Đón con ở nhà trẻ về thấy gãy cả 2 chân
Những ngày qua, nhiều người ở thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum rất bức xúc về việc một cháu bé chưa đầy 12 tháng tuổi đã bị gãy cả 2 chân ở một điểm nhận giữ trẻ tư.
Cháu trai Đặng Bảo Long (sinh ngày 9/10/2012) được gửi trẻ tư ở nhà bà Đinh Phương Loan (đường A Ninh, tổ dân phố 1, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà) với mức học phí là 700 ngàn đồng/tháng.
2 chân bị gãy của cháu Đặng Bảo Long đã được bó bột.
Như thường lệ, chiều ngày 2/10/2013, chị Lê Thị Vinh (mẹ của cháu Long) đến nhà bà Loan đón cháu Long về thì phát hiện cháu Long khóc bất thường, mặc dù chị cố dỗ nhưng cháu vẫn không nín.
Thấy vậy, chị Vinh gọi điện thoại cho chồng là anh Đặng Xuân Sơn đang làm việc gần đó đến xem để tìm hiểu nguyên nhân.
Khi đến nơi, thấy Long khóc dữ dội, nhưng vì còn quá nhỏ, chưa biết nói nên anh Sơn không thể biết được con trai mình đau chỗ nào và nguyên nhân vì sao. Khi mặc quần dài để chở về thì anh mới phát hiện con mình không thể đứng được.
Video đang HOT
Hỏi cô Loan giữ trẻ nguyên nhân vì sao chân con mình không thể đứng được thì vợ chồng anh Sơn nhận được câu trả lời là do lúc trưa trong khi cháu Long ngủ có một cháu bé khác học cùng lớp ngồi lên chân nên có thể bị đau. Cảm nhận thấy sự việc bất thường, vợ chồng anh Sơn liền đưa Long xuống Bệnh viện đa khoa Kon Tum khám và phát hiện cả 2 chân con mình đều đã bị gãy.
Chị Lê Thị Vinh bức xúc cho biết, cả 2 vợ chồng từ Quảng Bình vào Đăk Hà lập nghiệp, vì công việc nên đành phải gửi trẻ tư tại nhà bà Đinh Phương Loan đã được 4 tháng nay, tiền công giữ mỗi tháng là 700 ngàn đồng.
Sau khi theo dõi và chụp X quang, các bác sỹ thông báo cháu Long đã bị gãy cả hai chân, trong khi chỉ còn đúng một tuần nữa là sinh nhật lần đầu tiên trong đời cháu. Con trai tôi hoàn toàn khỏe mạnh và không có các bệnh lý về xương.
“Bác sỹ cho biết cháu bị gãy hai chân là do lực ngoài tác động vào. Tôi rất sốc vì cháu Long chưa đầy 1 tuổi và đang bắt đầu tập đi những chập chững đầu đời mà giờ bị gãy cả hai chân thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của cháu sau này”.
Anh Đặng Xuân Sơn cho biết: “Ngay sau khi phát hiện cháu Long bị gãy 2 chân, gia đình tôi đã thông báo cho cô giữ trẻ Đinh Phương Loan biết nhưng cô Loan chỉ trả lời lòng vòng nói không rõ lý do vì sao cháu Long bị gãy chân và gãy khi nào. Trong khi đó, chồng bà Loan còn cho rằng gia đình tôi cố tình “ăn vạ” để được kiếm tiền bồi thường”.
Trao đổi với chúng tôi, bà Đinh Phương Loan cho biết: Cũng như thường lệ, lúc khoảng 7 giờ sáng ngày 2/10 gia đình cháu Long đưa cháu Long đến gửi tại nhà tôi, lúc này thể trạng cháu Long vẫn bình thường không có gì khác lạ.
Đến khoảng 13h50 khi cháu Long đang ngủ thì có một cháu bé gái 18 tháng tuổi ngồi lên chân cháu Long, khiến cháu Long khóc rất to. Nghe tiếng cháu Long khóc, tôi từ nhà trên chạy xuống bồng cháu và ru cháu ngủ lại bình thường.
