Đời vui vì có Phúc làm thiện nguyện
“Với em thiện nguyện là một trong những điều hiếm hoi không phân biệt tuổi tác, địa vị, tầng lớp, chỉ cần ta tình nguyện hướng tới và dám hành động vì cái thiện, cái tốt đẹp ở đời”.
Cậu học trò 17 tuổi Lê Văn Phúc (học sinh lớp 12 trường chuyên Gia Lai, tỉnh Gia Lai) – điều phối viên của hơn 15 dự án vì cộng đồng, bắt đầu câu chuyện với chúng tôi bằng một nhìn nhận sâu sắc như thế.
Lê Văn Phúc: Thiện nguyện không phân biệt tuổi tác, địa vị.
Lê Văn Phúc chia sẻ, ngay từ nhỏ em đã rất thích làm từ thiện nhưng khi ấy chưa có đủ điều kiện để làm nhiều việc có ích cho cộng đồng.
Tuy nhiên, suy nghĩ phải làm việc gì đó giúp đỡ người khác đã thôi thúc Phúc thành lập một hội, nhóm để quy tụ những bạn trẻ có cùng đam mê, nhiệt huyết cống hiến cho xã hội.
Ngày 2/9/2018, Phúc đứng ra thành lập CLB từ thiện Fly To Sky nhằm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện đến trường. Lúc mới bắt đầu thành lập, CLB có 40 thành viên, chủ yếu là học sinh Trường chuyên Hùng Vương, TP Pleiku, Gia Lai.
Sau đó, thành viên của CLB cứ tăng dần lên đến con số 90, thành viên trẻ nhất mới 15 tuổi còn người lớn nhất gần 40 tuổi.
Dù bận rộn với việc học của một học sinh trường chuyên, là thành viên đội tuyển học sinh giỏi quốc gia môn Địa lý, nhưng Phúc luôn tranh thủ mọi thời gian rảnh rỗi của cá nhân cho công việc thiện nguyện, làm việc vì cộng đồng.
Các dự án cộng đồng do Phúc sáng lập đều hướng tới mục tiêu giúp đỡ trẻ em mồ côi, khuyết tật ở các trung tâm bảo trợ xã hội và học sinh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…
Video đang HOT
Tiêu biểu như dự án “Đổi sách lấy cây” được tổ chức 4 đợt trong vòng hơn 1 tháng tại Pleiku, Gia Lai vào năm 2019 đã thu hút được đông đảo người tham gia. Các tình nguyện viên (TNV) đã tạo ra những điểm đổi cây lấy giấy, sách cũ từ người dân. Sau đó, giấy loại, giấy cũ được các bạn trẻ phân loại bán đồng nát, còn sách cũ được các TNV phân loại tặng cho học sinh nghèo.
“Khó nhất lúc của chúng em là niềm tin của Mạnh Thường Quân. Mỗi cây sen đá khi đó phải mua với giá 8.000 đồng/cây. Vốn không có, chúng em phải mua chịu và xin chủ vườn cho thanh toán sau khi thu tiền từ bán giấy lộn. Rất may, lòng tốt của chúng em đã lan sang cả các Mạnh Thường Quân. Dự án đó chúng em chỉ phải bỏ tiền mua 500 cây sen đá ban đầu, hơn 1.000 cây còn lại được các Mạnh Thường Quân tặng cho chương trình khi hiểu được ý nghĩa của dự án”, Phúc hồ hởi kể lại.
Các tình nguyện viên (TNV) tham gia dự án “Đổi sách lấy cây” của Lê Văn Phúc.
Nói thêm về dự án này, Phúc cho biết: “Sau khi triển khai 4 đợt, nhóm đã thu được gần 10 tấn giấy, sách, phân loại được 500 bộ sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 tặng cho học sinh nghèo trong dự án “Cùng em tới trường” tại huyện nghèo Kong Chro (Gia Lai); hơn 2.000 đầu sách tham khảo, truyện các loại làm “tủ sách Bồ Câu Trắng” tại 2 trường nghèo cũng tại huyện này. Ngoài ra, dự án cũng thu được hơn 25 triệu đồng từ việc bán giấy vụn và sẽ được dành mua quà tết cho trẻ em nghèo nơi đây”.
