Dọn đến nhà mới được 1 năm, chồng mắc bệnh ung thư, vợ bị sảy thai, bác sĩ hé lộ nguyên nhân không ngờ
Người chồng liên tục cảm sốt, bị bệnh hơn 1 năm nay vẫn không khỏi nên đã đến bệnh viện khám.
Trong chương trình “Doctor is hot”, bác sĩ Hồng Vĩnh Tường, bệnh viện Tri-Service General Hospital Nei-Hu Branch, chia sẻ về trường hợp một bệnh nhân nam (35 tuổi) sống tại Đài Loan, đến bệnh viện khám trong tình trạng cơ thể mệt mỏi, chi dưới có hiện tượng phù nề.
Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường, bệnh viện Tri-Service General Hospital Nei-Hu Branch
Được biết, sau 1 năm dọn vào nhà mới, người chồng thường bị cảm sốt, người vợ đến ở không lâu cũng bị sảy thai. Cặp vợ chồng nghĩ rằng phong thủy nơi cư ngụ không tốt nên mời thầy đến cúng bái, nhưng sau đó, tình trạng sức khỏe vẫn không cải thiện, người chồng liên tục cảm sốt, bị bệnh hơn 1 năm nay vẫn không khỏi nên đã đến bệnh viện khám.
Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường đã tiến hành xét nghiệm máu cho bệnh nhân, phát hiện chức năng thận của bệnh nhân không khỏe, teo thận trái bẩm sinh khiến thận phải hoạt động với năng suất cao hơn. Khi bác sĩ tiến hành kiểm tra cẩn thận thì phát hiện vùng cổ trái của bệnh nhân nổi hạch khoảng 2-3cm, bề mặt không đều, xét nghiệm sinh thiết xác nhận bệnh nhân mắc ung thư biểu mô vòm họng giai đoạn 2. Sau khi tiến hành xạ trị thì tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đã cải thiện.
Bệnh nhân nam không hút thuốc, tại sao mắc bệnh ung thư ở tuổi đời còn quá trẻ? Giải đáp vấn điều này, bác sĩ Hồng Vĩnh Tường hoài nghi anh bị ngộ độc formaldehyde.
Có khả năng khi cặp vợ chồng dọn vào nhà mới, nồng độ formaldehyde quá cao khiến người chồng liên tục cảm sốt kéo dài suốt 1 năm. Sau khi dọn vào nhà mới không lâu, người vợ liền bị sảy thai nên bác sĩ cũng hoài nghi người vợ bị ngộ độc formaldehyde, tuy nhiên trình trạng của người vợ nhẹ hơn người chồng. Lý do là bởi người vợ có sở thích ăn rau củ, trái cây, uống nhiều nước nên dễ bài tiết chất độc ra khỏi cơ thể, trong khi người chồng thích ăn thịt nên triệu chứng ngộ độc của anh sẽ nghiêm trọng hơn người vợ.
Bác sĩ khuyên người dân nên ăn nhiều rau xanh đậm, bổ sung vitamin C, chất xơ, để quá trình bài tiết chất độc ra khỏi cơ thể được thuận lợi. Ngoài ra, bác sĩ khuyên trước khi dọn vào nhà mới nên kiểm tra nồng độ formaldehyde hoặc mở cửa sổ để thông thoáng căn nhà.
Formaldehyde đã được Tổ chức Y tế Thế giới chứng minh là chất gây ung thư. Nó thường có trong vách ngăn trang trí, đồ nội thất, chất kết dính, thậm chí quần áo mới cũng tồn tại dư lượng formaldehyde.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Formaldehyde chủ yếu được dùng làm dung dịch tẩy rửa sát môi trường, phòng ốc (như lau tường, trần, sàn nhà, cho bốc hơi trong phòng đóng kín để sát trùng không khí). Đặc biệt, formaldehyde được dùng làm dung dịch ướp xác hoặc được dùng bảo quản các mẫu cơ quan động vật, các bệnh phẩm.
Làm sao để nhận biết triệu chứng ngộ độc Formaldehyde?
Formaldehyde chất độc có thể gây ung thư đã được khoa học chứng minh. Vì vậy, từ lâu formaldehyde là chất cấm không được dùng trong chế biến thực phẩm.
