Đôi vợ chồng như 2 thái cực quyết dùng 1 cách lạ lùng để giải quyết xung đột: Hóa ra, hôn nhân cần “những chiếu nghỉ” để mọi “nồi nước sôi” có thể nguội bớt!
“Hãy hòa giải với chính mình và bắt đầu lần nữa ‘hôn’ lại cái ‘nhân’ của đời mình!”.
Đã ai từng hơn 1 lần mất niềm tin vào hôn nhân khi đang sống trong hôn nhân? Đã ai từng muốn “bỏ quách cho xong” khi phát hiện người bạn đời của mình không được như kì vọng?
Châm ngôn “nâng lên được đặt xuống được, có được thì bỏ được” dường như đã được áp dụng sai cách để rồi, càng ngày càng xảy ra nhiều cuộc ly hôn chóng vánh vì những lý do không đáng.
Hôn nhân cần “những chiếu nghỉ” để mọi “ nồi nước sôi” có thể nguội bớt
“Giãn cách” trong hôn nhân – Một góc nhìn rất mới mẻ nhưng cũng đầy sâu sắc của Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Lan Hải, nổi tiếng bởi hàng loạt chuyên mục về giới tính trên rất nhiều tờ báo, kênh truyền hình sẽ cho chúng ta nhiều điều suy ngẫm.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Lan Hải
“Hồi học lớp Năm, lớp tôi có hai chị em sinh đôi tên Hạnh và Phúc. Cả hai đều hồn nhiên, học giỏi, thân thiện, thích tham gia các hoạt động văn nghệ thể thao ở trường.
Video đang HOT
Khi được hỏi xuất xứ cái tên kép này, bạn kể: Ngày đó cha mẹ bạn đều là tiểu thư, công tử tập kết ra Bắc, làm chung trong bệnh viện quân y. Xa nhà, xa quê hương, tuổi còn trẻ lại không có người thân ở bên cạnh làm chỗ dựa nên ‘thương nhau lắm cắn nhau đau’ hoài. Rốt cuộc hai người chọn cách rời nhau ra: Mẹ bạn ở lại căn buồng trong khu tập thể, cha bạn coi bệnh viện là nhà.
Phải tá túc trong bệnh viện cha bạn mới thấm hết những khó khăn vất vả của vợ khi duy trì đời sống gia đình thời chiến. Thui thủi một mình trong căn phòng tập thể vắng teo, mẹ bạn chẳng có ai để ‘giận cá chém thớt’. Sau chừng nửa năm, cha bạn gọn gàng ngăn nắp hơn và ‘trình’ nấu nướng đã ‘lên 1 tầm cao mới’ (ở nhờ trong khoa thì buông quăng bỏ vãi thế nào được!), mẹ bạn bớt nhõng nhẽo và thôi hẳn tính cằn nhằn.
‘Nồi nước sôi’ đã nguội dần, cả hai đều ‘tiến bộ’ và sửa được những thói xấu mà người bạn đời không hài lòng. Họ trở về với nhau, tốt đẹp hơn con người cũ, yêu nhau hơn, nhường nhịn nhau hơn và cặp song sinh ra đời.
Chúng tôi tò mò hỏi sau lần ‘ly thân’ ấy, cha mẹ bạn có thêm trận nào oanh liệt nữa không. Cả hai chị em đáp gần như đồng thanh: ‘Không bao giờ!’.
Đúng là khi mâu thuẫn vợ chồng căng thẳng, một số người chọn sống tách nhau ra một thời gian như khoảng giải lao giữa hai hiệp đấu, như cái ‘chiếu nghỉ’ trên cầu thang nhà cao tầng, chờ cho bớt ‘tim đập chân run’ rồi lấy sức vịn nhau mà leo tiếp!”.
“Nếu thực sự không tìm được lý do để kiên trì, hãy tự cho mình cái cớ để bắt đầu lại lần nữa”
Sau phần “giãn cách”, chắc chắn sẽ có nhiều kết quả có thể xảy ra đòi hỏi 2 bên phải đón nhận. Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Lan Hải phân tích những điều thực tế nhất trong hôn nhân:
“Có trường hợp đi luôn, có trường hợp quay lại, tùy vào lý do xung đột mà có kết quả khác nhau:
Nếu đấy là do tác động của ‘bên thứ ba’ như mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu, chàng rể ‘đại chiến’ với nhạc phụ đại nhân, va chạm giữa các thành viên trong gia đình, tác động của bạn bè hàng xóm, thất nghiệp, vỡ nợ,… hoặc chỉ là những bất hòa lặt vặt trong sinh hoạt không được tháo gỡ trở nên ‘cái sảy nảy cái ung’ thì chỉ cần sau một thời gian ‘giãn cách’ để lập nên trạng thái ‘bình thường mới’, xử lý nội bộ ổn thỏa, cả hai cân bằng được cảm xúc thì tình yêu của họ lại hồi sinh.
Còn nếu là những mâu thuẫn thuộc về tính cách (coi lấy vợ lấy chồng để có người dựa dẫm, dựa không được thì… giẫm; vũ phu; ngoại tình; phản bội; lừa dối; nghiện ngập,…) thì càng đi càng xa. Đó là chưa kể, có người còn tranh thủ lúc này làm những điều khuất tất sau lưng người bạn đời (cặp bồ giải sầu, tẩu tán tài sản,…), thậm chí ngầm cho thiên hạ biết ‘đang chờ ra tòa ly hôn’, có người ‘thả thính tùm lum’ và công khai ý định ‘thay ngựa giữa dòng’,…
Những trường hợp bạo lực hôn nhân (bạo hành thân thể, tình dục, cảm xúc, kinh tế,…) quãng thời gian này có khi trở thành vô ích và đầy rủi ro: Sau khi rời chỗ hòa giải, ngay trên đường về nhà bạo lực đã lập tức leo thang, về nhà mẹ đẻ lánh nạn vẫn bị chặn đường hỏi tội thậm chí đến xử cả nhà ngoại.
