“Đòn đánh” của Mỹ không làm Assad suy yếu
Bất chấp sự phản đối của nhiều người dân Mỹ, của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và nguy cơ “bỏ ngang chừng” của đồng minh Anh, chính quyền của Tổng thống Barack Obama dường như vẫn quyết tâm tiến đánh Syria để từng phạt chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad vì tội sử dụng vũ khí hóa học.
Sự quyết tâm của Mỹ sẽ được khích lệ khi Pháp mới đây tuyên bố sẽ sát cánh cùng với cường quốc số 1 thế giới trong chiến dịch can thiệp quân sự vào Syria . Tuy nhiên, ông Obama có thể sẽ phải băn khoăn khi nhiều chuyên gia nhận định, “đòn đánh” của Mỹ sẽ không làm suy yếu được sức mạnh của quân đội trung thành với ông Assad.
Ảnh minh họa
Pháp sát cánh với Mỹ
Mỹ có thể đơn phương hành động ở Syria sau khi Quốc hội Anh phản đối kế hoạch trừng phạt chính quyền của Tổng thống Assad, giới chức Mỹ hôm 29/8 đã tuyên bố như vậy. Theo lời phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng – bà Caitlin Hayden cho biết trong một tuyên bố rằng, các cuộc tham vấn với Anh sẽ tiếp tục nhưng “việc đưa ra quyết định của Tổng thống Obama sẽ được đưa ra dựa trên lợi ích cao nhất của nước Mỹ”.
“Ông ấy tin rằng, những lợi ích cốt lỗi của nước Mỹ đang gặp nguy hiểm và rằng những nước vi phạm quy định quốc tế liên quan đến vấn đề vũ khí hóa học cần phải chịu trách nhiệm”, bà Hayden nói.
Trước đó, phát ngôn viên Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đều đồng loạt lên tiếng, nước này sẵn sàng hành động theo kế hoạch riêng sau khi có tin Thủ tướng Anh không thể thuyết phục được Quốc hội ủng hộ cho chiến dịch tấn công Syria.
Người nhiều đã dự đoán đến kịch bản Mỹ “đơn thương độc mã” tấn công vào Syria để trừng phạt cho hành động “bước qua lằn ranh đỏ” mà Tổng thống Obama từng nhiều lần cảnh báo.
Tuy nhiên, sau tin không tốt lành từ Anh, Mỹ đã nhận được tín hiệu vui từ Pháp khi Tổng thống Franois Hollande hôm 30/8 mạnh miệng tuyên bố sẽ ủng hộ mạnh mẽ cho hành động quân sự của quốc tế nhằm chống lại chính phủ Syria . Trả lời phỏng vấn tờ Nhật báo Le Monde của Pháp, ông Hollande cho rằng, vụ tấn công bằng vũ khí hóa học hôm 21/8 ở ngoại ô thủ đô Damascus “không thể không bị trừng phạt”. Phương Tây đổ lỗi chính quyền của ông Assad đã gây ra vụ tấn công này.
Theo Tổng thống Pháp, nếu không trừng phạt Syria , “điều đó sẽ gây ra nguy cơ leo thang đến mức việc sử dụng vũ khí hóa học hay đe dọa các nước khác trở thành bình thường”.
Một cuộc tấn công quân sự nhằm phá hủy các mục tiêu của chính phủ Syria sẽ có “giá trị làm chùn bước” và thúc đẩy chính phủ của Tổng thống Assad tiến tới một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột, Tổng thống Holland nói thêm.
Video đang HOT
Pháp trước đó đã công khai kêu gọi trừng phạt chính phủ của Tổng thống Assad vì những cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học.
“Đòn đánh” của Obama sẽ không làm suyyếu sức mạnh của quân Assad
Trong khi chính quyền Mỹ được cho là đang cấp tập chuẩn bị “tung đòn” trừng phạt chính quyền Syria thì nhiều nhà phân tích nhận định, chiến dịch của Mỹ sẽ không làm suy yếu được sức mạnh quân sự của ông Assad.
Hiện tại, Nhà Trắng đang đặt lên bàn một loạt sự lựa chọn quân sự nhưng lựa chọn được đặt lên hàng đầu hiện nay là một chiến dịch “thận trọng và hạn chế” cả về quy mô lẫn thời gian. Chính quyền Obama thẳng thừng bác bỏ những lựa chọn quân sự mạnh mẽ vượt hơn cả quy mô của một cuộc tấn công bằng tên lửa từ biển hay một chiến dịch không kích ngắn.
Cụ thể, Mỹ hoàn toàn không có ý định đưa lính bộ binh vào chiến trường Syria hay dùng những lựa chọn quân sự có thể làm thay đổi chính quyền của Tổng thống Assad. “Chúng tôi khong bàn đến một chiến dịch như kiểu ở Libya “, phó nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ – bà Marie Harf nhấn mạnh. Mỹ cũng không có ý định tấn công vào kho vũ khí hạt nhân hay các cơ sở hạ tầng của quân đội Syria . Chiến dịch của Mỹ được cho là chỉ kéo dài vỏn vẹn trong 3 ngày.