Biểu hiện cụ thể của triệu chứng ngộ độc formaldehyde thường là: Nếu chỉ ngộ độc nhẹ thì mắt bị kích ứng, xung huyết kết mạc, khó thở, thở nặng nề, ngứa cổ họng, giong nói thều thào.
Nếu ngộ độc nặng, người bệnh ho liên tục, ho có đờm, ho, đau thắt ngực, khó thở và ẩm ướt và khô âm Poluo. Trong hợp nhiễm độc nghiêm trọng thì phổi và họng phù nề, thiếu máu ô xy nghiêm trọng, có thể gây thử vong.
Loại đồ vật chứa chất gây ung thư được WHO cảnh báo
Theo Viện Ung thư Quốc gia (Hoa Kỳ), formaldehyde có trong ván dăm, ván ép, ván sợi, keo và chất kết dính, vải chống nhăn, lớp phủ sản phẩm giấy và một số vật liệu cách nhiệt..
Trong ngôi nhà bạn, có thể đang tồn tại những tác nhân gây ung thư mà chính bạn cũng không thể ngờ tới. Một trong số đó có thể kể đến như Formaldehyde (CH2O) - một chất độc hay được gọi là metan, ở nhiệt độ thường formaldehyde là chất khí không màu, có mùi hắc, gây khó chịu. Formaldehyde có thể đi vào cơ thể thông qua không khí, thức ăn, nước và da.
Trong ngôi nhà bạn, có thể đang tồn tại những tác nhân gây ung thư mà chính bạn cũng không thể ngờ tới.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, chỉ với hàm lượng thấp formaldehyde mà cơ thể con người tiếp xúc thường xuyên trong thời gian dài vẫn sẽ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khoẻ như gây ung thư, đặc biệt là ung thư đường hô hấp như mũi, họng, phổi. Không những vậy, formaldehyde còn là tác nhân gây ra sai lệch và biến dị các nhiễm sắc thể, gây hại cho bào thai. Gây kích ứng da, mắt, mũi và họng, dẫn đến dị ứng.
Formaldehyde đang ẩn náu ở nhiều nơi mà bạn không thể ngờ tới. Theo Viện Ung thư Quốc gia (Hoa Kỳ), formaldehyde có trong ván dăm, ván ép, ván sợi, keo và chất kết dính, vải chống nhăn, lớp phủ sản phẩm giấy và một số vật liệu cách nhiệt....
Dưới đây là những đồ vật trong gia đình có khả năng cao chứa formaldehyde, bạn nên cẩn trọng khi sử dụng.
1. Một số loại quần áo
Formaldehyde thường được sử dụng trong quá trình sản xuất quần áo, đặc biệt là quần áo trẻ em để chống nhăn, chống co rút, chống cháy, giúp giữ vải in hoặc màu nhuộm bền màu.
Tuy nhiên trong quá trình trẻ sử dụng, chất formaldehyde trên quần áo này có thể đi vào cơ thể qua mồ hôi, hoặc có thể xâm nhập qua nước bọt khi trẻ cắn. Nó có thể gây dị ứng, hoặc làm hỏng hệ thống nội tiết, thần kinh và miễn dịch, hoặc thậm chí phá hủy gen và gây ung thư.
Trong quá trình trẻ sử dụng, chất formaldehyde trên quần áo này có thể đi vào cơ thể qua mồ hôi, hoặc có thể xâm nhập qua nước bọt khi trẻ cắn.
Vì vậy, khi mua quần áo trẻ em, phụ huynh nên chọn những nhãn hiệu thời trang uy tín, càng ít in hoạ tiết càng tốt. Trước khi cho con mặc đồ mới cần phải giặt sạch và phơi khô.
2. Ốp điện thoại kém chất lượng
Đài CCTV (Trung Quốc) từng thực hiện một thí nghiệm trên 3 chiếc ốp điện thoại theo từng loại chất liệu: nhựa, silicone và da... Khi nhiệt độ trong cabin thí nghiệm được tăng lên 45 độ C, các nhà khoa học phát hiện ra từ những chiếc ốp điện thoại này có phát ra một loại một khí rất độc, đó chính là formaldehyde.
