Đòi tiền chuộc EA không trả, rao bán chẳng ai thèm mua, hacker đắng lòng phát miễn phí mã nguồn FIFA 21 lên mạng
Sau nỗ lực tống tiền EA và rao bán chợ đen thất bại, hacker bất lực phát tán mã nguồn FIFA 21 cho ai dùng thì dùng.
Dành cho những bạn nào chưa biết thì cách đây vài tuần có một nhóm hacker đã đánh cắp mã nguồn FIFA 21 của EA. Tuy nhiên, dựa theo bài báo cáo của trang Record thì do không chỉ thất bại trong việc tống tiền EA mà khi rao bán ở chợ đen cũng chẳng ai thèm mua nên nhóm hacker này đành phải phát tán hết mã nguồn này lên trên mạng.
Cụ thể thì từ ngày 10 tháng 6 vừa qua, những tên tin tặc này đòi EA mức tiền chuộc là 28 triệu đô la cho mã nguồn FIFA 21 nặng 780GB mà bọn chúng đã đánh cắp được. Qua điều tra, nhóm tin tặc lấy cắp dữ liệu bằng cách thâm nhập vào ứng dụng nhắn tin nội bộ Slack của EA thông qua việc mua và sử dụng các cookies bị đánh cắp được bán trên mạng. Các cookies này chứa thông tin đăng nhập của người dùng EA truy cập vào Slack, chính vì thế mà việc sở hữu các cookies này có thể khiến bất cứ ai cũng có thể đăng nhập vào kênh Slack nội bộ của EA.
Xui xẻo thay, cứ ngỡ là vớ được mỏ vàng vì nghĩ rằng EA sẽ không muốn mã nguồn của FIFA 21 bị lộ ra ngoài, nhưng không! EA đã từ chối thẳng thừng và tuyên bố không trả một xu nào cho bọn tin tặc vì những gì mà bọn chúng đánh cắp được không hề chứa các dữ liệu nhạy cảm như thông tin đăng nhập của người dùng.
Bể mộng tập 1, nhóm tin tặc bèn bày cách khác là rao bán mã nguồn trên chợ đen để tìm kiếm người mua. Tuy nhiên, chưa nằm mơ được bao lâu thì vỡ mộng tập 2 do chẳng có ma nào thèm mua những dữ liệu mà không chứa bất kỳ thông tin nhạy cảm nào. Và thế là hành động phạm pháp đáng lẽ có thể khiến cho danh tiếng cả nhóm bay xa thì lại trở thành một hành động vô giá trị chẳng ai thèm ngó. Đã vậy EA còn tuyên bố tích cực hợp tác với các cơ quan pháp luật và chuyên gia để điều tra cụ thể sự việc này.
Video đang HOT
Bước đường cùng đã khiến cho nhóm tin tặc đành phát tán các mã nguồn của FIFA 21 lên mạng cho ai muốn dùng thì dùng. Điều này dẫn đến kết quả là mọi người có thể sử dụng đoạn mã này để chơi FIFA 21 trên server riêng của họ mà không cần sự đồng ý của EA. Bên cạnh đó, EA tuyên bố là không có dữ liệu người dùng nào bị lấy mất và công ty đã áp dụng biện pháp bảo mật bổ sung để đảm bảo tình trạng này không xảy ra một lần nào nữa.
Tóm tắt:
- Vào ngày 10 tháng 6, một nhóm tin tặc đã đánh cắp mã nguồn FIFA 21 và đòi tiền chuộc EA là 28 triệu USD.
- Chúng đánh cắp bằng cách sử dụng các cookies chứa thông tin của người dùng EA và bán trên mạng để đăng nhập vào kênh nhắn tin nội bộ trong ứng dụng Slack của EA.
- Xui xẻo thay, EA từ chối chi trả dù chỉ là 1 xu do dữ liệu bị đánh cắp không hề chưa bất kỳ thông tin quan trọng nào của người dùng cả.
- Thế là nhóm tin tặc bèn bày cách rao bán mã nguồn trên chợ đen để tìm kiếm người mua, nhưng chả có ai thèm mua do nó không hề chứa bất kỳ thông tin quan trọng nào.
- Bước đường cùng, nhóm tin tặc đành phát tán mã nguồn của FIFA 21 lên mạng.
- Điều này dẫn đến kết quả là mọi người có thể sử dụng đoạn mã này để chơi FIFA 21 trên server riêng mà không cần phải thông qua EA.
Dù có là 100 năm sau, game thủ Việt nhiều khả năng vẫn phải sống chung với hack
Với những lý do này, hack có lý do để trở thành một phần không thể thiếu trong làng game Việt cũng như thế giới.