Chuyện như đùa ở Trung Quốc đầu năm nay là nhiều đôi vợ chồng đổ xô đi… bỏ nhau vì sợ ‘1 tháng suy nghĩ lại’, sau khi chính quyền áp dụng luật mới bắt buộc hai người phải cân nhắc trong 30 ngày trước khi tiến hành thủ tục ly hôn, nhằm tìm cách ngăn những cuộc hôn nhân tan vỡ gia tăng trong hai thập kỷ qua. Những người phản đối cho rằng làm thế chỉ kéo dài thời gian vô ích, phần thiệt thòi lại nghiêng về người phụ nữ.
Trong cuốn ‘999 lá thư gửi cho chính mình’ (Quỳnh Nhi dịch từ tác giả có bút danh Miêu công tử), có câu: ‘Nếu thực sự không tìm được lý do để kiên trì, hãy tự cho mình cái cớ để bắt đầu lại lần nữa’. Đúng là để tránh những ca ly hôn hấp tấp ở những cặp vợ chồng hiện đại, ‘giãn cách’ là để hướng đến sự đoàn tụ, chứ không phải để dẫn đến tan đàn xẻ nghé, càng không phải là bước đệm để xúc tiến ly hôn mà là cơ hội để tái gắn kết quan hệ vợ chồng. Hãy hòa giải với chính mình và bắt đầu lần nữa ‘hôn’ lại cái ‘nhân’ của đời mình”.
Đừng vì 1 chữ “vội” mà mang “tội” cả đời
Đó là lý do tại sao hình thành khái niệm “ly thân”. Như bác sĩ Lan Hải đã nói, cuộc hôn nhân nào cũng sẽ có vấn đề trong 1 giai đoạn nào đó, mỗi người mỗi cảnh nhưng khi có ý định kết thúc hãy nghĩ về lý do bắt đầu. Hôn nhân đòi hỏi sự nhẫn nại và bao dung.
Đời người quá dài nhưng thời gian được yêu thương nhau chẳng phải quá lớn. “Giãn cách” để cả 2 có cơ hội nhìn lại, trấn tĩnh lại, suy nghĩ thấu đáo về những gì đã đi qua và những quyết định sắp tới.
Không ai đứng dưới chân núi mà có thể nhìn thẳng được lên đỉnh núi. Phài lùi lại, tầm nhìn của bạn mới rộng mở, bạn mới có thể nhìn sâu thẳm vào con người đối phương. Nóng vội chỉ khiến chúng ta đưa ra những lựa chọn sai lầm. Và có những sai lầm không còn cơ hội để sửa chữa nữa.
Vứt đi thì dễ nhưng sửa được mới khó. Nếu cuộc hôn nhân của bạn quá ngột ngạt và mệt mỏi hãy “giãn cách” để cho nhau thêm thời gian. Kết quả có ra sao thì bạn cũng đã cố gắng hết lòng để sau này không phải nói 2 chữ “giá như…”.
9 năm nhiều mồ hôi và nước mắt khi sống với chồng
Cuộc sống hôn nhân của tôi không mấy hạnh phúc. Tôi quá vất vả lo toan cơm áo gạo tiền.
Tôi 33 tuổi, kết hôn năm 2012, có hai bé trai, các con ngoan và học giỏi. Công việc chính của tôi là giáo viên mầm non, ngoài thời gian làm việc ở trường, tôi làm thêm một số công việc khác. Dường như tôi có rất ít thời gian để nghỉ ngơi, thường ăn cơm rất nhanh, bữa no bữa đói, ăn không đúng giờ; hậu quả là bị viêm loét dạ dày.
Chồng tôi làm nghề tự do, không ổn định, hay r ượu chè, anh theo kiểu "bỏ vợ chứ không bỏ r ượu", đã say lại hay thượng cẳng tay hạ cẳng chân. Anh không tu chí làm ăn lại muốn giàu nhanh nên chơi cờ bạc. Hai lần tôi vượt cạn, con ốm đau, chồng không có đồng nào. Anh vay tiền xã hội đen mua xe máy rồi không trả được, xe máy thì đem cầm cố; tôi lại đi trả nợ. Có lần anh say rư ợu, ra đường gây tai nạn và tôi lại đi đền. Những ngày làm được tiền anh đem đi đãi bạn bè, đi gái gú. Xin tiền tôi không được anh đòi ly hôn. Tôi không biết phải làm sao nữa. Nếu vợ chồng ly hôn, tôi phải chuyển công tác, con cái mỗi đứa một nơi, bố mẹ đẻ không cho tôi ly hôn vì sợ mang tiếng. Mọi người hãy cho tôi lời khuyên.
Chồng tránh ngủ với tôi Tôi sinh bé được gần một năm, vợ chồng ở trọ. Ban ngày chúng tôi đi làm, bà ngoại trông bé giúp. Tôi muốn tối được ngủ cùng với chồng con nhưng anh không muốn, cứ tránh né, muốn ngủ một mình. Tôi thấy anh lướt điện thoại chán chê rồi lại mở máy tính lên chơi game, không phụ vợ con gì...