Đổi vị cho ngày Tết
Tết đến, ngoài những món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh tét, chắc hẳn ai cũng muốn tìm tòi một số món ăn mới để có một cái Tết phong phú hơn cho gia đình mình.
Theo kinh nghiệm của tôi, trong Tết, những món rau rất “đắt khách”. Các món tươi và nhiều rau trong số này là những gợi ý nhỏ cho năm nay. Nếu bạn có lò nướng, rau bỏ lò sẽ là món ăn ngon mà không quá khó, chỉ cần có sẵn vài củ khoai tây hay khoai lang. Kim chi cũng là một món phổ biến, được nhiều người ưa thích mà làm không khó và ngon hơn mua ở ngoài nhiều. Món cuối cùng là nem cuốn, có thể ăn kèm với giò chả còn thừa từ trong Tết, vừa ngon miệng vừa là cách “dọn tủ” hiệu quả.
Khoai lang nướng tỏi & lá hương thảo
Nguyên liệu: 1 thìa canh dầu ô liu 1 củ tỏi, băm nhỏ 1 củ khoai lang (khoảng 300g), gọt vỏ, thái mỏng cỡ 3mm
1 thìa cà phê lá hương thảo tươi, cắt nhỏ Một ít muối tinh
Cách làm
- Bật lò nóng sẵn ở 200oC. Trải giấy nến chống dính cho khay nướng.
- Trộn đều dầu ô liu và tỏi trong bát nhỏ. Dùng chổi silicone quét 1/2 hỗn hợp dầu tỏi lên khay nướng đã chuẩn bị. Xếp các lát khoai lên trên, và quét hết phần dầu tỏi còn lại lên khoai. Rắc thêm lá hương thảo và muối.
- Đặt khay nướng vào rãnh giữa, nướng khoảng 15-20 phút, đến khi các miếng khoai cong lại, chuyển màu vàng và nâu xém cạnh.
- Lưu ý: thời gian nướng tùy thuộc vào độ dày mỏng của các lát khoai. Khi khoai chín, lấy khay nướng ra, để nguội. Nếu không dùng hết, bạn hãy cho vào túi kín và bảo quản trong ngăn mát
Video đang HOT
tủ lạnh.
Nguyên liệu: 1kg rau cải thảo 1/4 cốc muối tinh 1 bó hẹ 4 thìa canh bột nếp 374ml nước 3 thìa canh tỏi giã nhuyễn 3 thìa canh gừng giã nhuyễn 1 thìa cà phê giấm 4 thìa canh nước mắm 3-4 thìa canh ớt bột Hàn Quốc thìa canh đường
Cách làm
– Cải thảo bổ dọc thành 4-5 phần vừa ăn. Rửa sạch dưới vòi nước. Xóc muối, để khoảng 1 tiếng.
– Hỗn hợp trộn kim chi: Hòa bột nếp với nước, cho lên bếp để lửa nhỏ. Khuấy đều tay đến khi bột đặc lại. Tắt bếp, để nguội rồi cho tất cả các nguyên liệu khác vào.
- Lấy cải thảo ra, xả nước lạnh. Đeo bao tay, trộn đều hỗn hợp bột nếp vào rau cải thảo và hẹ thái dài. Lưu ý cho gia vị vào đều các kẽ lá.
- Xếp kim chi vào hộp kín, để chỗ tối khoảng 1-2 ngày cho lên men rồi cất vào tủ lạnh ăn dần.
Nguyên liệu (cho 4 phần ăn)
200g tôm sú, loại vừa 200g thịt ba chỉ 300-400g bún rối Rau sống ăn kèm: rau mùi ta (ngò rí), xà lách, dưa chuột, dứa (tùy ý)
Nước chấm: tỏi, ớt, chanh, dấm trắng, đường, nước mắm Bánh tráng (bánh đa nem)
Cách làm
- Tôm sú: Rửa sạch, hấp hoặc luộc chín với một ít muối, bóc vỏ, bỏ đầu đuôi, rút đường chỉ đen trên sống lưng, chẻ làm đôi nếu tôm to. Để riêng.
- Thịt ba chỉ: Rửa sạch, luộc chín, ngâm vào bát nước lạnh để thịt có màu trắng đẹp mắt. Thái lát mỏng theo thớ ngang vừa ăn. Để riêng.
- Rau sống: Nhặt và rửa sạch, để ráo nước, để riêng từng loại, rau mùi cắt khúc 3-5cm để dễ cuốn. Dưa chuột, dứa gọt vỏ, thái con chì.
- Cách cuốn nem: Bánh tráng trải ra đĩa phẳng, thoa ít nước lên cho mềm, không thoa nhiều nước vì khi cuốn bánh dễ rách.
Lần lượt xếp xà lách, rau sống, dưa chuột, dứa, bún lên bánh tráng. Thịt và tôm để phía ngoài để cuốn nem có màu tôm, thịt đẹp.
Cuốn từ từ chặt tay nhưng không quá chặt tránh làm vỡ bánh.