Tới 15 giờ thì cháu Long dậy và bò ra cửa ngồi, thấy hai chân cháu lạnh nên tôi đưa cháu vào chiếu ngồi. Đến gần 17 giờ mẹ đến đón thì cháu Long khóc dữ dội và không đứng được, sau đó đi khám thì phát hiện cháu Long bị gãy cả hai chân.
Giấy ra viện của bé Long
Bà Loan thừa nhận điểm giữ trẻ nhà bà là tự phát, không có giấy phép của cơ quan chức năng cũng như chưa được đào tạo, tấp huấn qua trường lớp nào. Theo ghi nhận của phóng viên, hiện tại căn phòng giữ trẻ trong nhà Loan rộng khoảng 12m nhưng có đến 8 – 9 trẻ đang bò lăn lóc dưới nền nhà.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Kon Tum có hàng chục nhóm lớp nhận giữ trẻ hoạt động tự phát, chưa được cấp phép.
Theo Đất Việt
Chủ tịch xã bắt được gỗ trắc, dân đổ xô đi tìm
Vài tháng trở lại đây, trên địa bàn huyện Ngọc Hồi và Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) mỗi ngày có hàng chục người dân lặn lội men theo các con suối, bờ ruộng ngập nước để tìm kiếm gỗ trắc với mong muốn đổi đời.
Gỗ trắc ở rừng đặc dụng Đăk Uy một thời bị lâm tặc lén lút triệt hạ
Nguyên nhân khiến người dân đổ xô đi tìm gỗ trắc bắt nguồn từ việc mới đây, ông A Phúc, Chủ tịch UBND xã Bờ Y (huyện Ngọc Hồi) trong một lần đi ra con suối cạnh nhà bắt cá đã phát hiện một cây gỗ trắc dài khoảng 8m bị vùi sâu dưới lòng suối lâu năm. Cây gỗ trắc này được ông A Phúc bán cho tư thương với giá 120 triệu đồng. Nhiều người dân của thôn Đăk Năng (xã Đăk Sú, huyện Ngọc Hồi) trong lúc đi tìm gỗ trắc cũng phát hiện dưới lòng suối Đăk Hniêng một gốc gỗ trắc, bán được 60 triệu đồng.
Trước đó, vào tháng 3/2011, ông Nguyễn Ngọc Thanh (53 tuổi, trú xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà) trong lúc đào hố trồng chuối ở cuối vườn nhà phát hiện cây trắc lõi lâu năm, chiều dài 21m, nằm sâu dưới lòng đất bùn 0,5m, bán được 1,12 tỷ đồng...
Được biết, vùng đất thuộc huyện Đăk Hà và Ngọc Hồi trước đây là "vùng rốn" của gỗ trắc. Sau năm 1975, để trồng cây cà phê, các nông trường đã khai thác rừng trắc lấy đất canh tác, chỉ thu gom một số gỗ trắc lớn, số còn lại (cây nhỏ, gốc, rễ, cành...) họ dùng xe ủi lùa xuống các ao hồ, khe suối...
Hiện nay, trên địa bàn huyện Đăk Hà còn tồn tại khu rừng đặc dụng Đăk Uy do Nhà nước quản lý với trữ lượng gỗ trắc tương đối nhiều. Đây cũng là bài toán nan giải cho chính quyền sở tại khi thực thi nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng trắc quý hiếm trước nạn lâm tặc đang ngày đêm nhòm ngó.
Theo Dantri
Cô học trò nghèo chăm mẹ bệnh nặng có nguy cơ bỏ học "Mấy ngày trước mẹ không muốn ăn gì em rất sợ, hôm nay em nghe mẹ nói mẹ thèm cơm nên em rất vui nhưng em lại không có tiền để đi mua cơm cho mẹ ăn. Năm học mới cũng sắp đến mà em sợ mình sẽ phải nghỉ học", Y Liêng tâm sự. Bố mất từ năm 2009 do căn bệnh...