Domesco đối mặt chi phí nguyên liệu tăng, doanh thu giảm
Doanh nghiệp đã có kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu cho quý III và quý IV.
Năm 2020, công ty đặt kế hoạch doanh thu đạt 1.430 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 232,8 tỷ đồng.
Ngày 18/6, Công ty Xuất nhập khẩu Y tế Domesco (HoSE: DMC) đã họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 và thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh bao gồm doanh thu đạt 1.430 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 232,8 tỷ đồng, xấp xỉ thực hiện năm ngoái.
Năm 2019, Domesco ghi nhận doanh thu là 1.468 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 232,6 tỷ đồng. Doanh nghiệp dự kiến trả cổ tức năm 2019 và 2020 bằng tiền mặt, tỷ lệ 25%/năm.
Một số nội dung đáng chú ý tại phiên thảo luận.
Ngành dược phẩm nói chung và Domesco chịu ảnh hưởng như thế nào trong đại dịch Covid-19?
Nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19, từ tháng 3 đến nay, nhiều nước trên thế giới đã thực hiện đóng cửa biên giới. Điều này đã có những ảnh hưởng nhất định đến chuỗi cung ứng nguyên vật liệu của ngành dược phẩm. Trong lúc nhu cầu về một số sản phẩm y tế và bảo vệ sức khỏe tăng cao, nguồn nguyên liệu trở nên khan hiếm và chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, dẫn đến tình trạng giá nguyên liệu tăng cao và vận chuyển khó khăn.
Đến thời điểm hiện tại, thị trường cung cấp nguyên liệu vẫn chưa trở lại bình thường do nhiều quốc gia chưa mở cửa biên giới, phương tiện vận chuyển hạn chế. Điều này khiến giá thành vận chuyển tăng cao nhiều lần, giá nguyên phụ liệu nhập khẩu tăng cao, từ đó, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Video đang HOT
Trong bối cảnh đó, các công ty dược và Domesco đều phải đối mặt với những vấn đề như chi phí nguyên liệu, chi phí vận chuyển gia tăng. Tại Domesco, kênh bán hàng trong bệnh viện chiếm tỷ trọng cao, thời gian thực hiện giãn cách, bệnh nhân giảm 80-95% tùy bệnh viện. Khách hàng kênh nhà thuốc cũng hạn chế ra ngoài, giảm mua bán trực tiếp và làm doanh thu giảm.
Trong tình hình dịch bệnh, công ty có thay đổi gì về hoạt động kinh doanh không?
Ngay khi đại dịch bùng phát tại Việt Nam, Domesco đã triển khai nghiên cứu sản phẩm mới như dung dịch sát trùng y tế, khẩu trang kháng khuẩn – kháng giọt bắn. Doanh nghiệp ưu tiên dành sản phẩm khẩu trang 3 lớp phục vụ nhu cầu trong nước và tham gia xuất khẩu sang các thị trường Nhật, Pháp, Ý.
Nhờ vậy, doanh thu và lợi nhuận trong 5 tháng đầu năm vẫn tăng so với cùng kỳ. Về kế hoạch sắp tới, Domesco tiếp tục bổ sung các sản phẩm mới vào danh mục.
Domesco đã chuyển hướng kinh doanh, tuy nhiên, ngoài việc phát triển về vật tư y tế thì công ty có kế hoạch phát triển nào cho sản phẩm thuốc và kế hoạch xuất khẩu quý III và IV?
Trong khoảng đầu tháng 2, khi nhận định về tình hình dịch bệnh, Ban điều hành Domesco đã làm việc với Phụ trách chuỗi cung ứng toàn cầu của Abbott để nhận định tình hình và nguồn cung ứng nếu dịch bệnh bùng phát. Đến thời điểm hiện tại, doanh nghiệp không thiếu nguyên liệu để sản xuất và cũng không phải mua nguyên liệu với giá cao đột biến. Doanh nghiệp đã có kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu cho quý III và quý IV. Vì vậy, kế hoạch sản xuất kinh doanh sẽ không thay đổi nhiều so với dự kiến.
Từ tháng 6, công ty sẽ cung cấp sản phẩm khẩu trang y tế chất lượng cao ra thị trường và đây sẽ là một trong những mặt hàng xuất khẩu trong thời gian tới. Đối với quần áo chống dịch, công ty đang thực hiện các thủ tục đấu thầu quốc tế nhằm phục vụ việc xuất khẩu.
Về tình hình xuất khẩu, thị trường Myanmar được nhiều tài trợ và không tổ chức đấu thầu thuốc trong năm 2019. Tuy nhiên, từ quý I/2020, tổ chức đấu thầu trở lại và Domesco tiếp tục cung ứng cho thị trường này.
Trong năm 2018, 2019, Domesco đã tiến hành thử tương đương sinh học đối với các sản phẩm xuất khẩu vào Philipines do yêu cầu của quốc gia này. Trong năm 2020, Domesco có đơn hàng liên tục vào thị trường này trong quý III và quý IV.
Tại thị trường Nam Mỹ, công ty đã có đơn đặt hàng cho 2 quý cuối năm và vẫn cung ứng hàng hóa qua đường biển trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng.
