Đối thoại “Áo dài Mày râu”
Áo dài đến lớp sớm, gặp một mày râu, thấy áo dài nhìn chằm chằm, màu râu hỏi:
- Làm gì nhìn tớ dữ vậy? Bộ hôm nay tớ đẹp trai lắm hả?
- Hổng phải. Tui đang tính hỏi ông chăm ôn thi vậy?
- Sao biết?
- Hai mắt ghèn không hà!
*
* *
Giúp ích
Hai học sinh đang trọ cùng phòng, ôn thi trên thành phố. Một hôm, cậu này nói với cậu kia:
- Cậu biết không? Quyển sách dày ơi là dày! Cậu cho mượn thật có ích.
Video đang HOT
- Thì mình đã nói rồi mà, quyển sách đó nhiều bài hay lắm! Cậu khoái nhất mục nào?
- À! Nó đã giúp tớ… tiêu diệt kẻ địch lợi hại.
- Cái gì?
- Tớ đang đọc, bỗng một con chuột cống chạy qua, tớ cầm quyển sách “chơi” liền, và …
- Trời đất!!!
*
* *
Trích “1001 đoạn văn gây sốc”
Đề bài: Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích “Những nỗi lòng tê tái”.
Bài làm: Trong đoạn trích đó có câu thơ “Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng” qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại, làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp, muốn ngóc đầu lên cũng không nổi…
Theo Bưu Điện Việt Nam
"Đại thiếu gia" đi thi
Thuê khách sạn cao cấp để ôn thi như đi nghỉ mát... (Ảnh minh họa)
Trong khi hàng nghìn thí sinh ngoại tỉnh phải chạy ngược chạy xuôi tìm nhà người thân, người quen, nhà trọ, ký túc xá để tá túc trong kỳ thi đại học thì một bộ phận không nhỏ các thí sinh coi việc đi thi như đi... nghỉ mát cao cấp.
Đi thi như đi du ngoạn
Cách đây dộ dăm năm, tôi có cậu em đi thi đại học, một mình nó mà cả họ lo sốt vó. Ngay từ khi chưa tốt nghiệp THPT, cả nhà đã ngồi với nhau bàn bạc về kế hoạch "tác chiến" khi nó lên Hà Nội thi đại học. Nào là ăn đâu, ở đâu, đi nhờ vả người thân người quen hay là tự lo..., thôi thì đủ thứ trên đời phải tính toán. Nó cũng là câu chuyện điển hình như bao câu chuyện cho con đi thi đại học từ xưa cho đến nay. Những câu chuyện như thế luôn mang dáng dấp kiểu mẹ thì quay mặt khóc thầm, còn cha ngửa mặt lên trời nén tiếng thở dài, vì thương con dại, vì ngại mình nghèo.
Thế nhưng, bên cạnh những thân phận làm ta nghẹn ngào khi thấy các em quá hiếu học, cận ngày đi thi vẫn còn đi làm bánh mỳ thuê kiếm sống, đã thấy xuất hiện những "đại thiếu gia" coi đi thi đại học như đi... du lịch xa xỉ.
Tâm lý con đi thi đại học phải đỗ luôn đè nặng lên các bậc làm cha làm mẹ, do đó, giai đoạn này, các "cậu ấm cô chiêu" thỏa sức vòi vĩnh, nhất là trong các nhà có điều kiện. Học với chúng là đòi hỏi đủ điều kiện đi kèm. Sắp thi đại học cũng là thời điểm yêu cầu đủ thứ quyền lợi mà từ lâu các cậu, các cô ấp ủ trong lòng, giờ mới có cơ hội "ra tay".
Hai anh chị mà tôi quen đều công tác trong những cơ quan mà bây giờ thiên hạ hay gọi là hái ra tiền. Có cô con gái đầu lòng, anh chị chăm chút hết mực, cháu học rất giỏi, lại xinh xắn nên bố mẹ càng thêm tự hào. Trước khi thi đại học, cháu đoạt giải học sinh giỏi cấp quốc gia. Khi cháu vừa thi đỗ tốt nghiệp THPT đạt loại giỏi, bố mẹ đã lên kế hoạch để con gái đi Nha Trang nghỉ mát, sau đó sẽ quay về Hà Nội du ngoạn.
Sau một chầu du ngoạn dài ngày, cháu được lên danh sách nhận phần thưởng của một Tập đoàn trực thuộc Bộ, nơi mẹ cháu công tác. Công văn của Tập đoàn này nêu rõ, các đơn vị trực thuộc bố trí ô tô, nhân sự đưa đón các cháu về Hà Nội để nhận phần thưởng. Nơi ở sẽ là một khách sạn tiện nghi bậc nhất mà nói theo chính người trong cuộc là bố mẹ các cháu chưa chắc đã có cơ hội nghỉ ngơi ở đấy.
