Đội tuyển Hà Lan đang vững bước dưới bàn tay của Louis van Gaal
Sau một thời gian khủng hoảng dưới thời huấn luyện viên Frank de Boer, đội tuyển Hà Lan đã từng bưới trở lại dưới bàn tay của Louis van Gaal.
Dù không phải là một Hà Lan tấn công như ‘những cơn lốc màu da cam’, nhưng sự chắc chắn cũng như khả năng kiểm soát bóng đã giúp họ lập nên một thành tích bất bại ấn tượng.
Đội tuyển Hà Lan đang thi đấu rất hay dưới thời huấn luyện viên Louis van Gaal.
Đội tuyển Hà Lan đã trải qua những cung bậc cảm xúc khá thất thường với những vị huấn luyện viên của họ, sau khi cảm thấy yên tâm một Hà Lan chơi bốc lửa dưới thời Ronald Koeman, một Hà Lan trở lại rất mạnh mẽ sau khi vắng mặt liên tiếp ở Euro 2016 và World Cup 2018. Nhưng sự yên tâm đó chưa được bao lâu thì Ronald Koeman rời đội tuyển quốc gia chuyển sang làm huấn luyện viên trưởng của câu lạc bộ Barcelona, và những ngày sóng gió của đội tuyển Hà Lan đã đến khi Frank de Boer được bổ nhiệm vào vị trí huấn luyện viên trưởng. Không có gì quá ngạc nhiên khi đội tuyển Hà Lan đã xuống dốc không phanh dưới thời Frank de Boer, khi thành tích huấn luyện của vị huấn luyện viên này chỉ có thể mô tả bằng hai từ thảm họa khi bị sa thải 3 lần chỉ trong 4 năm. Và cuối cùng liên đoàn bóng đá Hà Lan phải cầu cứu tới Louis van Gaal, người đã tuyên bố nghỉ hưu trước đó.
Trong lần thứ 3 dẫn dắt đội tuyển Hà Lan, Louis van Gaal đã cho thấy bản lĩnh của một trong những huấn luyện viên hàng đầu thế giới khi nhanh chóng vực dậy tinh thần của các cầu thủ đội tuyển này. Dưới thời của Louis van Gaal, đội tuyển Hà Lan vẫn là một đội tuyển trẻ trung, vẫn là nơi tạo cơ hội cho các cầu thủ trẻ chứ không phải chỉ gọi những cựu binh đã thành danh nhưng không còn khát khao cống hiến như người ta lo ngại. Những cầu thủ trẻ như Devyne Rensch, Tyrell Malacia, Ryan Gravenberch, Jurrien Timber… vẫn được tạo cơ hội, và đội hình của đội tuyển Hà Lan vẫn có đội tuổi trung bình khá thấp. Điểm khác biệt của đội tuyển Hà Lan dưới thời Louis van Gaal đó là không hướng tới phong cách tấn công mãnh liệt, mà người ta hay ví như những “cơn lốc màu da cam”, thay vào đó là một lối đá kiểm soát bóng chắc chắn hơn, thực dụng hơn.
Video đang HOT
Với sự thay đổi này, Louis van Gaal đã áp dụng sơ đồ chiến thuật 3-5-2 cho đội tuyển Hà Lan, với 2 mũi nhọn Steven Bergwijn và Memphis Depay trên hàng công; Denzel Dumfries, Daley Blind, Tyrell Malacia, Hans Hateboer… ở hai cánh; Cody Gakpo, Teun Koopmeiners, Frenkie de Jong, Steven Berghuis, Davy Klaassen… ở khu vực giữa sân; cùng với những Virgil Van Dijk, Jurrien Timber, Nathan Ake, Matthijs de Ligt, Bruno Martins Indi, Jordan Teze… hình thành bộ ba trung vệ. Có thể nói huấn luyện viên Louis van Gaal đang có trong tay những trung vệ hàng đầu thế giới như Virgil Van Dijk, Matthijs de Ligt…, những cầu thủ chạy biên rất tốt như Denzel Dumfries, Tyrell Malacia…, những tiền vệ đánh chặn chuyển trạng thái rất tốt như Teun Koopmeiners, Frenkie de Jong…, những tiền đạo vừa có kỹ thuật vừa có tốc độ như Steven Bergwijn, Memphis Depay… Và đó cũng là cơ sở để vị huấn luyện viên này áp dụng một lối chơi chắc chắn, chuyển trạng thái nhanh cực kỳ hiện đại cho đội tuyển Hà Lan.
Đội tuyển Hà Lan phiên bản Louis van Gaal có thể sẽ không tấn công một cách máu lửa cuồng nhiệt như trước đây, mà sẽ là một Hà Lan bình tĩnh chắc chắn, kiểm soát bóng rất tốt, luôn tìm cơ hội trong những pha chuyển trạng thái nhanh để kết liễu đối thủ. Với lối chơi này, đội tuyển Hà Lan đang có chuỗi 14 trận toàn thắng với 10 trận thắng 4 trận hòa kể từ khi Louis van Gaal đảm nhiệm vị trí huấn luyện viên trưởng. Kết quả này đã giúp họ có vé đến World Cup 2022, đồng thời đang đứng đầu Nhóm 4 League A UEFA Nations League. Và trên hết, lối đá chắc chắn hiện đại này của đội tuyển Hà Lan dù không đẹp mắt như trước đây, nhưng lại mang đến sự hiệu quả khá rõ ràng, phù hợp với những giải đấu đỉnh cao như World Cup hoặc Euro.
