Đội tuyển Việt Nam phải thích nghi với xu thế chung của bóng đá thế giới
Đội tuyển Việt Nam chỉ có khoảng 3-4 ngày chuẩn bị trước các đợt trận vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á, điều này có thể tạo thêm áp lực về thời gian cho toàn đội, nhưng về lâu về dài, đội tuyển Việt Nam nên thích nghi vì đấy là xu thế chung của thế giới.
Về phía VFF và VPF, dĩ nhiên các tổ chức này cũng sẽ tính toán đôn các trận đấu của V-League lên sớm hơn, để giúp các tuyển thủ quốc gia có thêm thời gian tập trung cùng đội tuyển. Tin rằng cả VFF và VPF đều muốn điều đó, bởi mục tiêu cao nhất của các cơ quan vừa nêu là phục vụ đội tuyển quốc gia.
Nhưng đứng về phía đội tuyển Việt Nam, chúng ta cũng nên chuẩn bị sẵn tâm lý cho việc tập trung cực kỳ ngắn ngày cho các trận đấu thuộc vòng loại World Cup.
Có thể việc tập trung như vậy là lạ với các đội tuyển Việt Nam, bởi trước đây, trước các kỳ SEA Games và AFF Cup, các đội tuyển thường hội quân trước mấy tháng, mới bước vào giải chính thức.
Đội tuyển Việt Nam phải làm quen với việc tập trung ngắn ngày trước các trận đấu quốc tế, giống cách mọi đội tuyển trên thế giới vẫn tập trung (ảnh: Huyền Trang)
Nhưng đấy là khi chúng ta tập trung đội tuyển và đá các giải nằm ngoài hệ thống thi đấu chung của FIFA, nằm ngoài lịch thi đấu thường niên do FIFA ấn định (FIFA’s Day). Còn giờ, khi muốn tiến lên một tầm vóc mới, muốn hội nhập với sự phát triển chung của bóng đá thế giới, chúng ta buộc phải làm quen với việc tập trung đội tuyển chỉ 3 – 4 ngày trước các trận đấy quốc tế, khó cách mấy cũng phải quen.
Bởi, cả thế giới bóng đá ngày nay đều quen với việc tập trung như vậy. Không chỉ có các trận đấu thuộc vòng loại World Cup, ngay đến các trận giao hữu quốc tế, các đội tuyển quốc gia trên thế giới hiện nay cũng đá theo lịch của FIFA, tức là cuối tuần kết thúc 1 vòng đấu của giải vô địch quốc gia, đến giữa tuần là đá ngay trận đấu cấp độ đội tuyển quốc gia theo “FIFA’s Day”, cũng tức là thời gian chuẩn bị cho mỗi trận đấu cấp độ đội tuyển quốc gia cũng chỉ có 3 – 4 ngày
Trong bối cảnh như thế, VFF và VPF có thể dời lịch thi đấu của V-League cho một – hai trận đấu của đội tuyển Việt Nam tại vòng loại World Cup, nhưng về lâu về dài không thể trận nào cũng đôn lịch thi đấu giải quốc nội lên đá sớm (chưa kể nếu đội tuyển Việt Nam vào đến vòng loại cuối cùng, số trận đấu của đội tuyển còn nhiều hơn), vì còn vướng lịch thi đấu của cúp châu Á, cúp quốc gia, sẽ làm “dồn toa” cả một hệ thống thi đấu trong cả năm. Mà đã gọi là “dồn toa” thì chưa chắc đã tốt!
Có thể trước đây, bóng đá Việt Nam chưa tính đến chuyện thành công ở cấp độ châu Á, chưa tính đến chuyện cạnh tranh chỗ đứng ở vòng loại World Cup, chúng ta chưa để ý nhiều đến phương thức tập trung của mọi đội tuyển quốc gia trên toàn thế giới, theo kiểu tập trung ngắn ngày, sẵn sàng cho việc gom quân, di chuyển, thi đấu quốc tế, rồi di chuyển ngược trở về chỉ trong vòng 4 – 5 ngày.
Video đang HOT
Nhưng giờ, tầm vóc của đội tuyển Việt Nam đã khác, khát vọng của chúng ta đã khác, mục tiêu của bóng đá Việt Nam cũng rất khác, nên cách thức tập trung đội tuyển của chúng ta cũng nên xuôi theo xu thế chung của bóng đá chuyên nghiệp toàn thế giới!
Theo Trọng Vũ (Dantri)
Cúp vàng đã về tay: 10 năm ròng rã chỉ chờ khoảnh khắc này!
Cuối cùng, sau một thập kỷ, chiếc cúp vàng AFF Cup đã quay về với chúng ta. Khó có từ ngữ nào có thể diễn tả hết cảm xúc của hàng triệu người hâm mộ lúc này. Ông Park Hang Seo cùng các học trò đã đi vào lịch sử bóng đá Việt Nam với những mỹ từ tuyệt vời nhất.
Đội tuyển Việt Nam tham dự kỳ AFF Cup năm nay bằng tinh thần "quyết chiến quyết thắng". Họ có nhiệm vụ "san bằng" mọi trở ngại để lên ngôi vương khu vực, tìm lại hào quang của thế hệ đàn anh cách nay đã một thập kỷ tròn. Niềm tin, sứ mệnh, trách nhiệm, áp lực, tất cả cộng dồn lên vai thầy trò Park Hang Seo. Tất nhiên họ không thể khướt từ!