Không biết từ bao giờ, hack game - từ chỗ là một trong những vấn nạn của ngành game thế giới giờ đây có lẽ đang từng ngày từng ngày vươn mình trở thành một trong những nền công nghiệp của riêng mình, phát triển song song cùng với làng game một cách không ai mong muốn. Thậm chí, với tốc độ phát triển này, nhiều người còn cho rằng chẳng riêng Việt Nam, dù có là 100 năm sau, công nghệ kỹ thuật có phát triển cao tới cỡ nào đi chăng nữa, hack game vẫn luôn tồn tại và là một phần không thể thiếu trong cuộc chơi của chúng ta. Tất cả cũng vì những nguyên nhân sau.
Màn quảng cáo công khai, trắng trợn của các phần mềm hack
Hack game - công việc hái ra tiền
Tất nhiên, hiếm ai hack game cho vui, hoặc nếu có thì cũng đã là chuyện của quá khứ với hệ quy chiếu phải chục năm về trước. Có cầu thì ắt có cung, chừng nào vẫn còn không ít những game thủ ước mơ "không làm mà vẫn có ăn", vẫn top server vẫn bá đạo về kỹ năng thì chừng đó, hack sẽ còn tồn tại. Ở nhiều nước phương Tây, tâm lý này không quá thịnh hành nhưng ở châu Á, đây là một trong những kiểu người chơi mà chúng ta dễ dàng bắt gặp nhất.
Thế nên, dạo qua một vòng các group game Việt, đặc biệt là mobile ở thời điểm hiện tại, việc những phần mềm hack được rao bán công khai, càng tinh vi thì mức giá càng đội lên cao đã không còn là điều xa lạ nữa.
Theo một thống kê, năm 2018, game thủ trên toàn thế giới đã bỏ ra gần 140 tỷ USD để mua game. Vậy theo bạn, họ đã bỏ ra bao nhiêu để mua các phần mềm hack. Chắc chắn là không nhiều bằng, nhưng thậm chí, chỉ cần nó rơi vào khoảng 1% của con số kia thôi, tức là 1,4 tỷ, làng hack thế giới cũng đã trở thành nền công nghiệp tỷ đô. Quá dễ phải không nào. Và liệu có ai từ bỏ được miếng bánh màu mỡ ấy cơ chứ.
Không còn là câu chuyện của các hacker đơn lẻ nữa
Đây cũng là điều mà nhiều người cần lưu ý tới. Đã qua rồi cái thời mà các hacker làng game hoạt động vì đam mê, hoặc đơn giản là thỏa mãn cái tôi của mình. Những trường hợp hack đơn lẻ giờ cực hiếm, hoặc nếu có thì cũng không tạo ra quá nhiều tầm ảnh hưởng. Hack game giờ là phải có đường dây, tổ chức.
Các công ty hacker này hoạt động ngầm, rải rác tại nhiều nơi trên thế giới và quy tụ những "nhân tài" có kỹ năng lập trình, phân tích mã nguồn cao. Tất nhiên, ở Việt Nam cũng có chứ nhưng chắc chắn chưa thật sự quy mô và phát triển như nhiều vụ án về cả một tập đoàn - đường dây hack game chuyên dụng từng bị tìm ra ở Trung Quốc hay Hàn Quốc.
Viết ra một phần mềm hack - thứ sẽ được coi là sản phẩm chính của họ. Sau đó mở dịch vụ cho thuê sản phẩm theo tháng chứ không phải bán đứt - một trong những cách thức kiếm tiền đang rất phổ biến ở thời điểm hiện tại.
Thế nên, như đã nói ở tiêu đề, với sự chuyên nghiệp, phát triển mạnh mẽ như thời điểm hiện tại, hacker giờ đây đã là một trong những vấn nạn quá khó để bài trừ, thậm chí còn cộng sinh vào làng game thế giới. Dù cho có là 100 năm sau, kết quả chưa chắc đã thay đổi.
Ngán ngẩm trước tình trạng hack/cheat tràn lan trong PUBG Mobile, rank Chí Tôn toàn "siêu nhân" hack? Tình trạng hack/cheat trong PUBG Mobile một lần nữa đang đặt ở mức báo động. Từ khi chưa ra mắt ở Việt Nam thì PUBG đã được game thủ nước nhà "tiên tri" sẽ sớm gặp phải nạn hack/cheat và quả thực điều này đã xảy ra. Năm 2019, vấn nạn này khiến cho cả Tencent lẫn NPH VNG đau đầu còn game...