Đối tượng lừa đảo trên mạng đánh vào nỗi lo, lòng tham người lao động
Đa số các vụ việc lừa đảo trên mạng bắt nguồn từ lộ thông tin cá nhân. Các đối tượng lừa đảo đánh vào lòng tin, lòng tham và sự lo lắng của người lao động.
Tại Hội thảo “Xây dựng môi trường an toàn, nâng cao chất lượng sống cho đoàn viên, người lao động” do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tổ chức chiều 17/4, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ nhiệm Cơ quan truyền thông Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã nêu cách nhận biết các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và một số biện pháp để phòng chống.
Theo Luật sư Hậu, nhóm lừa đảo thường đánh vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra các tình huống làm khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân. Đó là các tình huống khó xác minh như người thân bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng bị khóa, trúng giải độc đắc… Điều này có thể thao túng nạn nhân trong thời gian ngắn.
Đối tượng thường trình bày không rõ ràng, sử dụng những ngôn từ tiêu cực nhằm kích động cảm xúc như “chỉ còn một cơ hội duy nhất, tình huống nguy kịch, sẽ đến khám nhà hay bắt giữ… Để tăng tính thuyết phục, đối tượng sẽ tìm hiểu các mối quan hệ cũng như tên người thân của nạn nhân.
Kẻ lừa đảo thường lựa chọn nhóm nạn nhân hiểu biết không nhiều về pháp luật và thông tin xã hội.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu lưu ý, người dân và đặc biệt là công nhân, lao động làm việc tại các khu công nghiệp, nhà máy cần trang bị cho bản thân kiến thức pháp luật cần thiết, chuẩn bị tâm lý vững vàng; không chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân; kiểm tra xác thực của yêu cầu trước khi chuyển tiền; cài đặt bảo mật tài khoản mạng xã hội bằng xác thực 2 lớp để tăng cường an ninh…
Video đang HOT
Hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân và người thân lên mạng xã hội bởi những thông tin này có thể trở thành công cụ để các nhóm lừa đảo sử dụng để thao túng tâm lý người bị hại.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu: Ảnh: TLĐ
Đặc biệt, cần xác minh thông tin trước khi chuyển tiền: Nếu nhận được yêu cầu chuyển tiền từ người thân, hãy gọi điện hoặc gặp trực tiếp để xác nhận trước khi thực hiện giao dịch.
Cảnh giác khi kết bạn qua mạng xã hội, cần lưu ý luôn kiểm tra kỹ thông tin và cẩn trọng khi tương tác. Không nhấp vào các liên kết đáng ngờ, kiểm tra cẩn thận trước khi cung cấp thông tin cá nhân trên những đường link lạ, không nhập thông tin cá nhân vào các trang web không an toàn….
Cũng tại hội thảo, đại diện Trung tâm Giám sát và an toàn không gian mạng quốc gia, ông Ngô Minh Hiếu cho biết, đa số các vụ việc lừa đảo trên mạng bắt nguồn từ lộ thông tin cá nhân trên mạng xã hội. Các đối tượng lừa đảo đánh vào lòng tin, lòng tham, sự lo lắng của người lao động.
Chúng dùng chiêu trò thao túng tâm lý, mời người dùng tải app giả mạo VNeID hoặc cơ quan thuế với logo, giao diện giống của cơ quan nhà nước. Khi người dùng không đọc kỹ, nhấn vào đường link lạ, app có chèn mã độc, kẻ lừa đảo có thể chiếm quyền kiểm soát máy tính, điện thoại từ xa.
Do vậy, người dân tuyệt đối không cài ứng dụng bên ngoài mà chỉ cài trên kho ứng dụng chính thống, được kiểm chứng.
Theo ông Hiếu, sai lầm phổ biến của người dùng là lưu thông tin như mật khẩu, tài khoản Facebook, tài khoản ngân hàng trên điện thoại, máy tính. Khi nhiễm mã độc, tất cả thông tin này sẽ bị kiểm soát.