Tính toán trên của Nhà Trắng đã phản ánh thực tế Mỹ không muốn bị lôi vào cuộc nội chiến ở Syria .
Với một chiến dịch hạn chế cả về quy mô và thời gian như trên, thì nhận định cho rằng, Mỹ không thể làm suy yếu sức mạnh của quân ông Assad dường như là đúng.
Trong hơn 2 năm qua, cả quân Assad lẫn phe nổi dậy đều không không thể giành được một chiến thắng quyết định. Giới phân tích quân sự cảnh báo, năng lực của quân đội Syria, trong đó có cả năng lực về kho vũ khí hạt nhân, sẽ không bị suy yếu mấy sau một đợt không kích hay tấn công bằng tên lửa hành trình của Mỹ.
Theo các nhà phân tích, khả năng phục hồi của quân Assad sau đợt tấn công có thể tạo áp lực cho chính quyền Tổng thống Obama can thiệp sâu hơn vào Syria nhưng đây là điều mà Mỹ đang hết sức muốn tránh.
Trong khi đó, người ta tin rằng, Mỹ chắc chắn sẽ không tấn công vào các kho vũ khí hóa học bởi điều đó gây nguy cơ lớn về môi trường cũng như dẫn đế khả năng những thứ vũ khí hủy diệt hàng loạt đó rơi vào tay lực lượng khủng bố và sau này được dùng để chống lại chính phương Tây.
Vì thế, chiến dịch tấn công của phương Tây được cho là sẽ nhằm vào các mục tiêu của giới lãnh đạo chính trị, quân sự Syria hay các phương tiện mà quân Assad có thể dùng để thực hiện các cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học. Đòn đánh này có thể làm suy yếu khả năng của Tổng thống Assad trong việc dùng vũ khí hóa học tấn công phe nổi dậy nhưng sẽ không xóa bỏ hoàn toàn được thứ vũ khí này trừ khi cuộc nội chiến khủng khiếp ở Syria kết thúc.
Phương Tây cũng có thể hướng tới các mục tiêu như những hệ thống radar phòng không, các căn cứ không quân, máy bay, các đơn vị mặt đất và cả những cơ sở kiểm soát, chỉ huy của quân đội Syria .
Tuy nhiên, nếu chỉ thực hiện trong thời gian ngắn với quy mô hạn chế, chiến dịch của phương Tây chỉ phá hủy một phần cơ sở của quân đội Syria chứ không chôn vùi được chúng. Như vậy, quân Assad vẫn có thể phục hồi và tiếp tục chiến đấu với phe nổi dậy.
Theo_VnMedia
Quân Assad dùng vũ khí hủy diệt giết 1.300 người?
Phe nổi dậy Syria cáo buộc lực lượng trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad hôm 21/8 đã giết chết hàng trăm người, cụ thể trong một báo cáo đưa ra con số lên tới 1.300 người, bằng khí độc. Nếu thông tin này được xác nhận là chính xác thì đây sẽ là vụ tấn công bằng vũ khí hóa học khủng khiếp nhất trên thế giới trong nhiều thập kỷ trở lại đây.
Đây được cho là hình ảnh kinh hoàng về những nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ngày hôm nay.
Các nước trong khu vực cũng như ở phương Tây, đồng loạt kêu gọi nhóm điều tra về vũ khí hóa học của Liên Hợp Quốc khẩn cấp cử người tới ngay hiện trường của một trong những vụ tấn công được coi là đẫm máu nhất trong cuộc nội chiến kéo dài hơn 2 năm qua ở đất nước Syria. Các nhà điều tra của Liên Hợp Quốc đã có mặt ở thủ đô Damascus từ cách đây 3 ngày.
Theo những hình ảnh được cung cấp từ các tay máy tự do cho hãng tin Reuters, hàng chục thi thể trong đó có cả trẻ em nằm thành hàng dài dưới sàn của một bệnh viện, và người ta không hề thấy có bất kỳ dấu hiệu nào của những người bị thương ở đây.
Hiện tại, giới phóng viên chưa thể xác nhận được nguyên nhân gây ra hàng loạt cái chết nói trên. Trong khi đó, chính phủ Syria phủ nhận việc họ đã dùng vũ khí hóa học.
Ông George Sabra - một trong những nhà đối lập hàng đầu với chính quyền của Tổng thống Assad, khẳng định, có tới 1.300 người chết khi cơn mưa khí độc trút xuống các khu vực ngoại ô phía đông của thủ đô Damascus.
"Đó là tội ác. Đây không phải là lần đầu tiên chính phủ sử dụng vũ khí hóa học. Nhưng hôm nay là một bước ngoặt trong chiến dịch của chính quyền. Lần này, đó là sự hủy diệt chứ không còn là sự kinh hoàng", ông Sabra đã nói như vậy tại một cuộc họp báo ở thủ đô Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ.