3. Nước rửa bát, xà phòng giặt
Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, ngay cả khi bạn đảm bảo quần áo, ga giường và khăn tắm của mình không chứa formaldehyde nhưng một số loại chất tẩy rửa vẫn có thể chứa loại chất độc này, đặc biệt là nước rửa bát.
Nếu bạn muốn chắc chắn rằng bạn không giặt quần áo hoặc rửa bát đĩa bằng hóa chất độc hại, hãy nên chọn những nhãn hiệu uy tín, được cấp giấy kiểm định của cơ quan y tế. Trước khi mua hàng, hãy đọc thành phần của sản phẩm để xem có tên loại hóa chất này hay không.
4. Bát giả sứ kém chất lượng
Bát giả sứ được rất nhiều gia đình lựa chọn bởi nó rất nhẹ nhàng lại còn tạo điểm nhấn trên bàn ăn. Thành phần chính của đồ sứ giả làm từ nhựa melamine chỉ chịu được nhiệt độ dao động từ 0 - 120 độ C. Nếu được dùng để đựng thực phẩm ở nhiệt độ quá cao, chẳng hạn như dầu nóng 200 độ C trong 10 phút, một phần nhựa melamine sẽ bị phân hủy và tạo thành nhiều chất có hại như formaldehyde.
Khi chọn mua bộ đồ ăn cho cả nhà, bạn nên ưu tiên lựa mua các loại chén bát làm bằng thép không gỉ, bát men, bát tre và gỗ, nhất là bát thủy tinh hoặc sứ thật lại càng tốt. Không dùng đồ giả sứ để đựng thực phẩm nóng, chẳng hạn như dầu nóng hay để quay trong lò vi sóng để tránh giải phóng formaldehyd.
. Không dùng đồ giả sứ để đựng thực phẩm nóng.
5. Sơn móng tay
Cơ quan Bảo vệ Môi trường thuộc bang California, Mỹ đã tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên các loại sơn móng tay trong khu vực. Kết quả là 12 trong số 25 sản phẩm được kiểm tra có chứa formaldehyde. Sơn móng tay không chỉ có thể chứa chất formaldehyde mà còn tiềm ẩn nhiều chất độc hại khác, tiếp xúc lâu dài rất có hại cho cơ thể, tốt hơn hết là bạn nên hạn chế sơn móng tay.
Làm sao để chúng ta có thể giảm tiếp xúc với formaldehyde?
- Cần cách ly với nguồn phát sinh, tránh xa những khu vực có nồng độ formaldehyde cao, không sử dụng các vật dụng có chứa formaldehyde hoặc quá nhiều formaldehyde.
- Luôn giữ cho nhà cửa thông thoáng: Bạn cần đảm bảo nhà cửa luôn thoáng gió nếu muốn giảm lượng formaldehyde. Hãy mở hết cửa sổ hoặc có thể dùng máy quạt để thông gió, đón thêm nhiều khí sạch vào nhà. Tốt nhất nên sử dụng máy lọc không khí để loại bỏ formaldehyde tồn đọng trong gia đình.
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá: Formaldehyde là một thành phần của khói thuốc lá, chính vì thế việc hút thuốc lá trong không gian kín có thể khiến bạn và gia đình phơi nhiễm formaldehyde quá mức.
- Bảo trì lò sưởi: Nếu trong nhà có lò sưởi thì hãy bảo trì nó đều đặn để ngăn khói lò bay khắp nhà. Bạn lưu ý chỉ nên đốt gỗ lâu năm, thường xuyên lau dọn ống khói mỗi năm.
Bệnh nhân ung thư phải đối mặt với tỷ lệ tử vong cao hơn do COVID-19 Theo các bác sĩ của Trung tâm Y tế Montefiore và Đại học Y Albert Einstein (Hoa Kỳ), những người bệnh ung thư mắc COVID-19 sẽ tăng nguy cơ tử vong hơn những người không bị ung thư. Nghiên cứu được công bố ngày 1/5 tại Cancer Discovery. Đây là công trình lớn nhất cho đến nay để đánh giá kết quả của...