Đối tượng người Trung Quốc buôn lậu gần 25.000 điện thoại vào Việt Nam
Để thực hiện việc bán điện thoại nhập lậu tại Việt Nam, Wang Ao Feng đã thuê một số cá nhân người Việt Nam đứng tên, sử dụng pháp nhân của các công ty tại Việt Nam để ký hợp đồng quảng cáo điện thoại, sử dụng dịch vụ bán hàng qua bưu điện…
Ngày 12/2, Viện KSND tối cao đã ra cáo trạng truy tố bị can Wang Ao Feng (41 tuổi, quốc tịch ở Trung Quốc) về tội “Buôn lậu” và Nguyễn Thị Minh Ngọc (31 tuổi, trú tại phường Đông Hải, quận Hải An, TP Hải Phòng) về tội “Vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới”.
Cáo trạng xác định, ngày 9/4/2013, Cục Cảnh sát kinh tế (Bộ Công an phối hợp) với Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra hành chính xe ô tô của Bưu điện trung tâm 1 (thuộc Bưu điện Hà Nội) và nhà 98 Lạc Trung (quận Hoàng Mai, Hà Nội) phát hiện 4.963 chiếc điện thoại Hiphone5 sản xuất ở Trung Quốc không có hoá đơn chứng từ. Cơ quan công an xác định, toàn bộ số hàng trên là của Wang Ao Feng.
Quá trình điều tra, cơ quan công an làm rõ, Wang Ao Feng nhập cảnh vào Việt Nam từ năm 2011 dưới hình thức du lịch để tìm cách tiêu thụ sản phẩm điện thoại Hiphone 4 và 5, gối bầu trời, máy mát xa Doctorbai. Để thực hiện việc bán điện thoại nhập lậu tại Việt Nam, Wang Ao Feng đã thuê một số cá nhân là người Việt Nam đứng tên, sử dụng pháp nhân của các công ty tại Việt Nam để ký hợp đồng quảng cáo các sản phẩm trên và ký hợp đồng với Bưu điện trung tâm 1, Bưu điện trung tâm 3 để sử dụng dịch vụ bán hàng qua bưu điện.
Từ tháng 5/2011 đến tháng 4/2013, Wang Ao Feng thông qua Công ty TNHH Mậu dịch Cửu Linh (Trung Quốc) do Nguyễn Thị Minh Ngọc làm đại diện văn phòng Công ty tại thành phố Hải Phòng và một số công ty khác, nhập lậu 24.974 chiếc điện thoại di động Hiphone vào Việt Nam, tổng trị giá gần 45 tỷ đồng.
Video đang HOT
Bị can Nguyễn Thị Minh Ngọc từ ngày 20/3 đến ngày 29/3/2013 đã nhận 4.300 chiếc điện thoại di động Hiphone, tổng trị giá 7,735 tỷ đồng, do công ty Cửu Linh vận chuyển trái phép vào Việt Nam và chuyển lên Hà Nội cho Wang Ao Feng tại 98 Lạc Trung (Hoàng Mai, Hà Nội) để tiêu thụ.
Khánh Linh
Theo Dantri
Phúc thẩm đại án ALC II: Hai Tổng giám đốc tạm "thoát" án tử hình
Sau 11 ngày xét xử, nghị án, 15h30 chiều ngày 10.7, tòa phúc thẩm - TAND Tối cao tại TPHCM đã tuyên án đối với các bị cáo trong vụ "đại án" này. Hai Tổng giám đốc tạm "thoát" án tử hình
Đặc biệt, hai bị cáo lĩnh án tổng hợp hình phạt là tử hình trong phiên sơ thẩm là Vũ Quốc Hảo (SN 1955, ngụ quận 7, nguyên Tổng giám đốc ALC II) và Đặng Văn Hai (SN1957, ngụ quận 1, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Quang Vinh) tạm thời "thoát" bản án cao nhất của pháp luật.