Cuối cùng, hành trình AFF Cup 2018 cũng đã kết thúc. Có thể nói đây là hành trình đong đầy cảm xúc nhất của thầy trò Park Hang Seo từ trước đến nay, có vui có buồn, có nụ cười và không thiếu những giọt nước mắt lưng tròng. Hành trình ấy khép lại bằng sự vỡ òa hạnh phúc pha lẫn tự hào của hàng triệu trái tim người Việt.
Quên sao được hình ảnh "song Đức" ôm nhau khi đồng loạt ghi bàn, Công Phượng một mình vượt qua 3 hậu vệ đối phương khi vừa vào sân từ ghế dự bị, cả hình ảnh Đức Huy "nã súng" xé nát lưới người Mã bằng cú sút xa uy lực không đường cản phá. Quên sao được hình ảnh Hà Đức Chinh thẩn thờ ra sân khi đã bỏ lỡ 3 cơ hội, Văn Toàn tập tễnh chạy đến ăn mừng khi chân bị chấn thương để rồi "bắt" Công Phượng cõng về khi hết trận, cả ánh mắt bất lực của đội trưởng Văn Quyết khi không thể thi đấu tốt như mong đợi. Tất cả đã trở thành một miền ký ức "có một không hai".
U23 Việt Nam là đương kim Á quân của U23 châu Á. Olympic Việt Nam nằm trong "tứ đại anh hào" của Asiad bóng đá nam. Bóng đá Việt Nam được FIFA xếp hạng 100 thế giới và số 1 Đông Nam Á hiện tại. Chẳng phải chúng ta đã sớm "công thành danh toại", vượt ra ngoài khuôn khổ của ba chữ "Đông Nam Á" nhỏ bé hay sao!?
Không! Dù chúng ta có là ai, có "đánh đông dẹp bắc" giỏi đến mức nào thì ba chữ "Đông Nam Á" vẫn là mục tiêu "thu phục" không bao giờ được bỏ. 20 năm qua, chúng ta chưa một lần vô địch SEA Games và chỉ đúng 1 lần xưng vương AFF Cup. Hai giải đấu mà nhiều người đánh giá là "ao làng" bé nhỏ bỗng hóa "đại dương" bao la đầy sóng gió với bóng đá Việt Nam.
Cái dớp vô duyên với "ao làng" đã khiến nhiều người làm bóng đá phải ám ảnh. "Ở đâu cho bằng ở nhà", người hâm mộ cần lắm một chức vô địch "ao làng" và người thực hiện sứ mệnh đó phải là "đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam", không phải U23 cũng chẳng phải là đội Olympic.
Hình ảnh những Công Vinh, Tài Em, Minh Phương nâng cao chiếc cúp AFF 2008 tuy vẫn còn nhưng cũng đã bắt đầu nhuốm bụi thời gian. Chúng ta đâu thể sống mãi trong hào quang quá khứ! Hào quang đó không thể an ủi cho một hiện tại nhạt nhòa, bất lực với cái dớp "ao làng". Rồi một lúc nào đó, hào quang sẽ tắt! Cách duy nhất để nó không tắt là hãy làm cho "hào quang nối tiếp hào quang".
Cuối cùng thì chúng ta cũng làm được! Nói thầy trò ông Park tìm lại hào quang quá khứ cũng đúng, nhưng sẽ chính xác hơn nếu nói họ đã mở ra một kỷ nguyên bóng đá hoàn toàn mới mẻ và khác biệt - một kỷ nguyên mà ở đó, tài và đức, phong độ và đẳng cấp, tim nóng và đầu lạnh hòa hợp một cách nhịp nhàng.
Chiến thắng trước "người tình trăm năm" Malaysia hôm nay quả thực mang quá nhiều ý nghĩa. Giá trị của nó đã vượt ra ngoài hình ảnh chiếc cúp mà thầy trò Park Hang Seo vừa nâng cao tại thánh địa Mỹ Đình. Tìm lại hào quang, viết tiếp lịch sử, khép lại một năm thăng hoa và còn vô vàn lý do để người ta cảm thấy nên liệt nó vào hàng "chiến thắng kinh điển".
10 năm rồi mới thấy triệu triệu trái tim lại đập cùng một nhịp, triệu triệu con người lại vui chung một niềm vui. Đêm nay có lẽ sẽ là một đêm đặc biệt với người hâm mộ Việt Nam, như thể 10 năm mới gặp lại "người tình trong mộng".
Chúng ta là đương kim vô địch Đông Nam Á, đương kim Á quân U23 châu Á và top 4 Asiad. Một thế hệ vàng thật sự đã ra đời!
Cảm ơn ông Park Hang Seo - vị thuyền trưởng tài ba, cảm ơn các chàng trai đội tuyển Việt Nam - những chiến binh dũng mãnh và cảm ơn người hâm mộ - những con người đã dành trọn tình yêu cho bóng đá nước nhà. 10 năm chờ đợi, chúng ta đã có thể hô vang: Việt Nam vô địch!
Đặng Hồng Thắm
4 thẻ vàng cho hàng phòng ngự sau kết thúc hiệp 1, trọng tài có quá "gắt" với Việt Nam? Tuy phải nhận 4 thẻ vàng cho hàng phòng ngự nhưng sau khi hiệp 1 trận chung kết lượt về AFF Cup 2018 kết thúc, Việt Nam tạm thời dẫn trước Malaysia với tỷ số 1-0. Trong trận thi đấu hiệp 1 của trận chung kết AFF Cup 2018, NHM thấy "mưa" thẻ vàng đối với các cầu thủ thi đấu trên sân...