Đôi vợ chồng bán vịt nhận nuôi 7 trẻ mồ côi người dân tộc
Dù kinh tế không khá giả với nghề bán vịt quay, nhưng vợ chồng anh Đỗ Văn Dương (SN 1989) và chị Kiều Thị Thu Lý (SN 1990) ở Hải Dương vẫn nhận nuôi 7 trẻ mồi côi.
Vợ chồng mồ côi thương cảm những đứa trẻ côi cút
Vài tháng trở lại đây, căn nhà trọ cũ trên phố An Ninh (phường Quang Trung, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) bỗng đầy ắp tiếng cười. Đây là tổ ấm mà anh Đỗ Văn Dương (SN 1989) và vợ là chị Kiều Thị Thu Lý (SN 1990) dựng lên khi đang nhận nuôi 7 trẻ mồ côi.
Chị Lý cho biết, các con đều là người Mông, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Vợ chồng chị chỉ nhận nuôi các cháu cho đến khi các cháu học xong, khôn lớn. Chính vì vậy, vợ chồng chị Lý không chuyển giấy tờ để nhận hẳn các cháu làm con nuôi.
Về cơ duyên nhận nuôi 7 trẻ, anh Đỗ Văn Dương cho hay, vợ chồng anh vốn là những người kém may mắn. Bản thân anh đã mất mẹ, vợ anh còn thiệt thòi hơn khi mất cả bố và mẹ. Sau nhiều năm kết hôn, 2 người vẫn chưa có con nên khi nhận nuôi các cháu, anh chị đều coi như con ruột.
“Trong những chuyến đi thiện nguyện tặng áo ấm cho các cháu ở vùng cao, vợ chồng mình được nhìn thấy, nghe kể về hoàn cảnh của những đứa trẻ, đứa thì mất cha, đứa thì mất mẹ. Sau nhiều chuyến đi, nhiều năm suy nghĩ, đến năm 2016, vợ chồng tôi quyết định đón 2 cháu nhỏ ở Tuyên Quang về nuôi”, anh Dương nhớ lại.
Hai cháu nhỏ được vợ chồng anh Dương đón về nuôi là anh em Thào.V.M (SN 2003) và Thào.A.S (SN 2004), ở huyện Na Hang. Hai cháu đã mất bố, mẹ đi bước nữa, để 2 con cho người chú nuôi dưỡng nhưng hoàn cảnh gia đình người chú cũng quá khó khăn. Vậy nên vợ chồng anh Dương quyết định đón 2 cháu về nuôi.
Khoảng một tháng sau, vợ chồng anh lại được cộng đồng người Mông giới thiệu 2 cháu là Giàng.A.T (SN 2003) và Giàng.A.L (SN 2005) ở Sơn La. Anh em T, L còn bố mẹ nhưng gia cảnh quá khốn khó, bố mẹ 2 bé không thể nuôi con nên vợ chồng anh Dương lại đón các con về nuôi ăn học.
Đến tháng 5/2021, vợ chồng anh Dương lại nhận nuôi thêm 4 trẻ nữa, là 2 cặp anh em ruột tại Sơn La và Thanh Hóa, từ 6-9 tuổi.
Vợ chồng anh Dương, chị Lý cùng các con đàn hát trong giờ chơi trước khi đi ngủ.
“Khi mình đón 4 cháu mới về, các con rất bỡ ngỡ, có bé lần đầu tiên ra khỏi bản. Các bé về đây, khó khăn nhất là ngôn ngữ, nhiều khi con nói mình không hiểu và mình nói các con cũng không hiểu. Các bé trước đó mình nhận nuôi đều là người dân tộc Mông nên anh lớn nói chuyện được với em bé. Dạy các con về đồ dùng sinh hoạt ở trong nhà, sau đó vợ chồng mình dạy bọn trẻ về tiếng Kinh, đọc bảng chữ cái, rồi tập đọc, tập viết cùng với nhau”, anh Dương nhớ lại.
Anh Dương vui vẻ kể chuyện, ban đầu đưa các con về, 4 anh em xếp 4 cái ghế ngồi ở cửa sổ ngắm ô tô. Khi nhìn những xe bồn chở bê tông, bọn trẻ hò nhau ra xem, thậm chí thấy những xe chở rác cũng hào hứng như vậy. Bọn trẻ vui thú như đến vùng đất mới, môi trường hoàn toàn khác lạ.
Video đang HOT
Anh Dương và chị Lý cùng dạy học thêm cho các con tại nhà.
5 năm nhận nuôi 8 trẻ
Nói về hoàn cảnh gia đình, anh Dương cho biết, anh quê ở Kinh Môn (Hải Dương), còn vợ là người Hà Tây (nay là Hà Nội). Ở quê, vợ chồng anh làm nông nghiệp, trồng cây và làm trang trại, chăn nuôi lợn, gà. Khi lên TP Hải Dương, vợ chồng anh xoay sở làm nhiều nghề để có tiền trang trải cuộc sống gia đình và nuôi đàn con nhỏ. Trong quá trình nhận nuôi bọn trẻ, một số người bạn cũng cùng chung tay hỗ trợ vợ chồng anh Dương.
