Đối tượng nào có nguy cơ bị suy thận mạn tính?
Suy thận mạn là hậu quả cuối cùng của các bệnh lý thận – tiết niệu mạn tính, làm chức năng thận suy giảm dần dần tương ứng với số lượng nephron của thận bị tổn thương và mất chức năng hồi phục. Suy thận mạn gây ra mức lọc cầu thận giảm, rối loạn điện giải, tăng huyết áp, thiếu máu mạn tính.
Người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, và gia đình có người bệnh thận là đối tượng có nguy cơ cao suy thận mạn cần phải khám xét định kỳ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh suy thận mạn, trong đó các bệnh lý ở cầu thận chiếm 40% bệnh lý gây suy thận mạn bao gồm: viêm cầu thận cấp, hội chứng thận hư, viêm cầu thận mạn, viêm cầu thận do các bệnh hệ thống,….
Bệnh ống kẽ thận mạn do nguyên nhân nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn; Bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp là hai nguyên nhân làm tổn thương thận gây suy thận mạn tính; Bệnh thận bẩm sinh và di truyền ( thận đa nang, loạn sản thận, hội chứng ALport); Bệnh tự miễn (lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì).
Người bệnh bị nhiễm độc trong thời gian kéo dài hoặc một số thuốc sử dụng để chữa trị các rối loạn bệnh lý cũng có thể làm tổn thương thận, dẫn đến suy thận mạn.
TS Nguyễn Thế Cường, Trưởng khoa Thận lọc máu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, không có biện pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn suy thận mạn tính. Nhưng việc điều trị có thể giúp làm chậm tiến triển của bệnh và cải thiện các triệu chứng, hạn chế nguy cơ các biến chứng.
“Người bệnh cần điều trị chế độ ăn, sinh hoạt như thay đổi lối sống, bỏ thuốc lá, rượu bia, tập thể dục hàng ngày, tránh các hoạt động mạnh, giảm lượng protein, giảm muối trong khẩu phần ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, cần điều trị các triệu chứng tăng huyết áp, kiểm soát rối loạn lipid máu, điều trị thiếu máu, điều trị loãng xương, điều trị rối loạn điện giải”, BS Cường nói.
Video đang HOT
Khi bệnh thận tiến triển đến giai đoạn cuối cũng là lúc chức năng của thận dưới 15% chức năng thận bình thường, điều này có nghĩa là thận không còn đủ chức năng để lọc bỏ các chất độc và dịch dư thừa của cơ thể. Lúc này cần phải tiến hành các biện pháp điều trị thay thế thận như lọc máu, ghép thận.
Do bệnh thận mạn thường tiến triển âm thầm, không triệu chứng đến giai đọan cuối, nên mục tiêu quan trọng là phát hiện bệnh sớm ở các đối tượng nguy cơ cao, đặc biệt là người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, và gia đình có người bệnh thận.
Các đối tượng này cần được làm xét nghiệm tầm soát định kỳ hằng năm và tích cực điều trị sớm tránh bệnh thận tiến triển đến giai đoạn cuối. Nhằm giúp người dân hiểu rõ hơn về cách phòng, chăm sóc và điều trị các bệnh lý thận, ngày 29-2, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức sẽ tổ chức chương trình Khám và tư vấn miễn phí các bệnh lý thận.
Đến với chương trình, người dân sẽ được khám và tư vấn miễn phí cùng các chuyên gia hàng đầu về thận nhằm phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời. Đặc biệt, người dân sẽ được thực hiện miễn phí các chỉ định: siêu âm ổ bụng, xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, xét nghiệm sinh hóa máu.
LÂM TRẦN
Theo Nhân dân
Ăn lẩu đúng cách, an toàn và nhận biết nồi nước lẩu làm từ hóa chất
Mùa lạnh cũng là lúc nhiều người lựa chọn ăn lẩu. Tuy nhiên, để tăng lợi nhuận, nhiều nhà hàng sử dụng hóa chất độc hại cho nước lẩu để tạo mùi vị thơm ngon, màu sắc bắt mắt.