Nhưng vấn đề của đội tuyển Hà Lan vẫn chưa hết, khi huấn luyện viên Louis van Gaal chỉ dẫn dắt đội tuyển Hà Lan cho đến hết World Cup 2022 do phải điều trị bệnh và tuổi tác cũng đã cao. Liên đoàn bóng đá Hà Lan cũng đã đàm phán để Ronald Koeman quay trở lại dẫn dắt đội tuyển kể từ sau World Cup 2022, khi mà vị chiến lược gia này cũng đang ở không sau khoảng thời gian không thành công tại câu lạc bộ Barcelona. Sự chuyển giao huấn luyện viên liên tục rất có thể sẽ dẫn đến sự không thống nhất về mặt lối chơi, triết lý bóng đá, rất có thể sẽ dẫn đến những cơn khủng hoảng rất khó lường. Để hướng tới những thành công trong tương lai, chắc chắn đội tuyển Hà Lan sẽ phải vạch ra một phương hướng ổn định, nhất là khi họ đang ở trong giai đoạn xuất hiện khá nhiều tài năng trẻ.
MU phá kỷ lục mua sắm dưới thời Ten Hag
Erik ten Hag phá kỷ lục cũ của Louis van Gaal, trở thành HLV chi tiêu nhiều nhất trong mùa hè đầu tiên đặt chân tới Premier League.
MU vừa công bố chữ ký của tân binh Antony đến từ Ajax với giá 100 triệu euro. Tổng cộng, "Quỷ đỏ" ngốn ngân sách mua sắm tới 243 triệu euro trong hè này. Sky Sports thống kê Erik ten Hag là HLV chi tiêu nhiều nhất ở kỳ hè đầu tiên tại Premier League.
Hiện tại, nhà cầm quân người Hà Lan có trong tay 5 tân binh gồm Casemiro, Christian Eriksen, Tyrell Malacia, Lisandro Martinez và Antony. Kỳ chuyển nhượng hè 2022 của MU sẽ khép lại với chữ ký của thủ môn Martin Dubravka dưới dạng cho mượn từ Newcastle United.
Trước khi Ten Hag xuất hiện, Louis van Gaal là HLV chi nhiều nhất trong mùa hè đầu tiên làm việc ở giải đấu số 1 nước Anh. Giới chủ MU cấp cho vị HLV này số tiền 195,35 triệu euro để chiêu mộ tân binh.
Những bản hợp đồng MU thực hiện trong kỳ chuyển nhượng hè 2014 gồm Angel di Maria (75 triệu euro), Luke Shaw 37,5 triệu euro), Ander Herrera (36 triệu euro), Marcos Rojo (20 triệu euro), Daley Blind (17,5 triệu euro), Radamel Falcao (7,6 triệu euro phí hỏi mượn) và Vanja Milinkovic-Savic (1,75 triệu euro). Chỉ duy nhất Shaw còn khoác áo MU. Trong khi đó, Di Maria được coi là một trong những chữ ký thảm hại nhất lịch sử đội bóng.
Hè 2016, Jose Mourinho được bổ nhiệm ngồi ghế nóng Old Trafford với nhiều sự kỳ vọng. MU tiếp tục mạnh tay mua sắm. Họ rót 185 triệu euro để "Người đặc biệt" bổ sung 4 tân binh gồm Paul Pogba (105 triệu euro), Henrikh Mkhitaryan (42 triệu euro), Eric Bailly (38 triệu euro) và Zlatan Ibrahimovic (miễn phí).
Pogba hiện tại vẫn giữ kỷ lục là cầu thủ đắt giá nhất lịch sử Man Utd. Tuy nhiên, tiền vệ người Pháp chưa bao giờ chơi đúng phong độ tại Old Trafford. Hiệu suất thi đấu của Pogba trong 3 mùa gần nhất giảm mạnh vì chấn thương. Ngôi sao 29 tuổi tiếp tục chia tay MU dưới dạng tự do để trở lại Juve trong mùa hè này.
Pep Guardiola cập bến Premier League cùng thời điểm Mourinho nhận lời dẫn dắt Man Utd. Với tham vọng to lớn, Man City không ngần ngại chi 183 triệu euro để nhà cầm quân người Tây Ban Nha mua sắm trong hè 2016. Con số này không kém hơn bao nhiêu so với việc MU cấp cho Mourinho 185 triệu euro.
Hàng loạt tân binh được Man City mang về hè năm đó, nổi bật nhất phải kể đến John Stones (55,6 triệu euro), Leroy Sane (52 triệu euro), Gabriel Jesus (32 triệu euro) hay Ilkay Gundogan (27 triệu euro). Nhìn lại sau 6 năm, "The Citizens" mua sắm hiệu quả hơn "Quỷ đỏ". Man City cũng bán được giá khi Jesus (tới Arsenal, 52,2 triệu euro) hay Sane (tới Bayern Munich, 60 triệu euro) ra đi.
'Lời nguyền Hà Lan' & bóng ma ám ảnh Ten Hag Premier League chưa bao giờ được xem là 'đất lành' với những HLV người Hà Lan. Trong quá khứ, có tới 7 HLV tới từ xứ sở hoa Tulip làm việc ở giải đấu này. Tuy nhiên, họ đều có chung kết cục, đó là thất bại. HLV Erik Ten Hag tới M.U trong sự kỳ vọng lớn sẽ vực dậy đế chế...