Ở TP Hải Dương một thời gian, vợ chồng anh Dương bàn bạc với nhau, phải kiếm một công việc gì để vừa có thời gian chăm sóc các con, vừa đào tạo được cho những trẻ lớn về công việc này, cho các cháu tiếp cận với môi trường kinh doanh. Vậy nên vợ chồng anh đã mày mò tìm hiểu, làm vịt quay để bán.
“Khi đến đây, mình mở cửa hàng vịt quay và được rất đông đảo người dân đến mua ủng hộ, sau đó thấy ăn được, khách đã quay trở lại. Vợ chồng mình không có con nên mong muốn trong gia đình có những đứa trẻ để được chăm sóc, được ẵm bồng, yêu thương mỗi ngày. Điều này đã tạo thêm động lực cho vợ chồng mình chăm sóc các cháu”, anh Dương nói.
Hàng ngày chị Lý dẫn các con nhỏ tới trường.
Còn theo chị Lý, khi đón các cháu về nuôi, vợ chồng chị dạy cho các con những công việc cụ thể, từ việc nhặt rau, rửa bát, nấu ăn… đều cho con cùng làm. Dần dần, bọn trẻ đều biết tự rửa bát, biết nấu ăn, cháu lớn còn biết phụ giúp vợ chồng anh Dương công việc hàng quán.
Chị Lý cho biết, khi mở cửa hàng vịt quay, vợ chồng chị còn mong muốn truyền lại nghề này cho con nào thích để sau này các con có thể tự kiếm sống ở bất kỳ nơi nào.
“Tổng cộng, vợ chồng mình đón 8 trẻ về nuôi, trong quá trình chăm sóc các con, một số anh chị em cũng hỗ trợ. Năm ngoái, một cháu đã xin phép trở về quê, nên hiện tại vợ chồng mình đang nuôi 7 cháu”, chị Lý cho biết.
Thông tin với phóng viên, ông Nguyễn Đình Hồng – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Quang Trung cho biết, tháng 4/2021, vợ chồng anh Dương đến thuê nhà ở địa bàn của phường Quang Trung. UBND phường đã giao cho các bộ phận như công an để kiểm tra, xác minh, hướng dẫn các thủ tục về đăng ký nhân hộ khẩu thường trú, tạm trú.
Ông Hồng và cán bộ công an phường thăm hỏi, động viên các cháu nhỏ là con nuôi của vợ chồng chị Lý.
“Ngoài ra, UBND phường còn giao cho bộ phận tư pháp làm các thủ tục chuyên môn. Bản thân tôi cũng đã làm việc với anh Dương và chị Lý để giải thích cho anh chị ấy về việc làm từ thiện, nhân đạo nhưng phải đảm bảo về tính pháp lý, đảm bảo quyền con người, cũng như quy định của pháp luật về nuôi trẻ nhỏ”, ông Hồng nói.
Quảng Ninh: Đây là cách nông dân nơi này tiêu thụ hàng nghìn tấn nông sản ngon ơ qua mùa dịch
Thị xã Đông Triều là vùng trọng điểm phát triển nông nghiệp của tỉnh Quảng Ninh, với sản lượng nông sản các loại cung cấp ra thị trường đạt hàng nghìn tấn/năm.
Thời điểm dịch bệnh, bà con nông dân có lúc điêu đứng vì nông sản ùn ứ.
Bài học từ na dai Đông Triều
Năm 2021, thị xã Đông Triều có 1.550 hộ trồng na với trên 800ha (chủ yếu là na dai), tập trung tại các xã Việt Dân, An Sinh, Tân Việt, Bình Khê..., sản lượng dự kiến 6.500 tấn quả.
Thời điểm thu hoạch na chính vụ từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8, còn na gối vụ sẽ cho thu hoạch từ cuối tháng 10 đến hết tháng 11.
Thời điểm na dai thu hoạch bị ứ đọng, nhiều người dân vùng trồng na dai Đông Triều điêu đứng. Ảnh: Nguyễn Quý.
Tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, một số địa bàn tiêu thụ chính như Hà Nội, Hải Dương phải giãn cách, phong tỏa khiến việc tiêu thụ na gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, loại quả này chín theo thời điểm, lại khó bảo quản, nên thời gian từ lúc cắt na đưa đến tay người sử dụng chỉ được 1 - 2 ngày. Nếu không kịp vận chuyển, tiêu thụ, na sẽ hư hỏng, nhất là trong những ngày nắng nóng.
Ông Nguyễn Văn Được (thôn Tân Thành, xã Việt Dân, TX Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) cho hay, gia đình ông đang trồng hơn 1ha na dai, đăng ký thương hiệu sản phẩm nông sản địa phương OCOP và đạt tiêu chuẩn VietGAP.
Những năm gần đây, sau mỗi vụ na, trừ các chi phí, ông Được thu về hơn 200 triệu đồng. Nhưng kể từ khi dịch Covid-19 tái bùng phát tại một số tỉnh, thành, gia đình ông cũng như nhiều hộ trồng na ở Đông Triều đứng ngồi không yên, lo na không xuất bán được.