Thế là nhân đà đó, cháu yêu cầu bố mẹ đặt luôn khách sạn trước để đến ngày thi đại học cháu có phòng nghỉ. Mảnh đất đắc địa, với công trình hoàn hảo ven Hồ Tây là nơi mà mẹ cháu đã phải "nhường bước" cô con gái rượu, đặt trước phòng cho cháu nghỉ đến ngày thi đại học. Âu cũng là sự ngông của kẻ lắm tiền nhiều của.
Chuyện trang bị xế hộp đắt tiền để đi thi không còn lạ... (Ảnh minh họa)
Lại nói về chuyện đưa đón các cậu ấm cô chiêu đi ôn thi đại học, và tiếp đó là đi thi đại học, có nhiều nhà đã trang bị "tận răng" cho con. Bên cạnh việc điều những xế hộp đắt tiền, như Mercedes, Lexus, hay Acura, BMW..., kèm lái xe đi hộ tống, nhiều người còn cho luôn cả "ô sin" đi cùng để tiện bề phục vụ.
Thanh Loan, tên cô cháu con chị bạn tôi, khi gặp tôi đã thẳng thắn tuyên bố: "Cháu chán chơi ở nhà rồi. Về Hà Nội học, chắc cũng chỉ nửa năm là hết chỗ chơi, thế thì cháu cũng chán. Cháu muốn ra nước ngoài học nữa cơ". Tôi bảo, thi đại học đỗ rồi tính, chứ sao cháu ngạo mạn thế, Loan im lặng không nói gì. Nhưng mắt Loan nhìn tôi như ngầm nói: "Chú chẳng hiểu gì cả".
Giá của "nắng mai trên phố cổ"
Dịp này, có không ít người từ Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương chọn khách sạn phố cổ làm nơi đặt "doanh trại" cho con đi thi đại học. Được biết, giá mỗi phòng ở khách sạn mi ni trên phố cổ dao động từ trên 100 đến 200 USD. Các sĩ tử thi khối C thích ở trong khu vực "dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo" để cố tạo cho mình cảm giác nhập vào thế giới xưa. Các thiếu gia này suy cho cùng lại có cách nhâm nhi sự xa xỉ mang hơi hướng "triết học".
Nhưng có một điều, để được thưởng thức cái cảm giác bình minh với nắng mai trên phố cổ đó, các thiếu gia đã đốt của gia đình số tiền bằng một gia đình ở những nơi nghèo khó chi tiêu trong cả một năm.
Tình cờ, tôi biết Tuyết (Bát Tràng, Hà Nội) tại một khách sạn trên đường Nguyễn Thái Học. Tuyết tưng tửng nói: "ông bà bô định cư ở Mỹ gần chục năm rồi, bảo em qua bên đấy ở nhưng em không thích. Chẳng đâu sướng bằng ở nhà, ăn tiêu đã có người chu cấp, em thuê hẳn khách sạn ôn thi cho thoải mái tư tưởng? Cũng phải ở đàng hoàng".
Tuyết khoe, cô sống với bà ngoại tại một biệt thự ở gần Bát Tràng, trong nhà chẳng thiếu thứ gì, rất yên tĩnh nhưng cô chán cái không gian bó hẹp của khu biệt thự đó và muốn tiêu tiền theo cách của mình. Tuyết đắc chí: "Năm trước em thi đỗ Đại học Thương Mại nhưng đến khi có giấy báo nhập học không thích nên bỏ, năm nay lại ứng thí vào trường Bách Khoa". Tuyết cười cười: "ông bà bô chỉ lo em không chịu thi đại học nên em cứ có nhu cầu gì là được đáp ứng hết. Thế mới có chuyện, khi đề xuất thuê khách sạn ôn thi, ông bà bô ủng hộ nhiệt tình. Chẳng tội gì mà không tận hưởng". Để chuẩn bị cho kỳ thi đại học, Tuyết thuê khách sạn ôn thi trước cả tháng trời và cộp đủ 13, 5triệu/ tháng nghỉ tại khách sạn. Đấy là chưa kể tiền ăn uống, chi tiêu hàng ngày. Cái phong cách con đại gia theo kiểu của Tuyết thì cũng khó có ai theo kịp.
Thi đại học là để các thí sinh so bề cao thấp về kiến thức, chứ không phải nơi phô bày sự giầu sang hay đua đòi. Chuyện các sĩ tử cậy thế con nhà giàu, coi mỗi cuộc thi trở thành một dịp phô bày kiến thức... đốt tiền, xem ra đáng để thiên hạ buồn cười hơn là nghiêng mình nể phục. Với kiến thức, mọi người đều bình đẳng.
Theo ĐSPL
Bức thư viết khi ôn thi quá tải Tèo ơi! Đây là câu đầu tiên tao gửi cho mày. Kế đến, tao sẽ viết cho mày câu thứ hai. Câu này nữa đã là câu thứ ba rồi đó... Tèo à, mày có biết câu mày đang đọc đã là câu thứ tư rồi không? Vậy mà tao vẫn không thể bắt đầu câu chuyện ở câu thứ năm này. Tao...