Độn cằm bằng filler có gây biến chứng không?
Hiên nay co rât nhiêu phương phap thâm my hiên đai ra đơi mang đên hiêu qua lam đep cưc cao. Tuy nhiên cac phương phap đo liêu co an toan hay không? Co gây ra nhưng biên chưng gi hay không?
Đôn căm filler co an toan không? Co gây biên chưng gi không?
Tiêm căm filler đat chuân Hoa Ky
Đôn căm filler la phương phap thâm my không dao keo đươc rât nhiêu ngươi trên toan thê giơi ưa chuông. Chât lam đây filler đươc cuc quan ly thưc phâm va dươc phâm hoa ky chưng nhân an toan đôi vơi sưc khoe con ngươi. Nêu ban đươc cac bac sy chuyên môn thưc hiên vơi chât filler chinh hang thi viêc tiêm căm filler se không gây ra bât ky tac dung phu hay biên chưng nao.
Nhưng biên chưng thương găp khi tiêm filler đôn căm tai đia chi kem uy tin
Tuy phương phap đôn căm filler đươc đanh gia la phương phap thâm my không dao keo, an toan va mang lai hiêu qua cao. Thê nhưng hiên nay co qua nhiêu cơ sơ thâm my moc lên, co nơi đam bao chât lương nhưng môt sô thi không. Ho sư dung chât lam đây hang nhai, co pha lân nhiêu tap chât nên khi đưa vao cơ thê dê gây ra nhiêu biên chưng nguy hiêm như:
- Cằm bi sưng đỏ lâu ngày.
- Căm co hiên tương chảy mủ.
- Co dâu hiêu bi hoại tử cằm.
Video đang HOT
- Dang căm lệch, biến dạng.
Độn cằm bằng chất làm đầy Filler giữ được bao lâu?
Duy tri chiêc căm V line thon gon đươc bao lâu
Tuy tưng loai filler va tuy cơ đia cua môi ngươi ma thơi gian duy tri hiêu qua cua phương phap tiêm filler se đươc duy tri khac nhau. Tuy nhiên trung binh thi phương phap tiêm filler se co hiêu qua trong khoang thơi gian tư 1 đên 3 năm.
Chi phí độn cằm filler khoảng bao nhiêu?
Chi phi tiêm đôn căm filler phu thuôc vao tinh trang căm hiên tai va lương filler cân tim vao căm cua ban. Tuy nhiên thông thương viêc tiêm căm filler chi dao đông trong khoang tư 8 đên 15 triêu đông tuy theo tưng loai filler khac nhau.
Tông kêt
Đê đam bao co đươc kêt qua thâm my đep ưng y lai an toan, tuy tin không sơ nhưng biên chât co thê xay đên. Thi viên thâm my Orchard chinh la đia chi chât lương hang đâu tai khu vưc Ha Nôi giup chi em tim lai ve tre trung tư tin cua ngươi phu nư hiên đai
L. Hương/ Sức Khỏe 365
Bạn đang đọc bài viết Độn cằm bằng filler có gây biến chứng không? tại chuyên mục Xã hội của báo Đời sống Pháp luật. Mọi thông tin góp ý phản hồi xin gửi về hòm thư dsplonline.toasoan@gmail.com hoặc Hotline: 098.310.8812
.Theo Doisongphapluat
Giúp người đột quỵ trở về cuộc sống bình thường
Mỗi năm, Việt Nam có hơn 200.000 trường hợp bị đột quỵ. Ước tính cứ 45 giây có 3 người bị đột quỵ và trong 6 người bị đột quỵ thì có 1 người tử vong, 2 người bị biến chứng
Ca đột quỵ mới nhất Bệnh viện (BV) Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ cứu sống dù chỉ còn 1% cơ hội sống là bệnh nhân K.D.T (51 tuổi, Hậu Giang). Ông T. vào viện trong tình trạng hôn mê sâu, xuất huyết cầu não rất nặng, đồng tử co nhỏ, mất phản xạ ánh sáng 2 bên, sốt cao 40-41 độ C...
Chạm cánh cửa tử thần
Đứng trước sự sống mong manh như vậy, thông thường các bác sĩ khuyên người nhà nên chở bệnh nhân về. Tuy nhiên, từ phản xạ chân phải của bệnh nhân nhúc nhích rất nhẹ, gia đình và các bác sĩ quyết tâm níu giữ cơ hội sống cho ông. Kỳ diệu thay, 3 ngày sau bệnh nhân hồi tỉnh.
TS-BS Trần Chí Cường, Chủ tịch Hội Can thiệp Thần kinh TP HCM, Giám đốc BV Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ, cho biết thông thường những trường hợp đột quỵ nhồi máu não hoặc xuất huyết não thì biện pháp điều trị tối ưu là can thiệp nội mạch hoặc phẫu thuật cho bệnh nhân. Tuy nhiên, một số trường hợp giống như bệnh nhân T., các biện pháp đó không còn hiệu quả do vùng tổn thương quá nặng và khó lòng can thiệp. Lúc này điều trị hồi sức tích cực nội khoa là giải pháp duy nhất cho bệnh nhân.
Tại các BV lớn trên địa bàn TP HCM như Chợ Rẫy, Đại học Y Dược, Nhân Dân 115 TP HCM..., tình trạng bệnh nhân đột quỵ nhập viện ngày càng đông. Chỉ riêng BV Nhân Dân 115, theo TS-BS Phan Văn Báu, Giám đốc BV, bình thường nơi đây chỉ điều trị nội trú khoảng 120-130 ca nhưng hiện nay con số này là khoảng 150-180 ca. TS-BS Nguyễn Huy Thắng - Phó Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, Trưởng Khoa Bệnh lý Mạch máu não BV Nhân Dân 115 - cho biết trong năm 2018, BV tiếp nhận cứu chữa gần 12.000 trường hợp đột quỵ, cao gấp hàng chục lần so với nhiều BV lớn trên địa bàn TP HCM. Riêng năm 2019, tính từ đầu năm đến nay, con số này đã là cả chục ngàn trường hợp. Tuổi thường gặp nhất của đột quỵ trung bình 60-70 tuổi. Gần đây, số bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ xảy ra khá nhiều.
