Đón đầu lợi thế Hiệp định CPTPP, FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh
Trong quý 1/2019, Trung Quốc đã vươn lên trở thành nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam với tổng số vốn 723,2 triệu USD. Sự vươn lên của vốn đầu tư nước ngoài ( FDI) từ Trung Quốc một phần do nhà đầu tư đón đầu lợi thế từ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
FDI từ Trung Quốc tăng mạnh
Theo Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam quý 1/2019 của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách ( VEPR), hoạt động bán lẻ và kinh doanh dịch vụ trong 3 tháng đầu diễn ra sôi động phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán, ước tính đạt 1.184,9 nghìn tỷ đồng, tăng 12%, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 9% (cao hơn so với con số 8,6% của cùng kỳ năm trước). Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa 3 tháng đầu năm ước tính đạt 910,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 76,8% tổng doanh thu và tăng 13,4%.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội quý 1 chứng kiến sự suy giảm nhẹ về tăng trưởng so với quý trước. Tổng vốn đầu tư thực hiện của toàn bộ nền kinh tế quý 1 ươc đạt 359,2 nghìn tỷ đồng, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2018.
Về dòng vốn đầu tư nước ngoài, báo cáo của VEPR cũng chỉ rõ, lượng vốn mới đăng kí đạt mức 3,82 tỷ USD, tăng 80,1%. Vốn bổ sung tăng 1,3 tỷ USD, bằng 72,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, trong ba tháng giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quý 1/2019 đạt mức 4,12 tỷ USD tăng 6,2% cao hơn so với cùng kỳ năm 2018 (3,88 tỷ USD).
Trong quý 1 có tới 785 dự án cấp mới trong đó và ngành công nghiệp chế biến chế tạo vẫn là nơi thu hút FDI lớn nhất với vốn chiếm tới 75,3% tổng vốn đăng ký cấp mới, là động lực chính của tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Ảnh minh họa
Báo cáo của VEPR cũng chỉ ra những dự án lớn đã góp mặt trong quý 1 như dự án góp vốn, mua cổ phần của Beerco Limited (Hồng Kông) vào công ty TNHH Vietnam Beverage với giá trị 3,85 tỷ USD, trong ngành sản xuất bia và mạch nha ủ men bia tại Hà Nội; dự án do Goertek (Hongkong) Co., Limited đầu tư tại Bắc Ninh vào nhà máy chế tạo thiết bị điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện, với tổng vốn đăng ký 260 triệu USD; dự án Vinhtex với tổng vốn đăng ký 200 triệu USD của Royal Pagoda Private Limited (Singapore) với mục tiêu sản xuất vải và nhuộm vải dệt kim tại Nghệ An.
Video đang HOT
Xét theo đối tác, báo cáo của VEPR cho thấy, trong quý 1/2018, Trung Quốc đã vươn lên trở thành nhà đầu tư lớn nhất với tổng số vốn 723,2 triệu USD. Các vị trí tiếp theo thuộc về Singapore 690,8 triệu USD, Hàn Quốc 547,3 triệu USD, Nhật Bản 471,5 triệu USD, Hồng Kông 456,4 triệu USD, Quần đảo Virgin thuộc Anh 207,3 triệu USD và Đài Loan 197,5 triệu USD.
“Sự vươn lên của FDI từ Trung Quốc đã phần nào hiện thực hóa nhận định của chúng tôi về sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư vào Việt Nam nhằm né tránh căng thẳng thương mại Mỹ – Trung và đón đầu Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)”, báo cáo của VEPR phân tích.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam
Cũng theo Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam quý 1/2019 của VEPR, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 3 tháng đầu năm đạt 57,51 tỷ USD, tăng 4,1%. Trong đó, xuất khẩu tới từ nhóm doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng chủ yếu đạt 41,46 tỷ USD (chiếm 70,9% tổng kim ngạch), tăng 2,7%. Xuất khẩu từ khu vực trong nước tăng 9,7%.
Về thị trường xuất khẩu của Việt Nam, ba nước đứng đầu là Mỹ (13 tỷ USD), EU (10,2 tỷ USD), và Trung Quốc (7,6 tỷ USD), rồi tiếp đến lần lượt là ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc.
“Kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 7,4% một phần do việc xuất khẩu sang thị trường này ngày càng khó hơn. Đã có một số thay đổi trong giám sát xuất nhập khẩu hoa quả vào Trung Quốc với những yêu cầu rõ ràng đối với các hạng mục kiểm dịch hoa quả xuất nhập khẩu giữa hai nước, bao gồm phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật hoa quả, hàng hóa có phải có nguồn gốc từ các nhà vườn hay cơ sở đóng gói đã đăng kí với các cơ quan chức năng của Việt Nam cũng như đã được Tổng cục Hải quan Trung Quốc công nhận”, báo cáo của VEPR chỉ rõ.
Trong khi đó, tổng kim ngạch nhập khẩu ước tính đạt 57,98 tỷ USD trong ba tháng đầu năm, tăng 8,9%. Cụ thể, nhập khẩu của khu vực FDI chiếm 33,89 tỷ USD và khu vực trong nước là 24,09 tỷ USD. Như vậy có thể thấy khu vực FDI vẫn tiếp tục là đầu tàu thương mại của kinh tế Việt Nam.
Theo VEPR, trong các mặt hàng nhập khẩu, nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện và nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tiếp tục là những nhóm hàng nhập khẩu nhiều nhất trong 3 tháng này với kim ngạch lần lượt là 11,7 tỷ USD và 8,7 tỷ USD. Riêng dầu thô được nhập khẩu lên tới 919 triệu USD do nhu cầu phục vụ sản xuất của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn mới đi vào sản xuất từ giữa năm 2018.
