Đón chờ tọa đàm phát triển du lịch nông thôn ven biển gắn bảo tồn đa dạng sinh học
Với mong muốn tạo ra không gian chia sẻ những vấn đề, câu chuyện liên quan đến phát triển du lịch, đặc biệt là hướng đến phát triển du lịch xanh, an toàn và bền vững, chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn do Tạp chí Kinh tế Sài Gòn đã tổ chức buổi gặp mặt với chủ đề ‘Chuyện trò du lịch thời nay’.
Cùng với hoạt động gặp mặt, tại sự kiện cũng sẽ diễn ra tọa đàm ‘Phát triển du lịch nông thôn ven biển gắn với bảo tồn đa dạng sinh học’.
Buổi gặp mặt lần này có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực du lịch như lữ hành, khách sạn, đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch, đại diện các vườn quốc gia,… Buổi gặp mặt sẽ được diễn ra vào ngày 10-12-2023 tại Vườn Quốc gia Núi Chúa, thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận.
Buổi gặp gỡ “Chuyện trò du lịch thời nay” và tọa đàm “Phát triển du lịch nông thôn ven biển gắn với bảo tồn đa dạng sinh học” sẽ tổ chức vào ngày 10-12-2023 tại tại Vườn Quốc gia Núi Chúa, thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận.
Video đang HOT
Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biển so với diện tích lãnh thổ, với 28 tỉnh, thành có biển và 125 huyện ven biển, trải dọc theo bờ biển dài hơn 3.260 km. Với lợi thế này, Việt Nam đang có nhiều tiềm năng kinh tế biển, bên cạnh đó với cảnh quan đặc sắc, hệ sinh thái đa dạng, nhất là đặc trưng vùng nông thôn ven biển sẽ là những lợi thế để thúc đẩy du lịch phát triển.
Cũng giống với các vùng lân cận như Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, tỉnh Ninh Thuận có nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng như bãi tắm Ninh Chữ – Bình Sơn, Cà Ná, Vĩnh Hy, Bình Tiên, bãi Thùng… Đây còn là vùng đất nổi tiếng về các di tích của dân tộc Kinh, Chăm và Raglai…
Vườn Quốc gia Núi Chúa tổ chức cho du khách trải nghiệm làm muối ở Ninh Thuận. Ảnh: Vườn Quốc gia Núi Chúa
Khí hậu ở Ninh Thuận có đặc thù nắng nhiều, mưa ít là một lợi thế tự nhiên để có được những loại cây trồng, vật nuôi có năng suất và trở thành đặc sản của địa phương như nho, táo, dê, cừu, măng tây xanh,… Những vùng trồng đặc sản nói trên gắn với những danh lam thắng cảnh, hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao như Vườn Quốc gia Núi Chúa, Phước Bình.
Đây là những yếu tố góp phần tạo nên thương hiệu đặc trưng để quảng bá, tạo sức lan tỏa cao làm nền tảng cho du lịch phát triển nói chung và du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng nông thôn nói riêng.
Du khách trải nghiệm hái nho tại một vườn nho trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Tuy nhiên, phát triển du lịch nông thôn ven biển cũng cần phải gắn liền với bảo tồn đa dạng sinh học, nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Vậy làm thế nào để vừa thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển vừa đảm bảo gìn giữ hệ sinh thái, các giá trị đa dạng sinh học sẵn có của địa phương? Nội dung này sẽ được các diễn giả và khách mời chia sẻ và thảo luận trong tọa đàm “Phát triển du lịch nông thôn ven biển gắn với bảo tồn đa dạng sinh học”.
Tân Trụ: Hoàng yến nở rộ, nhuộm vàng con đường nông thôn
Những ngày này, nhiều tuyến đường nông thôn trên địa bàn huyện Tân Trụ, tỉnh Long An rực rỡ sắc vàng của hoa hoàng yến, thu hút ánh nhìn của người đi đường.
Nhiều bạn trẻ chụp ảnh bên đường hoa hoàng yến
Nhắc đến huyện Tân Trụ, nhiều người nghĩ ngay đến hàng cau vua trên Con đường hạnh phúc. Ít ai biết, ở huyện Tân Trụ cũng có nhiều con đường không kém phần xanh, sạch, đẹp như thế, đó là đường hoa hoàng yến.
Hoa hoàng yến được trồng ven các tuyến đường: Cao Thị Mai, Cống Bần, Đường tỉnh 833,... Thời điểm này, hoàng yến nở hoa rực rỡ, khoe sắc vàng, tô điểm cho con đường nông thôn thêm đẹp. Trước vẻ đẹp của hoa hoàng yến, anh Phan Ngọc Đạt (quận Tân Phú, TP.HCM) chia sẻ: "Tôi từ TP.HCM đến huyện Tân Trụ có công việc.
Đi ngang qua cung đường hoa hoàng yến, tôi dừng lại chụp vài tấm hình. Phải nói là rất đẹp khi 2 bên đường ngập tràn sắc vàng của hoa. Đặc biệt, hoa nở dịp cuối năm và giống màu hoa mai trong không khí chuyển mùa se lạnh khiến tôi càng nôn nao khi nghĩ đến tết. Khi về lại TP.HCM, tôi sẽ giới thiệu với người thân, bạn bè về con đường hoa hoàng yến ở huyện Tân Trụ, tỉnh Long An".
Thường xuyên qua lại trên các con đường của huyện Tân Trụ, chị Nguyễn Thị Hoài Tú (xã Bình Lãng, huyện Tân Trụ) cho biết: "Tôi thường xuyên đi qua đường Cao Thị Mai để thăm người thân. Đoạn đường mùa này có hoa hoàng yến nở vàng rất đẹp, làm cho con đường thêm thơ mộng. Dù chỉ là vẻ đẹp bình dị nhưng cũng đủ làm người đi đường bâng khuâng, xao xuyến".
Hoa hoàng yến thường nở thành từng chùm, còn có tên gọi khác là hoa huỳnh liên, thường được trồng ven đường để tạo cảnh quan. Theo người dân Tân Trụ, cây hoàng yến dễ trồng, cao từ 2-5m và nở hoa quanh năm. Mỗi đợt hoa thường kéo dài khoảng 1 tuần. Ở Việt Nam, loài hoa này được trồng nhiều ở phía Nam, nhất là Vùng Đồng bằng sông Cửu Long./.
Trải nghiệm du lịch nông thôn cùng đồng bào Pà Thẻn Người Pà Thẻn ở Tuyên Quang đang nỗ lực gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa độc đáo, đặc sắc của dân tộc mình để phát triển loại hình du lịch nông thôn hấp dẫn, gắn với xây dựng nông thôn mới. Các cô gái Pà Thẻn ở thôn Thượng Minh (huyện Lâm Bình, Tuyên Quang) dệt thổ cẩm truyền thống....