Đối thoại Việt Nam – Hoa Kỳ lần thứ 9 về châu Á – Thái Bình Dương
Ngày 30/8, tại thủ đô Washington D.C, Hoa Kỳ và Việt Nam đã tổ chức vòng đối thoại thứ 9 về châu Á – Thái Bình Dương.
Phái đoàn đối thoại hai nước tại vòng đối thoại thứ 9 về châu Á – Thái Bình Dương ở Washington. Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Đông Á – Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink đã tiếp đón Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đang có chuyến thăm Mỹ để dự vòng đối thoại thứ 9 giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về châu Á – Thái Bình Dương.
Tại cuộc gặp, Trợ lý Ngoại trưởng Kritenbrink và Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ đã thảo luận về các vấn đề hai bên cùng quan tâm, như thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì đối thoại cấp cao giữa Hòa Kỳ và Việt Nam, hướng tới dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác Toàn diện giữa hai nước vào năm 2023.
Video đang HOT
Hai bên đồng thời nhất trí tiếp tục tổ chức vòng Đối thoại châu Á – Thái Bình Dương tiếp theo vào năm tới ở Việt Nam.
Nhân dịp này, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman cũng có buổi tiếp Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ tại Washington D.C. Thứ trưởng ngoại giao hai nước nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ và tầm nhìn chung về thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ổn định và thịnh vượng.
Singapore sẽ trở thành 'thủ đô triệu phú' châu Á vào năm 2030
Singapore sẽ vượt Australia để trở thành quốc gia có số lượng triệu phú tính trên tỷ lệ dân số trưởng thành cao nhất châu Á vào năm 2030.
Khách tham quan tượng Merlion và khách sạn Marina Bay Sands ở Singapore. Ảnh: Bloomberg
Theo báo cáo của ngân hàng đầu tư đa quốc gia HSBC ngày 16/8, các chuyên gia dự kiến trung tâm tài chính này sẽ đứng đầu danh sách tỷ phú ở châu Á - Thái Bình Dương, tiếp theo là Australia, cùng hai vùng lãnh thổ Hong Kong và Đài Loan của Trung Quốc. Báo cáo cho biết tỷ lệ triệu phú tại bốn quốc và vùng lãnh thổ trên cũng sẽ cao hơn Mỹ vào cuối thập kỷ này.
Năm 2021, Australia xếp hạng cao nhất trong khu vực vào, trong khi Singapore đứng thứ hai.
HSBC cho biết giá trị của cải tài chính của châu Á đã vượt qua Mỹ kể từ sau cuộc Khủng hoảng Tài chính Toàn cầu, và khu vực này cũng là nơi tập trung một số nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất thế giới.
Ngoài ra, theo báo cáo, Việt Nam, Philippines và Ấn Độ có khả năng ghi nhận số lượng người trưởng thành nắm giữ khối tài sản từ 250.000 USD trở lên tăng gấp đôi vào năm 2030. Tuy vậy, khu vực này cũng là nơi sinh sống của hàng triệu người nghèo.
Dự báo về mức của cải của các hộ gia đình trong báo cáo đã sử dụng các phép ước tính về dân số trưởng thành, của cải trung bình và tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người.
Trong điều kiện tuyệt đối, vào năm 2030, Trung Quốc Đại lục sẽ có khoảng 50 triệu triệu phú và con số này ở Ấn Độ là hơn 6 triệu. Tỷ lệ tương đương với 4% người trưởng thành ở Trung Quốc đại lục và dưới 1% người trưởng thành ở Ấn Độ.
Ông Frederic Neumann, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á tại HSBC, viết trong báo cáo: "Bản báo cáo về số lượng của cải ngày càng tăng của châu Á cũng làm sáng tỏ các nguồn lực xã hội sẵn có để giúp hàng triệu người thoát nghèo hơn. Xét cho cùng, khu vực này hầu như không thiếu vốn, ngay cả khi nguồn vốn này được phân bổ không đồng đều trong các nền kinh tế".
Hoa Kỳ gia hạn điều tra chống lẩn tránh thuế với ống thép nhập khẩu từ Việt Nam Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, mới đây, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) thông báo gia hạn thời gian xem xét các đơn đề nghị điều tra lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm ống thép, chủ yếu thuộc mã HS 7306.61 và 7306.30 nhập khẩu từ Việt Nam thêm 15 ngày....