Đối thoại Việt Nam – Italia: Cần chiến lược đầu tư dài hạn
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị doanh nghiệp hai nước cần chủ động xây dựng chiến lược đầu tư dài hạn chuẩn bị cho sự thay đổi khi các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, đặc biệt là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU chính thức có hiệu lực.
Ngày 8/11, tại TPHCM, Đại sứ quán Italia tại Việt Nam phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức cuộc “Đối thoại chiến lược Việt Nam – Italia: Đối tác của các doanh nghiệp, trường đại học và sáng tạo”. Tổng thống nước Cộng hòa Italia Sergio Mattarella và Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chủ trì cuộc đối thoại.
Tại diễn đàn, các cơ quan, doanh nghiệp của hai nước đã trao đổi, thảo luận về các nội dung như sự phát triển của tự do hóa thương mại và cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam – Italia; quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và công nghệ, đồng thời ký kết các biên bản ghi nhớ hợp tác giữa các doanh nghiệp, đơn vị của hai nước.
Tổng thống Cộng hòa Italia bày tỏ sự vui mừng và tin tưởng khi mối quan hệ giữa Italia – Việt Nam ngày càng thắt chặt. Cộng đồng người Italia đến sinh sống, làm ăn tại Việt Nam, đặc biệt là TPHCM ngày một nhiều. Tổng thống Sergio Mattarella tin tưởng, hai quốc gia sẽ tăng cường hoạt động hiệu quả qua việc hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác giữa hai nước.
“Để tận dụng một cách có hiệu quả các cơ hội trong quá trình hội nhập toàn cầu hiện nay, bên cạnh hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước, vai trò của doanh nghiệp, các hiệp hội, trường đại học, các tổ chức phi Chính phủ là rất quan trọng. Các tổ chức hữu quan ở tất cả các cấp cần sẵn sàng làm tốt phần việc của mình”, Tổng thống Sergio Mattarella nhấn mạnh.
Toàn cảnh buổi đối thoại Việt Nam – Italia (Ảnh: Mạnh Hùng)
Video đang HOT
Phát biểu tại buổi đối thoại, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh khẳng định, quan hệ Việt Nam – Italia trong những năm gần đây đạt được những thành tựu to lớn và ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực. Mặc dù chịu ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế nhưng quan hệ thương mại của Việt Nam và Italia vẫn có sự tăng tốc và bứt phá rõ rệt.
Năm 2014, lần đầu tiên, kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước vượt ngưỡng 4 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2013. Italia trở thành đối tác thương mại đứng thứ 4 với Việt Nam trong khối EU. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng cho rằng, những thành tựu trên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển, hợp tác giữa hai nước.
Những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn duy trì khá cao, trung bình từ 5 – 6%/năm. Ngoài ra, Việt Nam còn có lợi thế so sánh cơ bản như nền tảng chính trị xã hội ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên đa dạng và phong phú, lao động dồi dào. Đặc biệt, Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu, nổi bật như tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN, WTO, APEC, TPP… nên đây là cơ hội thu hút đầu tư rất lớn nguồn vốn ngoại.
Hơn nữa, Việt Nam đang bước vào giai đoạn then chốt, chuyển dịch lên một mức độ phát triển cao hơn của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây chính là thời điểm thuận lợi để nâng cao mối quan hệ hợp tác, nhất là về thương mại và đầu tư giữa hai nước.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị doanh nghiệp hai nước cần chủ động xây dựng chiến lược đầu tư dài hạn chuẩn bị cho sự thay đổi khi các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, đặc biệt là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU chính thức có hiệu lực.
Hiện các lĩnh vực Italia đầu tư vào Việt Nam chủ yếu như công nghiệp chế biến, chế tạo, giày da, xây dựng, thiết bị vệ sinh, bình nóng lạnh, chế biến thép… Chính phủ Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp Italia tập trung vào một số lĩnh vực mà Việt Nam có nhu cầu và Italia có thế mạnh như cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, năng lượng, công nghiệp chế tạo, môi trường, công nghiệp chế biến…
Công Quang
Theo Dantri
Chật vật xử lý nợ nần hậu vụ án tại Nông trường Sông Hậu
Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa có ý kiến về xử lý nợ để chuyển đổi Nông trường Sông Hậu.
Hỗ trợ xử lý nợ để chuyển đổi Nông trường Sông Hậu. (Ảnh minh họa)
Cụ thể, Phó Thủ tướng giao Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ căn cứ Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ chỉ đạo Nông trường Sông Hậu lập Đề án về sắp xếp, đổi mới Nông trường Sông Hậu và xây dựng Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp trực thuộc Thành phố, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính căn cứ Khoản 6 Điều 23 Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ để xử lý các khoản nợ vay của Nông trường Sông Hậu tại các tổ chức tín dụng theo quy định.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan có giải pháp tái cơ cấu nợ, hỗ trợ xử lý khó khăn về tài chính để thực hiện chuyển đổi Nông trường Sông Hậu theo quy định.
Được biết, khi vụ án tại Nông trường Sông Hậu vỡ ra, bà Trần Ngọc Sương bị bắt, bị truy tố về tội "lập quỹ trái phép", tình hình tài chính bi đát của nông trường này cũng được làm rõ. Tính tới thời điểm năm 2011, số lỗ lũy kế là hơn 280 tỷ đồng, trong đó có các khoản nợ ngân hàng là hơn 150 tỷ đồng (tính cả lãi suất là hơn 290 tỷ đồng) trong khi giá trị toàn bộ tài sản nông trường chỉ có gần 70 tỷ đồng.
Giữa năm nay, UBND TP.Cần Thơ đã xin Chính phủ xoá khoảng 150 tỷ đồng nợ tồn đọng nhiều năm qua vì đất nông trường là đất công, không thể bán đi trả nợ, cũng không thể cổ phần hoá vì khả năng tranh chấp lớn, hoạt động sản xuất, kinh doanh của nông trường lại vẫn liên tục thua nên không đủ điều kiện chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV theo quy định, nếu không được xóa nợ gốc và lãi...
Giám sát TCty Lương thực Miền Nam
Cũng trong ngày 7/10, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh thay mặt Thủ tướng nêu ý kiến về về việc giám sát tài chính năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 của Tổng công ty Lương thực Miền Nam.
Cụ thể, Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện ngay các biện pháp giám sát chặt chẽ đối với Tổng công ty Lương thực Miền Nam, đặc biệt là giám sát về tiêu thụ sản phẩm tồn đọng, thu hồi công nợ phải thu khó đòi, tái cơ cấu ngành nghề sản xuất kinh doanh (đặc biệt là ngành nuôi trồng, chế biến thủy sản); công tác thoái vốn đầu tư tại các doanh nghiệp khác theo tiến độ, đề án đã được duyệt và tăng cường quản lý vốn, tài sản và bảo toàn vốn Nhà nước tại Tổng công ty theo quy định.
Bên cạnh đó, chỉ đạo Tổng công ty Lương thực Miền Nam khẩn trương hoàn thành các thủ tục để sớm trình Thủ tướng phê duyệt phương án cổ phần hóa Tổng công ty theo quy định.
P.Thảo
Theo Dantri
Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm tra vụ hộ nghèo muốn nhận bò hỗ trợ phải nộp tiền Để nhận được bò hỗ trợ theo chương trình 30a của Chính phủ, nhiều hộ dân nghèo xã An Hòa (An Lão, Bình Định) phải nộp thêm từ 5 - 5,5 triệu đồng. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu tỉnh Bình Định làm rõ thông tin này. Ngày 14/9, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Tùng đã ký...