Báo cáo của VEPR cũng chỉ rõ, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 15 tỷ USD, tăng 9,7%. Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc với kim ngạch nhập khẩu đạt 11,8 tỷ USD, thị trường ASEAN 8,2 tỷ USD, Nhật Bản đạt 4,7 tỷ USD và thị trường EU 3,6 tỷ USD..
Minh Ngọc
Theo vnmedia
TS. Nguyễn Trí Hiếu: 'Ngân hàng nên giảm lãi suất cho vay'
Tốc độ tăng trưởng kinh tế quý I/2019 dù thấp hơn so với cùng kỳ song vẫn cao hơn những năm trở lại đây. Hoạt động ngân hàng ổn định, không có nhiều xáo trộn, tuy nhiên, lãi suất cho vay ở ngân hàng vẫn ở mức cao.
Chia sẻ tại Tọa đàm công bố Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý I năm 2019, PGS.TS Phạm Thế Anh thông tin, cả nước có 28.451 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 375,5 nghìn tỷ đồng, giảm 6,2% so với số doanh nghiệp và tăng 34,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ 2018.
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng thấp hơn năm 2018, đạt 6,79%
Tuy nhiên, quý I/2019 chứng kiến hơn 14.700 doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có thời hạn, cao hơn 20% so với năm trước. Đặc biệt, 58,4% trong gần 16.000 doanh nghiệp chờ hoàn thành thủ tục giải thể bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo chương trình rà soát năm 2018.
Chỉ số CPI bình quân quý I/2019 đạt 2,63%, là mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại. Chỉ riêng tháng 2/2019, CPI tăng 0,8% do nhu cầu tiêu thụ dịp Tết tăng cao, nhất là nhóm hàng ăn uống, dịch vụ. Tuy nhiên, nhìn chung CPI trong 3 tháng đầu năm vẫn giữ ổn định tại mức 2,6-2,7%.
Về cán cân xuất nhập khẩu, 3 tháng đầu năm đạt 57,51 tỷ USD, tăng 4,1%, trong đó, xuất khẩu từ nhóm doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng chủ yếu, đạt 41,46 tỷ USD, chiếm 70,9% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu từ khu vực trong nước tăng 9,7%. Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là điện thoại, linh kiện đạt 12,1 tỷ USD; hàng dệt may đạt 7,3 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ... Tổng kim ngạch nhập khẩu quý I/2019 đạt 57,98 tỷ USD, trong đó khu vực FDI chiếm 33,89 tỷ USD; khu vực trong nước đạt 24,09 tỷ USD. Như vậy, có thể thấy, khu vực FDI vẫn là đầu tàu của thương mại kinh tế Việt Nam.
Chia sẻ về tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam, TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế nhận định, dù GDP quý I/2019 thấp hơn so với cùng kỳ song vẫn cao hơn những năm trở lại đây. Hoạt động kiểm soát lạm phát ổn định, dưới 4%. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng không có nhiều xáo trộn, tuy lãi suất cho vay của ngân hàng vẫn ở mức cao. Qua đây, TS Nguyễn Trí Hiếu cũng bày tỏ mong muốn ngân hàng giảm lãi suất cho vay.
Nên giảm bớt lãi suất cho vay tại ngân hàng. Ảnh minh họa
TS Hiếu cũng đưa cảnh báo với sự tấn công của tín dụng đen đối với ngân hàng. "Tín dụng đen giờ đây không chỉ là nguồn vốn tín dụng tác động đến những người có thu nhập thấp, thiếu hiểu biết hay vùng sâu vùng xa nghèo khó. Gần đây, tín dụng đen đã có hiện tượng tấn công hệ thống ngân hàng", TS Hiếu nói.
Ông Hiếu cho biết gần đây, một vài nhóm người gửi tiền vào ngân hàng, sử dụng sổ tiết kiệm của ngân hàng để thế chấp cho một bên thứ ba. Sự bất thường này xuất phát ở chỗ sau khi bên thứ ba đã vay tiền, nhóm người này dùng những xảo thuật để chối bỏ trách nhiệm thế chấp tiền gửi đó cho ngân hàng bằng nhiều cách. Một số cán bộ ngân hàng vì lòng tin đã lơ là chủ quan, khiến nhóm người này đòi lại khoản tiền đó từ ngân hàng.
Vốn tín dụng đen có thể là nguồn vốn trong nước, cũng có thể là nguồn vốn từ ngoài vào. Họ dùng những nguồn vốn đó để cho vay, thu về từ 4 đến 7 lần trên vốn đã bỏ ra, và dùng chúng để tấn công hệ thống ngân hàng.
Hơn nữa, về vấn đề lãi suất, với mức lạm phát gần 4%, các ngân hàng đang cho vay kỳ hạn 12 tháng với lãi suất khoảng 8% và khó có thể giảm được. Nhưng ngoài vấn đề chi phí và lạm phát đang đẩy lãi suất lên, thì nợ xấu cũng là vấn đề đáng lo ngại. Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng còn rất lớn, chừng nào nợ xấu còn thì ngân hàng vẫn phải "nuôi nợ xấu".
TS Phạm Văn Đại bày tỏ sự lạc quan trong nền kinh tế Việt Nam giai đoạn trung và dài hạn. Hiện Việt Nam đang là một trong 3 quốc gia được thế giới đánh giá có tốc độ phát triển GDP nhanh trong vài năm tới.
Thảo Nguyên
Theo vietq.vn
Không để doanh nghiệp FDI "lấy mỡ nó rán nó" Trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam kể từ khi "Đổi mới", phải thừa nhận rằng sự đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là rất đáng kể. Tuy vậy, thực tế cũng cho thấy còn nhiều hạn chế và bất cập trong việc thu hút, sử dụng và quản lý nguồn...