Một nhóm giám sát của phe nổi dậy dẫn con số từ những bệnh viên địa phương ở các khu vực ngoại ô thủ đô Damascus cung cấp cho biết, số người chết là khoảng 494, trong đó có tới 90% bị giết bởi khí độc, còn lại là thiệt mạng bởi vũ khí thông thường và bom. Liên minh Quốc gia Syria lại đưa ra con số 650 người chết.
Nếu nguyên nhân của một loạt cái chết trên được xác định đúng là do vũ khí hóa học, và mức độ của vụ hủy diệt được xác nhận là chính xác thì đó sẽ là vụ tấn công bằng vũ khí hóa học khủng khiếp nhất, tàn độc nhất kể từ khi cố Tổng thống Iraq Saddam Hussein giết chết hàng ngàn người Kurds bằng khí độc ở thành phố Halabja năm 1988.
Các nhà hoạt động ủng hộ phe nổi dậy cho biết, quân chính phủ đã bắn một loạt rocket có chứa chất độc hóa học vào các khu vực ngoại ô của thủ đô Damascus, gồm Ain Tarma, Zamalka và Jobar trong trận oanh tạc dữ dội lúc rạng sáng ngày hôm nay.
Một y tá làm việc tại một cơ sở y tế trong khu vực có tên là Bayan Baker cho biết, "nhiều nạn nhân là phụ nữ và trẻ em. Khi được đưa đến bệnh viện, đồng tử của các nạn nhân đều co lại, tứ chi lạnh và mồm sùi bọp mép. Các bác sĩ nói rằng, đó là những triệu chứng điển hình của người bị hít phải khí độc gây tê liệt thần kinh".
Phản ứng của cộng đồng quốc tế và chính phủ Syria
Nhóm điều tra của Liên Hợp Quốc đang có mặt ở Syria để điều tra cáo buộc về việc cả quân đội lẫn phe nổi dậy nước này đều đã từng sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc nội chiến kéo dài hơn 28 tháng qua.
Khi nhận được thông tin mới nhất về vụ tấn công ngày hôm nay, nhà khoa học hàng đầu của Thụy Điển - ông Ake Sellstrom, cho biết, báo cáo về vụ việc trên cần phải được điều tra kỹ lưỡng, nhưng để làm được điều đó cần phải có lời yêu cầu từ một quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc.
Pháp cho rằng, nhóm các nhà điều tra của Liên Hợp Quốc cần phải cử người đến hiện trường vụ tấn công ngay lập tức để tiến hành điều tra. Thổ Nhĩ Kỳ và Ả-rập Xê-út cũng đưa ra lời kêu gọi tương tự. Trong khi đó, Anh cho biết, nước này rất quan ngại về thông tin hơn 1.300 người chết vì vũ khí hóa học và sẽ đưa vấn đề này ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Anh cho rằng, vụ tấn công mới nhất nếu được xác nhận sẽ là "một sự leo thang gây sốc" trong cuộc nội chiến ở Syria .
Tuy nhiên, quân đội Syria đã nhanh chóng lên tiếng phủ nhận việc họ đã sử dụng vũ khí hóa học tại những khu vực nằm trong quyền kiểm soát của phe nổi dậy ở ngoại ô thủ đô Damascus . Chính quyền của ông Assad tuyên bố, những cáo buộc trên là một phần trong cuộc chiến tuyên truyền "bẩn" nhằm chống lại Syria .
Trong một tuyên bố được Bộ Tổng Chỉ huy Syria phát đi, quân đội nước này cho rằng, "những kênh thông tin mang sẵn định kiến tiếp tục cung cấp sai thông tin về vụ tấn công - điều mà họ thường xuyên làm như vậy. Họ đã đưa ra cáo buộc giả về việc quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học ở vùng nông thôn xung quanh Damascus ".
Tuyên bố của chính quyền Syria khẳng định, những lời cáo buộc sai trái trên là một nỗ lực tuyệt vọng của phe nổi dậy nhằm che giấu thất bại liên tiếp của họ trên chiến trường trong thời gian qua. Những cáo buộc đó phản ánh "sự hoang tưởng, điên rồ và tuyệt vọng" của lực lượng đối lập.
Một sĩ quan của quân đội Syria cũng xuất hiện trên truyền hình quốc gia và tuyên bố, cáo buộc về việc họ sử dụng vũ khí hóa học là hoàn toàn sai sự thật.
Theo_VnMedia
Assad đích thân ra chiến trường Tổng thống Syria Bashar al-Assad hôm qua (1/8) đã đích thân đến chiến trường ác liệt ở ngoại ô thủ đô Damascus để thăm hỏi và động viên các binh lính của ông nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Syria. Tại đây, ông đã cam kết sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại phe nổi dậy đang tìm...