Đổi vị với bánh gạo lứt
Gạo lứt được biết đến với nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe. Ngoài cháo, cốm, … những món bánh gạo lứt được chế biến khéo léo mang đến những hương vị lạ cho người thưởng thức.
Bánh bèo gạo lứt nhẹ bụng, dễ ăn, dễ làm
Tình cờ được ăn bánh đúc gạo lứt mắm nêm ở nhà người quen trong thành phố, vậy là tôi quyết định dong xe chạy về Thanh Phước ( Hương Phong, Hương Trà) mua bằng được món bánh lạ này đãi mẹ chồng ngày cuối tuần.
Chợ Thanh Phước nằm dưới chân cầu Thanh Phước nhộn nhịp từ mờ sương. Ở đây hỏi hàng bánh chị Phượng ai cũng biết. Những thanh niên ngồi quán cà phê kể: “Nhiều người trên phố hay tìm về chị Phượng đặt bánh. Ngoài bánh đúc gạo lứt, họ còn đặt mua bèo, nậm, lọc”… Hàng bánh chị Phượng chỉ kê mấy cái ghế, người ăn ngồi quanh mâm bánh nhưng lúc nào hàng này cũng đông khách. Ngoài bốn mươi, chị Phượng có thâm niên hai mươi mấy năm làm bánh – nghề gia truyền của nhà chị ở làng An Thành (xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền).
Video đang HOT
Để có món bánh đúc lạ miệng, chị Phượng dầm gạo lứt chừng 5 tiếng rồi mang đi xay. Bột gạo lứt được cháo qua, sau đó đổ trên lá chuối cho vào nồi hấp đến khi bột không còn vón cục nữa thì cho bánh ra mâm. Bí quyết của chị Phượng là trộn thêm ít bột lọc cho bánh dai, dẻo, giòn. Mỗi ngày chị bán ổ bánh chừng 3 lon gạo lứt bên cạnh các loại bánh khác.
Bánh đúc này cắt hơn chục miếng hình thoi hay hình tam giác ăn với mắm nêm qua chế biến. Vị bánh dai giòn quyện với vị mắm đậm đà khiến món bánh này hợp với những ai thích “mặn miệng”. Mỗi dĩa bánh chỉ 5 ngàn đồng đủ làm no bụng thực khách ăn sáng. Một ổ bánh có đường kính 30cm giá chưa tới 50 nghìn đồng, thế nên gặp khách lạ qua chợ là món bánh đúc hết veo lúc 7-8 giờ sáng.
Khác với bánh đúc gạo lứt dân dã ở Thanh Phước, bánh bèo, bánh nậm gạo lứt ở nhà hàng chay Thiền Tâm lại hút khách bởi sự tinh tế và lạ miệng. Đây là món “đinh” giúp nhà hàng này hút khách và được đặt mua khá nhiều. Cách chế biến bánh bèo ở Thiền Tâm có cầu kỳ hơn: bột gạo lứt pha với bột sắn dây theo tỷ lệ nhất định, hòa với nước, cho ra khuôn hấp chín. Đậu đỏ nấu mềm tán nhuyễn, xào với paro và dầu mè để tạo vị béo cho nhân bánh. Cách làm bánh nậm cũng tương tự nhưng thêm lá để gói.
Khách đến, từng khay bánh được trình bày thẩm mỹ cùng nước chấm pha với đường vàng, ớt đỏ mang ra từng bàn. Mâm bánh gạo lứt có màu đỏ đẹp mắt, tỏa mùi thơm của dầu và đậu. Vị béo, mềm, lan ra đầu lưỡi khi thưởng thức món bánh này trong không gian thanh tịnh nhẹ nhàng thật là… ăn mà phải vận dụng nhiều giác quan. Chị Châu Thị Mỹ Anh, nhân viên nhà hàng Thiền Tâm cho biết, giá loại bánh này chỉ từ 9 đến 20 nghìn đồng/dĩa. Phần lớn khách đến Thiền Tâm đều gọi món này, thế nên muốn thưởng thức bánh bèo, bánh nậm gạo lứt phải đến sớm hoặc đặt nhà hàng từ trước.