Không chỉ tham gia các dự án cho học sinh, nhóm thiện nguyện của Phúc cũng thực hiện thường xuyên những chương trình vì cộng đồng, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đơn cử cuối năm 2018, khi biết hoàn cảnh gia đình chị Ksor H’Bét (ở thôn Teng Nong, xã Ia Rong, huyện Chư Pưh) phải sống tạm bợ trong căn nhà chưa đầy 9m2, cuộc sống hết sức bấp bênh, Phúc đã cùng các bạn trong Câu lạc bộ Fly To Sky tổ chức đêm nhạc từ thiện, quyên góp tiền và nhu yếu phẩm hỗ trợ gia đình chị vượt qua khó khăn.
Đặc biệt, Phúc “bật mí”, em đang đầu tư thực hiện Dự án “Smile class”- dạy học tiếng Anh miễn phí giúp học sinh khuyết tật có cơ hội học ngoại ngữ.
Cụ thể, dự án của Phúc bao gồm dạy tiếng Anh, tiếng Việt và cả kỹ năng sống cho học sinh nghèo mồ côi khuyết tật – một mô hình dạy giao lưu, kết nối, trau dồi kỹ năng sống cho các em thông qua các bài học. Lớp tiếng Anh sẽ tổ chức mỗi tuần 2 buổi (Thứ 7 & CN); lớp tiếng Việt kỹ năng sống dạy 1 tháng 2 buổi (dạy về các kỹ năng cơ bản, học về cách bảo vệ môi trường, yêu động vật, trò chơi thể chất…), giúp các em có thể vừa học vừa chơi.
Ngoài ra, nhóm của Phúc cũng đang điều phối một loạt các dự án như: Lớp học tương lai – chia sẻ cách phòng chống xâm hại trẻ em (1 tháng 1 buổi được tài trợ bởi UNWOMEN); Dự án Cùng em tới trường – Trao tặng quà cho 500 em học sinh và học bổng cho gần 30 em học sinh đến trường, kết hợp tổ chức chương trình Gian hàng giá 0 đồng với tổng kinh phí gần 70 triệu đồng…
Trong các dự án thiện nguyện do Phúc sáng lập hoặc làm điều phối viên, em luôn sẵn lòng tham gia các hoạt động thiện nguyện với vai trò TNV, trực tiếp tham gia từ việc nhỏ nhất cho tới vai trò điều phối, dẫn dắt và tạo động lực cho các thành viên khác.
Trong năm 2019, nhóm của Phúc đã thực hiện thành công hơn 10 chương trình, dự án với tổng kinh phí tiền mặt (không tính hiện vật tài trợ) gần 200 triệu đồng; hỗ trợ được gần 2.000 trẻ em, hơn 2.000 phần quà, 50 suất học bổng tiền mặt, hỗ trợ được gần 50 em được tiếp cận về kỹ năng sống thông qua kiến thức.
Thông qua các hoạt động, Phúc đã kết nối 200 tình nguyện viên, chủ yếu là học sinh trên địa bàn tỉnh Gia Lai tham gia hoạt động tình nguyện.
Về điều hài lòng nhất ở năm 2019, Phúc nói ngắn gọn: “Đó là tình cảm chân thành từ mọi người”.
Theo Phúc, cuộc sống vẫn còn nhiều hoàn cảnh khó khăn, nhưng cũng có rất nhiều tấm lòng sẵn sàng sẻ chia, đùm bọc. “Em sẽ tiếp tục công việc thiện nguyện này dù cho năm 2020 sẽ phải dành thời gian thi đại học. Em sẽ cân đối được và làm được, bởi khi mình đam mê thực sự, không có gì khó, từ thiện không dành riêng cho bất cứ độ tuổi nào”", Phúc quả quyết.