"Ngấm đòn" Covid-19, giá nhà đất Tp.HCM bắt đầu "xì hơi", giao dịch giảm thê thảm
Trước tính hình đại dịch Covid-19 có thể kéo dài, giá nhà đất tại Tp.HCM bất ngờ giảm nhiệt rõ nét. Nhiều chủ đất, giới đầu tư bắt đầu hạ giá để bán ra. Giao dịch có những nơi giảm 70% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mới đầu năm 2020 nhưng thị trường bất động sản lại phải đối mặt với hàng loạt khó khăn. Trong khi hàng trăm dự án đứng bánh vẫn chưa được tháo gỡ thì thị trường lại phải đối mặt với nguy cơ lượng giao dịch ảm đạm do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Trước đó, nhiều chuyên gia nhận định rằng sang năm 2020 giá nhà đất sẽ còn tăng mạnh do nguồn cung khan hiếm. Tuy nhiên, ghi nhận trong những tháng đầu năm 2020 thì thị trường đã có sự chững lại rõ nét. Đặc biệt sau 2 tháng cả thế giới đối mặt với dịch Covid-19, giá nhà/đất ở Tp.HCM bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt. Nguyên nhân là do nguồn cầu từ giới đầu tư giảm mạnh. Mặt bằng chung ở các doanh nghiệp ghi nhận tình hình kinh doanh không mấy khả quan.
Cụ thể, tại nhiều phòng giao dịch rơi vào tình trạng ế ẩm, lượng khách hàng ghé đến chỉ lẻ tẻ vài người. Có những dự án dù liên tục đẩy mạnh truyền thông nhưng cũng không khá hơn là mấy. Doanh thu hạn hẹp, nhiều công ty địa ốc phải đóng cửa hoặc cho nhân viên hoạt động không lương, chỉ hỗ trợ tiền xăng xe đi lại. Nếu có giao dịch thì họ được hưởng hoa hồng nhưng không ít môi giới rơi vào cảnh thất thu.
Ghi nhận ở thị trường nhà phố, biệt thự, đất nền cũng không mấy khả quan. Do ảnh hưởng của dịch, lượng khách tìm đến các phòng giao dịch nhà đất tại các địa bàn như Quận 12, Quận 9, Quận Thủ Đức... giảm khoảng 70% so với cùng kỳ. Trước tình hình này, nhiều người muốn bán nhà đất nhưng đều rơi vào thế "kẹp hàng". Bán giá cao đã khó khăn, nhiều chủ nhà và giới đầu tư chấp nhận giảm giá từ 5-15% so với mức giá rao bán trước đó nhưng vẫn không tìm được khách mua.
Ghi nhận sơ bộ ở thị trường Quận 9 hiện mức giá đã giảm nhiệt so với thời điểm đầu năm. Trên các trang mạng xã hội, dễ dàng bắt gặp nhiều bài đăng, quảng cáo đất ở khu vực này với mức giá thấp hơn cách đây ít tháng, giảm giá từ 5-7 triệu/m2 nhưng lượng tương tác vô cùng ít ỏi.
Thậm chí, nhiều chủ đất do cần tiền muốn bán nhanh, giảm giá kèm nhiều chương trình khuyến mãi nhưng thực tế rất khó tiếp cận khách hàng. Tương tự ở quận 12, nhiều chủ đất cho biết đã tìm cách giảm giá xuống để kéo nhà đầu tư quay trở lại nhưng tình hình giao dịch cũng ảm đạm.
Điển hình là câu chuyện của chủ một khu đất tên Nguyễn Văn T. tại phường Tân Thới Hiệp, Quận 12. Do cần tiền đi nước ngoài định cư, người đàn ông này rao bán một khu đất đang xây nhiều phòng trọ cho thuê từ giữa năm 2019, mức giá đưa ra là 7,5 tỉ đồng.
Tuy nhiên, sau nhiều tháng rao bán không có kết quả, ông T. đã tự giảm giá xuống còn 6,5 tỷ đồng. Chủ khu đất trên cũng gửi nhiều phòng giao dịch và "cò đất" nhờ bán hộ, hứa thưởng hoa hồng cao nhưng cho đến nay miếng đất vẫn nằm treo một chỗ.
Tuy vậy, nhiều chuyên gia vẫn lo ngại rằng việc giá nhà/đất hạ nhiệt chỉ là tạm thời trước mùa dịch. Bởi những dự báo trước đó về xu hướng trong năm 2020 vẫn là giá nhà đất tiếp tục leo thang và thị trường sẽ có dấu hiệu giảm tốc mạnh. Trong khi đó, giới đầu tư dường như cũng bắt đầu nản chí. Họ dần chuyển qua kinh doanh các mặt hàng khác thay vì đổ tiền vào BĐS như trước đây.
Hạ Vy
Theo Nhịp Sống Việt
Cao su Thống Nhất đưa hơn 64.000 cây cao su ra thanh lý Giá khởi điểm tính cho cả lô hơn 11 tỷ đồng. CTCP Cao su Thống Nhất (mã chứng khoán TNC) công bố Nghị quyết HĐQT về việc bán thanh lý cây cao su. Theo đó Cao su Thống Nhất dự kiến mang 64.470 cây cao su ra thanh lý, trong đó có các cây cao su tại Nông Trường Hòa Bình 2 (trên...