Các loại gia vị lẩu thường chứa chất hóa học độc hại gây nguy hiểm cho sức khỏe. Những chất này có thể gây ức chế khả năng tiếp nhận và cung cấp oxy của cơ thể, tác động lên hồng cầu gây ra bệnh thiếu máu nếu ăn thường xuyên. Ngoài ra, nó còn có tác động xấu đến phổi và làm suy yếu chức năng hô hấp, gây bệnh hen suyễn.
Dựa vào màu sắc, mùi vị có thể nhận biết nước lẩu có chứa hóa chất độc hại hay không
Nhận biết nồi lẩu hóa chất
Mùi vị. Nồi nước lẩu có vị thơm ngào ngạt chắc chắn đã được pha thêm hóa chất tạo mùi. Thông thường, nước lẩu được ninh từ thịt và xương sẽ có mùi thơm thanh nhẹ mà chỉ khi ninh lâu hoặc trong khi thưởng thức mới có thể cảm nhận được hương vị này.
Màu sắc. Nếu nước lẩu an toàn trong như nước hầm xương và có các váng mỡ màu nổi lên trên bề mặt thì nước lẩu hóa chất và phụ gia sẽ có màu đỏ hồng hay hơi vàng cam.
Nếm. Nước lẩu thông thường sẽ có vị thơm, ngọt thanh đạm của nước hầm xương và rau củ. Nếu nước lẩu màu hồng nhạt, cay xè kích thích và có vị ngọt đậm thì đó là màu hóa học. Chú ý rằng trước khi thử nước lẩu, bạn không nên uống rượu hay ăn các món khai vị, nó có thể làm vị giác của bạn bị ảnh hưởng.
Những người không nên ăn lẩu
Phụ nữ mang thai: Món lẩu nhúng chưa kỹ có thể dẫn đến các bệnh về ký sinh trùng như sán lá. Nếu phụ nữ mang thai ăn quá nhiều các món lẩu chưa nhúng kỹ sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới thai nhi.
Người bị gout, tiểu đường, cao huyết áp: Nấm, thịt đỏ, hải sản, nội tạng... là những thực phẩm được lựa chọn cho nồi lẩu. Với các bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp, dị ứng với hải sản thì nên tránh ăn món lẩu hải sản này.
Người bị dạ dày, tiêu hóa kém: Lẩu quá cay có thể dẫn đến tổn thương hệ tiêu hóa, dạ dày, đối với những người đã bị dạ dày, chứng viêm sẽ bị kích thích. Những người viêm họng mãn tính, người mắc bệnh ngoài da, bệnh trĩ, nứt hậu môn, chảy máu cam thường xuyên, chảy máu nướu răng, cũng không nên ăn lẩu cay.
Người bị bệnh gan: Những người bị nóng trong, lạnh sớm, dùng thuốc nhuận tràng, bệnh nhân bị bệnh gan không được dùng lẩu vì món đồ ăn này không tốt cho sức khỏe.
Lưu ý khi ăn lẩu để bảo đảm sức khỏe
Nên có nhiều rau xanh. Món lẩu thông thường có rất nhiều thịt mỡ. Nếu ăn cùng với nhiều loại rau xanh, không những có thể "tiêu trừ" dầu mỡ, bổ sung vitamin cho cơ thể mà còn có tác dụng điều hòa, trừ nóng và giải độc.
Thực phẩm phải được nấu chín: Ăn lẩu thường hay ăn các loại thịt sống, cá sống, rau sống. Trong quá trình ăn uống dễ bị vi sinh vật gây bệnh và nhiễm trứng ký sinh trùng. Do đó, để ăn các món lẩu cần phải được nấu sôi trong khi ăn để đạt được hiệu quả khử trùng. Đồng thời khi ăn lẩu không nên ngồi quá lâu, bởi khi đó, dạ dày, đường ruột liên tục làm việc, dịch tiêu hóa, bài tiết giảm đi, thời gian dài như thế sẽ gây ra rối loạn chức năng tiêu hóa.
Theo anninhthudo
Có những dấu hiệu này đi khám thận ngay kẻo 'hối không kịp' Những biểu hiện này không phải chỉ đặc hiệu cho bệnh thận - nhưng có thể thường gặp ở những người thận 'có vấn đề', nhất là suy thận mạn tính. Ảnh minh họa: Internet Thận là nơi lọc các chất thải, giúp cơ thể sản sinh tế bào hồng cầu, cân bằng hormone và tăng cường sức khỏe xương. Vai trò của...