Thụ phấn cho na dai Đông Triều. Ảnh: Nguyễn Quý.
Bà Nguyễn Thị Liên (48 tuổi, xã Bình Khê, thị xã Đông Triều) cũng cho biết, việc đi lại qua các tỉnh, thành khó khăn, khiến các lái xe mất thời gian hơn để về Quảng Ninh cất hàng hoặc tăng thêm chi phí vận tải. Chưa kể, một số bạn hàng đang vùng có dịch, giãn cách, không thể về Đông Triều mua hàng như trước.
"Năm nay na dai Đông Triều được mùa, từng quả na được rửa sạch, dán tem QR, mã vạch truy xuất nguồn gốc. Na dai Đông Triều dịp này không lo về chất lượng mà chỉ ngại đầu ra do dịch bệnh đang phức tạp", bà Liên nói.
Nắm bắt được thực trạng này, TX Đông Triều đã và đang triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm, trong đó ưu tiên áp dụng thương mại điện tử và tạo "luồng xanh" để lưu thông hàng hóa.
Sản phẩm na dai Đông Triều được đăng tải, bày bán trên website dongtrieumart.vn
Trước bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến khó lường, vụ na năm nay, TX Đông Triều đã xây dựng các kênh thương mại điện tử để tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, na dai Đông Triều được đưa lên các trang bán hàng online được các cơ quan chức năng bảo hộ hợp pháp như Lazada, Sendo, Cuccu, DongTrieu Mart...
Thống kê của Phòng Kinh tế TX Đông Triều cho thấy, từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8, sản lượng na đầu mùa của thị xã đã tiêu thụ lên tới gần 4.000 tấn (hơn 50% tổng sản lượng).
Trong đó, đã có hơn 400 tấn na được bán qua kênh thương mại điện tử đến tay người tiêu dùng. Các kênh thương mại điện tử đang bán 2 sản phẩm na dai Đông Triều với giá 20.000 đồng/kg và 40.000 đồng/kg tùy loại.
Ông Nguyễn Xuân Long, Giám đốc HTX Na dai Đông Triều cho biết, lâu nay người nông dân vẫn khoán trắng việc tiêu thụ cho các thương lái, bạn hàng truyền thống. Dịch Covid-19 đã làm mọi người thay đổi nhận thức kinh doanh và tư duy phân phối.
Tiếp tục mở rộng thị trường
Bên cạnh những giải pháp tức thời hiệu quả, việc tiêu thụ nông sản cho người dân cũng được TX Đông Triều tập trung thực hiện với những giải pháp căn cơ, bền vững. Trong đó, chú trọng việc thu hút, liên kết với các doanh nghiệp, HTX tiêu thụ nông sản cho người dân.
Đại diện các sàn thương mại điện tử tìm hiểu các sản phẩm của Quảng Ninh tại lễ tôn vinh 27 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Quảng Ninh năm 2021. Ảnh: Nguyễn Quý.
Thực tế cho thấy, trên địa bàn TX Đông Triều đang có rất nhiều chuỗi liên kết sản xuất hoạt động rất ổn định. Đó là các sản phẩm sữa tươi An Sinh, khoai tây Atlantic, nếp cái hoa vàng, nấm ăn cao cấp, rươi...
Với việc triển khai sàn thương mại điện tử riêng của địa phương là Đông Triều Mart (tại địa chỉ http://dongtrieumart.vn), thị xã đang tiếp tục đưa thêm các sản phẩm nông sản của địa phương lên kênh bán hàng hiện đại này.
Trọng tâm là các sản phẩm: Gạo nếp cái hoa vàng, sữa tươi và sản phẩm từ sữa, nấm, sản phẩm từ rươi và cáy, na, vải, bưởi, thanh long, mít...
Đây đang là một bước đi hiệu quả để nông sản Đông Triều vươn ra thị trường với giá trị cao, góp phần duy trì ổn định sản xuất, đảm bảo thu nhập, đời sống của người nông dân.
Ông Đặng Đình Thắng, Trưởng phòng Kinh tế TX Đông Triều cho biết, 9 tháng năm 2021, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của TX Đông Triều đạt hơn 1.110 tỷ đồng, tăng 6,4% so với kịch bản.
Điều này đã khẳng định hiệu quả của các giải pháp phát triển ngành nông nghiệp thời gian qua của địa phương.
Hiện nay, thị xã cũng đang tích cực xây dựng, triển khai các giải pháp mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cũng như tìm đầu ra ổn định cho nông sản địa phương.
Chưa cân đối được vốn nâng cấp Quốc lộ 37, đoạn Gia Phù - Cò Nòi Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản trả lời kiến nghị của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La về việc đầu tư nâng cấp Quốc lộ 37, đoạn Gia Phù - Cò Nòi. Một đoạn đường quanh co, độ dốc lớn trên đèo Chẹn thuộc Quốc lộ 37 đoạn qua huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Ảnh minh họa:...