Bị cáo Vũ Quốc Hảo được dẫn giải ra xe sau phiên phúc thẩm.
Cụ thể, sau khi xem xét, HĐXX tòa phúc thẩm đã tuyên hủy án sơ thẩm đối với 2 tội danh "tham ô tài sản" và "cố ý làm trái..." của hai bị cáo Hảo và Hai, giao điều tra, xét xử lại từ đầu về hai tội danh này.
Đồng thời, HĐXX chấp nhận việc rút kháng cáo của bị cáo Hảo về tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", công nhận như bị cáo Hảo chấp nhận mức án 15 năm tù về tội danh này. Do đã hủy án sơ thẩm về 2 tội danh trên, bị cáo Đặng Văn Hai bị tuyên tù chung thân với tội danh "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Ngoài ra, tòa phúc thẩm còn chấp nhận việc rút kháng nghị của VKSND TPHCM về việc đề nghị xem xét lại mức án của 2 bị cáo là Nguyễn Văn Tài (nguyên Phó tổng giám đốc ALC II) và Lê Thị Tám (nguyên Phó phòng kế toán ALC II).
Đối với kháng nghị tăng hình phạt của VKSND TPHCM, kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Tôn Quang Việt (nguyên Phó trưởng phòng cho thuê ALC II), tòa tuyên bác, giữ nguyên án sơ thẩm 5 năm tù đối với bị cáo này về tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Riêng 8 bị cáo còn lại, tòa tuyên y án sơ thẩm với các mức án từ 5 đến 14 năm tù.
Các bị cáo sau phiên phúc thẩm.
Theo nội dung án phúc thẩm, Vũ Quốc Hảo vay 60 tỉ đồng của một đối tác để đầu tư vào dự án khu căn hộ Trường An (thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) và mua đất tại quận 7, TPHCM.
Đến đầu năm 2009, nhiều lần bị đối tác đòi nợ nhưng Hảo không có khả năng trả (cả gốc lẫn lãi là 75 tỉ đồng). Vì vậy, Hảo đã bàn với Đặng Văn Hai ký hợp đồng khống về thuê tài chính và mua bán tài sản là máy cẩu thủy lực bánh xích để rút tiền của ALC II.
Ngày 2.3.2009, Hảo đã chỉ đạo Tài đứng ra ký hợp đồng thuê tài chính, còn Hảo trực tiếp ký hợp đồng mua bán với Công ty Quang Vinh. Sau đó, Hảo duyệt chi và chuyển cho Công ty Quang Vinh 120 tỉ đồng.
Khi được giải ngân, Hảo yêu cầu Hai chuyển cho đối tác của mình 75 tỉ đồng trả nợ và 950 triệu đồng chi phí huy động vốn. Ngoài ra, Hảo thông qua việc ký kết hợp đồng thuê tài chính với Doanh nghiệp tư nhân Anh Phương để tham ô 4,9 tỉ đồng của ALC II.
Riêng Đặng Văn Hai, thông qua quan hệ với Hảo, đã có hành vi gian dối, sửa chữa làm giả hồ sơ, tài liệu, chỉ đạo ký hợp đồng kinh tế cung ứng tài sản với ALC II để chiếm đoạt gần 70 tỉ đồng của ALC II. Theo đó, tổng thiệt hại do hành vi phạm tội của các bị cáo gây ra cho ALC II là hơn 531 tỉ đồng.
Theo Trường Sơn
Lao động
Cảnh báo chiêu lừa mới khi thuê phòng trọ Trở lại sau một tuần đặt cọc, bạn Trương Minh Phụng bị bất ngờ với một loạt những yêu cầu vô lý như đóng tiền giữ xe, không được khóa cửa, nước toilet có thể tràn vào phòng. Bạn đọc Trương Minh Phụng kể về chuyện mình bị lừa khi thuê phòng trọ. Anh kể, cách đây vài ngày, vì một vài lý...