Vì vậy người lao động nên thường xuyên đổi mật khẩu, dùng mật khẩu khó đoán, cấu trúc trên 12 ký tự gồm chữ hoa, chữ thường, ký tự đặc biệt để đảm bảo bảo mật.
Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu ghi nhận các ý kiến tại hội thảo, đề xuất cấp có thẩm quyền đưa ra các giải pháp để người lao động yên tâm sản xuất, kinh doanh.
Công an Bắc Giang nhận đơn tố "Ana Dương" lừa tiền tỷ
Theo anh N, V.A chủ động làm quen với anh, tự xưng là người của một Cục thuộc Bộ Công an. Sau đó, V.A tạo ra nhiều câu chuyện không có thật để lấy lòng tin của anh N và lừa tiền.
Ngày 16/9, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, đã nhận được một đơn trình báo của anh N.H.N (SN 1984, trú tại TP Thủ Đức, TP HCM) tố cáo việc bị N.T.V.A. (27 tuổi, quê huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo anh N, ngày 14/2, V.A chủ động làm quen với anh, tự xưng là người của một Cục thuộc Bộ Công an. Sau đó, V.A tạo ra nhiều câu chuyện không có thật để lấy lòng tin của anh N và lừa tiền.
Trong đơn tố cáo, anh N cho biết V.A. sử dụng các thủ đoạn: Giả mạo tổ chức sự kiện; mượn tiền để xoay xở cho công ty đang kinh doanh; mượn tiền để khám chữa bệnh cho người nhà và mượn vốn để làm ăn, trả nợ. Trong vụ việc anh N tố cáo V.A lừa đảo, anh bị chiếm đoạt 1,5 tỉ đồng.
Hình ảnh đối tượng N.T.V.A tạo dựng để lấy lòng tin nhằm chiếm đoạt tiền.
Về vụ việc này, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, sau khi tìm hiểu, xác định việc anh N. chuyển tiền cho V.A diễn ra tại TP Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) và TP HCM, không thuộc thẩm quyền giải quyết của Công an tỉnh Bắc Giang. Do vậy, Công an tỉnh Bắc Giang đã hướng dẫn anh N. gửi đơn đến Công an tỉnh Bình Thuận và Công an TP HCM để được giải quyết theo quy định.
Được biết, mấy ngày vừa qua, nhiều tài khoản mạng xã hội "bóc phốt" bị N.T.V.A lừa đảo, chiếm đoạt tiền, trong đó có trường hợp chị N.L "tố" bị V.A lừa 17 tỷ với nhiều chiêu trò tinh vi như: đóng giả con nhà giàu, bố làm doanh nhân, tình báo...Thường xuyên đi xe sang, ăn mặc sang chảnh, ở biệt thự. Đặc biệt, chị N.L còn tố cáo V.A lấy tên là An, lừa kết hôn với em chồng chị, tổ chức đám cưới tại khách sạn 5 sao ở Hà Nội, tặng nhà, tặng xe ô tô sang cho em chồng chị. V.A còn thuê 1 diễn viên đóng giả bố, thuê 200-300 người đi ăn cưới...Ngày 15/9, diễn viên đóng giả bố cô gái này đã "trần tình" chỉ làm thuê cho Công ty tổ chức sự kiện.
Tiếp đó, một số tài khoản mạng xã hội liên tục "bóc phốt" V.A dưới những cái tên khác nhau như Tina, Ana Dương... để lừa đảo, vay mượn tiền.
Mê đất giá "sập hầm", nhiều người ở Đà Nẵng bị lừa tiền tỷ Chiều 14/2, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (gọi tắt là Phòng An ninh mạng) Công an TP Đà Nẵng cho biết đã đấu tranh, làm rõ một đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hơn 50 tỷ đồng của nhiều người qua mạng xã hội. Qua công tác nắm tình hình, cuối tháng 1/2022, Phòng...