Đặc sản Đà Nẵng giữa lòng Cố đô
Quán ăn nhỏ với cái tên rất dễ thương "Duyên quán" đã mang món bánh tráng cuốn thịt heo, một trong những đặc sản hàng đầu của thành phố Đà Nẵng đến với đất Huế.
Bánh tráng cuốn thịt heo được chế biến chỉnh chu
Theo cảm nhận của không ít thực khách, món bánh thoạt nhìn, thoạt nghĩ là bình dân ấy, khi được bày biện ra trước mắt, lại trở thành một món ăn thịnh soạn, được chế biến chỉnh chu, cẩn thận ... và "khó cưỡng cơn thèm mỗi khi nhắc đến".
Đầu tiên là thịt heo. Thịt heo được phục vụ bằng hai cách: luộc và quay. Với kỹ thuật luộc thịt kỳ công, miếng thịt luộc ngon, vừa chín tới, phần mỡ trong và phần da mềm vừa ăn, khi ăn không bị khô và cũng không ngán. Còn thịt quay thì vàng ươm, nhìn rất "đã" mắt, khi ăn vào miếng da dòn tan ngay trong miệng, trong khi phần thịt mềm và rất thơm.
Bánh tráng để cuốn thịt heo là loại bánh tráng dẻo thơm mùi gạo, có độ dày vừa phải, khi cuốn không bị rách và khi cắn lại rất mềm. Kế bên còn có dĩa bánh ướt, lót một lớp bánh ướt lên bánh tráng rồi cuốn, càng ngon, càng tuyệt.
Món ăn này ngon cũng lệ thuộc nhiều vào dĩa rau sống. Có rất nhiều loại rau tươi ngon được bày trí trên dĩa vô cùng bắt mắt, thêm một ít giá trắng, xoài, dưa leo thái lát mỏng, dài.
Tuy nhiên, điểm "mấu chốt" của món ăn này là chén mắm nêm. Loại nước chấm được pha chế đậm đà, hòa quyện với tỏi, ớt băm nhuyễn, vắt thêm miếng chanh chua chua, làm tan bớt mùi mắm, khi ăn thấy ngon lạ lùng.
Chén mắm nêm với sức hút khó cưỡng
Chị Đào Trần Thị Trà My - chủ Duyên quán chia sẻ: "Người Huế mình rất thích ăn mắm nêm, món bánh cuốn thịt heo chấm mắm nêm ở Đà Nẵng rất ngon, nhưng Huế lại chưa ai bán. Nhiều người mê bánh cuốn thịt heo phải vào tận Đà Nẵng để ăn, nên tôi quyết định mở quán, đưa món đặc sản này đến với người dân Huế. Tôi cũng biến tấu chén mắm nêm cho phù hợp với khẩu vị người Huế, bằng cách pha chế mắm đậm đà hơn và cay hơn".
Với không gian thoáng đãng, sạch sẽ, quán thích hợp phục vụ các bạn trẻ, gia đình, cán bộ, nhân viên văn phòng. Ngoài bánh tráng cuốn thịt heo, quán còn phục vụ bún mắm nêm thịt heo luộc/quay, với mức giá hợp lý từ 12.000-35.000đ/phần.
Bình dị xôi bắp đậu xanh Như một thói quen, buổi sáng khi tiếng mệ bán xôi bắp rao đầu ngõ cũng là lúc xóm trọ thức giấc. Cứ thế, tiếng rao cùng những gói xôi bắp nóng hổi, thơm phức theo chúng tôi suốt quãng thời gian đại học. Thời gian trôi nhanh, thoắt một cái, tôi cùng lũ bạn ra trường, đứa đi, đứa ở. Tôi may...