Đòn dằn mặt Trung Quốc bằng hai tàu sân bay Mỹ năm 1996
Việc Mỹ huy động hai cụm tàu sân bay chiến đấu tới gần eo biển Đài Loan năm 1996 vẫn là điều ám ảnh Trung Quốc cho tới nay.
Tàu sân bay USS Independence hoạt động gần eo biển Đài Loan năm 1996. Ảnh: Wikipedia.
Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ Lý Khắc Tân hôm 8/12 đe dọa nước này sẽ dùng vũ lực thống nhất Đài Loan nếu tàu chiến Mỹ cập cảng Cao Hùng.
Giới phân tích nhận định tuyên bố này cho thấy Bắc Kinh vẫn còn bị ám ảnh trước sức mạnh của tàu sân bay Mỹ trong cuộc khủng hoảng Đài Loan năm 1996, khi Washington điều động hai cụm tàu sân bay chiến đấu nhằm đáp trả hành động đe dọa sử dụng vũ lực của Bắc Kinh ở eo biển Đài Loan, theo National Interest.
Cuộc khủng hoảng bắt đầu vào năm 1995 với việc Trung Quốc đại lục phản đối Đài Loan dự kiến lần đầu tổ chức bầu cử chọn người đứng đầu chính quyền hòn đảo.
Tháng 8/1995, Bắc Kinh tuyên bố tổ chức một loạt cuộc tập trận tên lửa ở biển Hoa Đông, được cho là để phản ứng với cuộc bầu cử này. Hoạt động này có sự tham gia của Quân đoàn Pháo binh số 2, tiền thân của lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc hiện nay, cùng nhiều tiêm kích F-7, diễn ra cách Đài Loan hơn 400 km.
Bắc Kinh tiếp tục triển khai lực lượng tên lửa tầm xa tới khu vực duyên hải vào năm 1996 và lên kế hoạch khẩn cấp, trong đó dự kiến tấn công Đài Loan bằng tên lửa trong 30 ngày liên tiếp nếu cuộc bầu cử diễn ra. Dù kế hoạch này không được tiến hành, công tác chuẩn bị của Trung Quốc vẫn bị tình báo Mỹ phát hiện.
Tháng 3/1996, Trung Quốc tiếp tục tổ chức tập trận tên lửa quy mô lớn ở một loạt khu vực ngoài khơi bờ biển nước này với hướng bắn gần như nhắm vào Đài Loan. Trên thực tế, Trung Quốc đã phóng ba tên lửa, trong đó hai quả rơi cách Đài Bắc chỉ 48 km, một quả rơi cách thành phố Cao Hùng khoảng 56 km. Loạt tên lửa này đã giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế Đài Loan, khi gây ảnh hưởng trực tiếp tới tuyến vận chuyển thương mại đường biển.
Video đang HOT
Siêu tàu sân bay USS Nimitz. Ảnh: Wikipedia
Vào thời điểm đó, hải quân Mỹ đang triển khai tàu tuần dương USS Bunker Hill hoạt động ở phía nam Đài Loan để giám sát các vụ diễn tập tên lửa của Trung Quốc, trong khi tàu sân bay USS Independence cùng khu trục hạm USS Hewitt, USS O’Brien và khinh hạm USS McClusky đang ở phía đông hòn đảo này.
Sau khi Trung Quốc tập trận phóng tên lửa, nhóm tàu sân bay USS Nimitz rời vịnh Persian để tới Tây Thái Bình Dương. Lực lượng hộ tống siêu tàu sân bay USS Nimitz mạnh hơn hẳn so với nhóm tàu USS Independence, gồm tuần dương hạm USS Port Royal, các khu trục hạm USS Oldendorf và USS Callaghan, khinh hạm USS Ford và tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Portsmouth.
Tàu sân bay Nimitz và biên đội hộ tống được triển khai trên biển Philippines, sẵn sàng hỗ trợ cụm tàu sân bay USS Independence. Tuy nhiên, không tàu sân bay nào tiến vào eo biển Đài Loan.
Quân đội Trung Quốc lúc này nhận ra rằng họ hoàn toàn không có một vũ khí nào có thể chế áp được tàu sân bay Mỹ, dù chúng hoạt động không xa bờ biển. Bắc Kinh gần như bị áp đảo trước những siêu tàu sân bay này và phải thừa nhận trong cay đắng rằng họ không thể ngăn cản Washington hỗ trợ Đài Loan khi xung đột nổ ra.
Sau sự kiện này, Trung Quốc coi sự thống trị của tàu sân bay Mỹ là biểu hiện của ngoại giao pháo hạm, thể hiện rằng Bắc Kinh luôn ở “chiếu dưới” trên các vùng biển sâu nếu không có tàu sân bay chống lại sự áp đảo của Washington. Điều đó thúc đẩy Trung Quốc tiến hành cải cách, hiện đại hóa quân đội một cách mạnh mẽ.
Chỉ hai năm sau, một doanh nhân Trung Quốc đã mua lại của Ukraine tàu sân bay chưa hoàn thiện Riga từ thời Liên Xô, tuyên bố biến nó thành nơi nghỉ dưỡng và sòng bạc. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã tiến hành quá trình đại tu kéo dài 15 năm, biến nó trở thành tàu sân bay đầu tiên của nước này với tên gọi Liêu Ninh.
Tàu sân bay Riga khi mới được Trung Quốc mua. Ảnh: National Interest
Trung Quốc cũng phát triển tên lửa đạn đạo diệt hạm DF-21D để đối phó các chiến hạm cỡ lớn như tàu sân bay, buộc hải quân Mỹ phải hoạt động xa Đài Loan và đường bờ biển nước này.