- Nước chấm: Hòa đường, giấm và chanh cho tan (hoặc cho vào nồi đun) theo tỷ lệ: 1 đường 1/2 giấm 1/2 nước cốt chanh 1 mắm 3-4 phần nước (tùy khẩu vị). Trước khi ăn, cho tỏi băm nhỏ và ớt, vắt thêm chanh nếu cần.
Theo Tapchiamthuc
Nồng ấm mứt nghệ ngày tết
Năm nào cũng vậy, đến cỡ đầu tháng chạp người dân quê tôi lại bước vào thời điểm thu hoạch nghệ. Nhà nông, trong vườn hay trên rẫy không thể thiếu luống rau, luống đậu, đám gừng, đám nghệ... Thế nên dù có bận bịu đến đâu, nhà nào cũng cố gắng làm một mẻ mứt nghệ mỗi dịp tết về.
Vàng óng đĩa mứt nghệ - Ảnh: Thanh Ly
Năm nào cũng vậy, đến cỡ đầu tháng chạp người dân quê tôi lại bước vào thời điểm thu hoạch nghệ. Nhà nông, trong vườn hay trên rẫy không thể thiếu luống rau, luống đậu, đám gừng, đám nghệ... Thế nên dù có bận bịu đến đâu, nhà nào cũng cố gắng làm một mẻ mứt nghệ mỗi dịp tết về.
Mứt nghệ tưởng dễ làm nhưng nếu người chế biến không khéo, sơ ý sẽ mất đi sắc vàng ươm bắt mắt cùng với vị ngọt vừa phải, vị ngăm khá đặc trưng của những lát nghệ.
Nghệ vừa đào lên, người có kinh nghiệm chọn những củ non để làm mứt vì khi thành phẩm mứt ít xơ và có vị ngọt dễ chịu. Tuyệt đối không chọn nghệ bị thối hỏng hoặc bị tổn thương bên ngoài.
Các bà, các chị nội trợ phải tỉ mẩn rửa sạch đất bám trên vỏ, các khe và chân nhánh nghệ rồi mới dùng dao nhỏ cạo hết vỏ, rửa qua nước lọc sau đó thái theo chiều dọc. Nghệ thái lát và độ dày đồng đều nhau, như vậy khi rim các lát nghệ sẽ chín cùng lúc, ngon hơn. Ngâm những lát nghệ vào nước có pha chút muối trong khoảng một giờ rồi vớt ra, để ráo.
Bí quyết làm mứt nghệ ngon của người quê tôi chính là ở công đoạn luộc và rim nghệ. Khi luộc nghệ phải cho thật nhiều nước để khi sôi nghệ tự đảo trong nồi theo sự cuộn tròn của nước sẽ chín đều. Nếu muốn mứt nghệ trắng hơn thì cho thêm nước cốt một quả chanh trong quá trình đun. Đun sôi rồi nhỏ lửa âm ỉ chừng mươi phút thì đổ nước đi, xả lại nước lạnh.
Rồi lại tiếp tục cho nghệ lên bếp luộc với nước, làm hai lần như vậy cho nghệ bớt cay và hắc. Có thể luộc thêm đến khi nào nghệ có vị như mong muốn mới vớt nghệ ra để thật ráo. Tiếp tục trộn nghệ với đường theo tỷ lệ tương xứng, để khoảng 4 tiếng đồng hồ hoặc có thể để qua đêm cho ngấm rồi mới rim.
Bên cạnh lò than rực hồng, các bà các chị dùng đũa đẩy hết nghệ ra xung quanh nồi, ở giữa tạo thành một cái "vũng" có nước đường, cứ như vậy tỉ mẩn múc nước đường rưới xung quanh để cho đường bám đều lên nghệ, cho đến khi nước đường khô dần, vón lại trắng óng ánh quanh những lát nghệ vàng ươm. Đảo đều thêm vài phút nữa cho đường khô hơn rồi tắt bếp. Đợi mứt nguội trải mứt ra mâm, dùng tay nắn những lát mứt còn quăn queo.
Có thể nói mứt nghệ với người xứ Quảng mộc mạc, quen thuộc lắm. Bởi mứt được làm từ nguyên liệu vườn nhà và không chỉ là một món ăn chơi ngày tết mà còn là vị thuốc quý trong dân gian, chữa trị bệnh ho hen, viêm phế quản cho cả trẻ con lẫn người lớn trong những ngày trời chuyển cơn mưa xuân.
Theo TNO
Tôm càng kho tàu thơm ngon ngày Tết Cơm gạo mới đầu mùa ăn cùng món tôm kho tàu màu vàng gạch đưa lên miệng nhấn nhá nhai phần đầu tôm thật giòn tan. Khi những cơn gió bấc lành lạnh thổi lao xao trên ngàn cây nội cỏ (từ tháng 10 đến tháng chạp âm lịch), người dân Long Tuyền (Cần Thơ) quê tôi lại dỡ chà bắt cá, tôm...