TS-BS Trần Chí Cường cho hay hiện những cái chết bất ngờ ở tuổi 40 vì đột quỵ trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Tuổi 40-45 chiếm hơn 1/3 các ca đột quỵ thường do các yếu tố nguy cơ, thói quen xấu: stress cao độ, lạm dụng rượu bia, nghiện thuốc lá... Ghi nhận hơn 1.600 ca đột quỵ đến BV Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ, những nguyên nhân thường gặp là cao huyết áp, béo phì, cholesterol cao, bệnh lý tim mạch, hút thuốc lá...
Chữa trị đột quỵ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ
Tối ưu chuẩn hóa cứu người
Theo các chuyên gia, trong cấp cứu đột quỵ, thời gian để cứu não là rất quan trọng, vì mỗi phút qua đi sẽ có 2 triệu tế bào thần kinh bị mất. Nếu ngưng đập trong gần 20 phút tim vẫn có thể hồi phục nhưng chỉ thiếu ôxy chưa đến 10 giây, người ta đã mất ý thức, não tổn thương khó hồi phục.
Trong thời gian gần đây, trên địa bàn TP HCM việc điều trị bệnh nhân đột quỵ ngày càng chuyên nghiệp mang lại cơ hội cao cứu sống người đột quỵ. Hiện nay, BV Nhân Dân 115 và BV Đại học Y Dược TP HCM là những cơ sở đầu tiên ở châu Á đạt chuẩn Chất lượng điều trị vàng của Hội Đột quỵ châu Âu (ESO).
TS-BS Nguyễn Bá Thắng - Trưởng Trung tâm Khoa học Thần kinh BV Đại học Y Dược TP HCM, Phó Chủ tịch Hội Đột quỵ TP HCM - cho biết đột quỵ là phải chạy đua với thời gian để cứu tế bào não. Tuy nhiên, không chỉ thời gian quyết định chất lượng điều trị và sự an toàn của người bệnh, mà đơn vị tiếp nhận điều trị còn cần phải tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa như cấp cứu, chẩn đoán hình ảnh, thần kinh, can thiệp thần kinh, hồi sức, xét nghiệm, cũng như của nhiều chuyên khoa khác để quá trình điều trị diễn ra toàn diện.
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cũng là tiêu chuẩn của ESO, tổng thời gian từ lúc người bệnh đến BV tới khi hoàn tất mọi việc và tiêm thuốc tan cục máu cần đạt dưới 60 phút. Hiện nay tại Việt Nam, một bệnh nhân đột quỵ khi "chạm" cánh cửa bệnh viện, đến lúc được tiêm thuốc tiêu sợi huyết (rTPA) là 44 phút, nhanh hơn quy trình hướng dẫn của Tổ chức Đột quỵ thế giới 16 phút. Riêng đơn vị đột quỵ BV Đại học Y Dược đã đạt được thời gian là 30 phút. "100% người bệnh nghi đột quỵ đều được chụp CT hoặc MRI não trong 60 phút đầu tiên, hầu hết là trong vòng 15 phút" - BS Bá Thắng thông tin thêm.
TS-BS Trần Chí Cường chia sẻ lâu nay có hơn 97% trong tổng số 10.000 ca đột quỵ mỗi năm của các tỉnh miền Tây đến BV quá trễ. Khoảng cách địa lý 200-300 km giữa các tỉnh và TP HCM khiến bệnh nhân tử vong hoặc tàn phế do đột quỵ. Việc có BV đột quỵ ở Cần Thơ vừa đi vào hoạt động mới đây đã mở ra cơ hội cứu sống bệnh nhân đột quỵ ở các tỉnh ĐBSCL, giảm tối đa số bệnh nhân bị trễ "thời gian vàng" cấp cứu.
Các chuyên gia cho biết dù y học hiện đại có thể cứu kịp nhiều trường hợp đột quỵ song vẫn còn những ngộ nhận chưa đúng cũng là một trong những thách thức trong điều trị đột quỵ. Sai lầm là khi thấy có người bất tỉnh, nhiều người cho rằng họ bị "trúng gió" và tìm cách sơ cứu bằng những biện pháp dân gian như giật tóc, xức dầu, cạo gió, bấm huyệt làm mất thời gian thay vì chuyển đến cơ sở y tế có chuyên khoa đột quỵ gần nhất để được sơ cứu và xử trí. Đến nay, trên địa bàn TP HCM có 17 BV có thể tiếp nhận và điều trị bệnh đột quỵ.
Giới chuyên môn cho rằng cứu sống một người đột quỵ mới chỉ là bước đầu. Điều cần hướng đến là chữa trị đột quỵ để bệnh nhân có thể quay về cuộc sống bình thường.
Bài và ảnh: NGUYỄN THẠNH
Theo nld.com.vn
Nọc độc rắn cạp nia, loại rắn phổ biến ở Việt Nam, gây chết người nhanh tới mức nào Rắn cạp nia là một trong những loài rắn độc nhất thế giới phổ biến tại Việt Nam, mỗi một vết cắn của rắn cạp nia có thể gây ra tỷ lệ thiệt mạng lên tới 75%. Rắn cạp nia là một loài rắn độc, thuộc họ rắn hổ, da vảy trơn bóng được sắp xếp thành các khoang đen trắng, sáng tối...