vườn trên mây' tại ban công chung cư TP.HCM Điều này vừa thoả thú vui trồng trọt của bản thân, vừa tạo bầu không khí trong lành, thư giãn cho môi trường sống của mình. Tips trồng cây ở ban công chung cư: Lựa chọn những loại cây dễ sống và chậm lớn. Không mua cây bé mà chọn những cây đã có form dáng ổn định. Cần xem xét hướng đón...