Việc bị Mỹ dùng hai cụm tàu sân bay uy hiếp vào năm 1996 là nỗi ám ảnh với Trung Quốc cho tới nay. Sự kiện này giúp họ rút ra nhiều bài học, trở thành nước duy nhất trên thế giới thấy được giá trị của tàu sân bay và tự đóng một hạm đội hàng không mẫu hạm, song song với việc đầu tư nhiều nguồn lực để tìm cách đánh chìm chúng, chuyên gia quân sự Kyle Mizokami nhận định.
Theo Duy Sơn (VnExpress)
Điểm khác biệt giữa Liêu Ninh và tàu sân bay mới nhất của Trung Quốc
Trung Quốc trong những năm gần đây đã mạnh tay chi tiền để mở rộng, hiện đại hóa quân đội, đặc biệt là lực lượng Hải quân để phục vụ tham vọng trở thành cường quốc của mình.
Trong đó, mô hình tác chiến tàu sân bay giống Hải quân Mỹ cực kì được chú trọng với việc nước này phát triển, đóng mới tàu sân bay nội địa của riêng mình.
Các chuyên gia quân sự nhận định, dù có một số điểm tương đồng với người tiền nhiệm Liêu Ninh, lớp tàu mới có tên Type 001A có nhiều sự khác biệt nhằm đáp ứng cho nhu cầu của quân đội nước này.
Điểm tương đồng:
Về kích cỡ, cả Type 001A và Liêu Ninh đều là các tàu sân bay cỡ vừa với lượng choán nước từ 60,000-65,000 tấn. Cả hai đều sử dụng động cơ thường và đều có đường băng ngắn với dốc nhảy cầu (ski-jump).
Tàu sân bay nội địa đầu tiên Type 001A của Trung Quốc được hạ thủy tại thành phố Đại Liên (Ảnh: Reuters)
Điểm khác biệt:
Liêu Ninh - tàu sân bay vốn thuộc lớp Đô đốc Kuznetsov của Liên Xô - được thiết kế với vai trò "tàu tuần dương hạng nặng mang máy bay". Những con tàu thuộc lớp này được trang bị hỏa lực, bao gồm tên lửa hành trình đối hạm và đối không, mạnh mẽ hơn các loại tàu sân bay khác để có thể hoạt dộng đơn độc, thậm chí là hỗ trợ các tàu chiến.
Trong khi đó, 001A lại được thiết kế để hoạt động theo hạm đội cùng với các tàu hộ tống, tàu khu trục và các loại tàu khác. Nhiệm vụ chính của 001A là mang theo máy bay để trinh sát cũng như tấn công các mục tiêu trên bộ, trên biển và trên không.
Không chỉ khác biệt về nhiệm vụ, thiết kế của 001A cũng có nhiều điểm khác biệt so với Liêu Ninh. Cụ thể, dốc nhảy cầu của 001A chỉ vênh 12 độ, ít hơn 2 độ so với tàu sân bay được mua về từ Ukraine. Theo ông Li Jie, chuyên gia hải quân ở Bắc Kinh, dốc 12 độ giúp cho các phi cơ rút ngắn quãng đường cần thiết để cất cánh cũng như tiết kiệm nhiên liệu và tăng tải trọng vũ khí mang theo. Ngoài ra, loại dốc này còn giúp gia tăng tính vững chức trong kết cấu của tàu.
Infographic của tàu sân bay Liêu Ninh
Được biết, tháp điều khiển trên boong tàu sân bay mới cũng tăng thêm 1 tầng và rút ngắn diện tích khoảng 10%, giúp cho tàu mang thêm được nhiều trực thăng và máy bay cảnh báo sớm cánh cố định. Theo chuyên gia Li, Hải quân cũng loại bỏ 4 hệ thống vũ khí trên boong, đồng nghĩa với việc Type 001A có thể mang theo thêm phi cơ chiến đấu. Cụ thể, 001A có khả năng mang tối đa 35 phi cơ J-15, nhiều hơn 9 chiếc so với Liêu Ninh.
Ngoài sự thay đổi về thiết kế, quân đội Trung Quốc cũng sẽ trang bị hệ thống radar và vũ khí mạnh mẽ hơn cho Type 001A. Ông Li cho biết, loại tàu mới sẽ sử dụng S-band - loại radar hiện đại nhất của nước này, có khả năng bao phủ 360 độ diện tích quanh tàu, tăng khả năng phát hiện mục tiêu trên không và trên biển. Không chỉ có vậy, hải quân cũng lắp đặt 4 hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn HQ-10, mỗi hệ thống gồm 24 ống phóng, nhằm tăng khả năng phòng thủ.
Theo Bussiness Insider, hệ thống này cũng đã được sử dụng trên những con tàu hiện đại nhất của nước này như tàu khu trục Type 052D và tàu hộ tống Type 056.
Theo Mai Đại (Bussiness Insider)
Trung Quốc chế vũ khí có 1-0-2 để bảo vệ hạm đội tàu sân bay Các quan chức quân đội Trung Quốc đã tạo ra một loại vũ khí độc đáo nhưng rất hiệu quả để đối phó với kẻ thù lớn nhất của hạm đội tàu sân bay của Hải quân nước này đó là sứa biển. Hạm đội tàu sân bay Trung Quốc có một kẻ thù đáng sợ, Vũ khí mới để diệt kẻ thù...