Gia Lai: Đồng loạt kiểm tra công tác phòng dịch trong ngày đầu tiên đi học
Hôm nay 2/3, Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai đã đồng loạt đến tất cả các trường THPT trên địa bàn tỉnh để kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19.
Trong sáng nay, Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai đã thành lập ra 2 đoàn xuất phát từ 5h nhằm kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Theo đó, đoàn 1 đi kiểm tra các trường THPT trên địa bàn TP. Pleiku và các huyện lân cận, do ông Lê Duy Định (Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai) làm trưởng đoàn. Đoàn 2 do ông Nguyễn Văn Long (Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai) đi kiểm tra tất cả trường THPT thuộc các huyện khu vực Đông Nam của tỉnh.
Đoàn Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai đã đồng loạt đi kiểm tra các trường THPT về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Duy Định - Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai cho biết: "Trước hết, đoàn kiểm tra về công tác vệ sinh khuôn viên trường và phòng học. Đặt biệt là kiểm tra các nhà vệ sinh đáp ứng đủ nước sạch, nước sát khuẩn, xà phòng...cho học sinh sử dụng. Trong ngày đầu tiên đi học, các trường đều thực hiện đúng quy định là tổ chức chào cờ ngay tại lớp. Lồng ghép vào giờ chào cờ thì các giáo viên đã tuyên truyền cho học sinh về phòng chống dịch bệnh. Đoàn cũng kiểm tra xác suất các học sinh về những kiến thức phòng chống dịch bệnh...".
Các nhà vệ sinh, khuôn viên trường học được dọn dẹp, lau chùi thường xuyên. Đồng thời, nước sạch và dung dịch rửa tay được lắp đặt nhiều nơi để phục vụ học sinh.
Qua công tác kiểm tra, đoàn đã đánh giá các trường THPT trên địa bàn thực hiện tốt các quy định mà Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Đặc biệt, nhiều trường như Trường THPT Chuyên Hùng Vương, Trường THPT TP. Pleiku, Trường Cao đẳng Nghề Gia Lai đã nghiên cứu sản xuất dung dịch nước rửa tay nhằm phục vụ nhu cầu của giáo viên, học sinh trong nhà trường.
Tất cả các phòng học đều được đặt dung dịch nước rửa tay diệt khuẩn để học sinh sử dụng.
Thầy Nguyễn Đình Trung - Hiệu trưởng THPT TP. Pleiku) cho biết: "Các công tác phòng chống dịch bệnh được nhà trường thực hiện từ thời gian lúc bắt đầu xuất hiện thông tin dịch Covid-19 trong và ngoài nước. Công việc vệ sinh trường lớp và tuyên truyền được đẩy mạnh thường xuyên.
Đồng thời, Tổ Hóa - Sinh trong nhà trường đã nghiên cứu, sản xuất hàng trăm bình dung dịch nước rửa tay diệt khuẩn để đặt trong khuôn viên và từng phòng học cho các học sinh sử dụng. Hiện nhà trường đã gửi mẫu dung dịch đến khu xét nghiệm (bệnh viện tỉnh Gia Lai) để kiểm định, đánh giá chất lượng nước rửa tay theo quy định".
Phạm Hoàng
Theo Dân trí
Chàng trai mắc ung thư và giấc mơ Cầu Vồng cho trẻ em nghèo Mang trong mình căn bệnh ung thư giai đoạn cuối, tưởng chừng Nguyễn Công Nội (SN 1992, thôn Nam Tân, xã Cư Kpô, huyện Krông Búk, Đắk Lắk) suy sụp khi nghĩ đến cái chết đang cận kề... Nhưng không, Nội đã viết tiếp một giấc mơ đẹp cho trẻ em nghèo ở đại ngàn nắng gió. Lớp học vui vẻ của thầy...