Đổi thay trên chiến khu xưa
Nằm cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh khoảng 50 km, Chiến khu Rừng Sác (huyện Cần Giờ) được biết đến là một căn cứ của bộ đội đặc công với rất nhiều trận đánh vang dội khiến quân địch khiếp sợ.
Trong thời Kháng chiến chống Mỹ, Rừng Sác phải gánh chịu mưa bom, bão đạn, trở thành “vùng đất chết” nhưng ngày nay nơi đây đã đổi thay mạnh mẽ và trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của TP. Hồ Chí Minh.
Mảnh đất gian lao và anh dũng
Theo sử sách ghi chép, Rừng Sác vốn là rừng nguyên sinh ngập mặn thuộc huyện Cần Giờ có diện tích khoảng 710 km2, giới hạn bởi sông Soài Rạp và đường 15, trải từ Nhơn Trạch, Nhà Bè ra biển. Địa hình sông nước hiểm trở với những luồng lạch như mạng nhện khiến nơi đây trở thành một trận đồ “thiên la địa võng” và được chọn làm căn cứ kháng chiến của bộ đội đặc công năm xưa. Trong thời chiến ấy, bất chấp rừng thiêng nước độc những người lính đặc công Rừng Sác vẫn bám trụ kiên cường suốt 9 năm ròng rã để chống lại lính Mỹ và quân đội Sài Gòn. Theo ghi chép, từ năm 1966 đến 30/4/1975, bộ đội đặc công Rừng Sác đã đánh gần 400 trận lớn nhỏ, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6.000 lính Mỹ và chư hầu; đánh chìm và làm cháy 356 tàu, thuyền chiến đấu, 13 tàu vận tải, 145 giang thuyền và bắn rơi 29 máy bay trực thăng. Những trận đánh điển hình như Lôi Giang, Giàn Xây, Vàm Sát, Đồng Tròn, kho xăng Nhà Bè… đã từng làm cho kẻ thù khiếp sợ.
Chòi thông tin của chiến sĩ đặc công rừng sác
Những thất bại trên chiến trường khiến kẻ thù điên cuồng trút xuống Rừng Sác hơn 4 triệu lít chất hóa học, 2 triệu tấn bom đạn. Cánh rừng chở che cho những chiến sĩ cách mạng trở nên hoang tàn, cây cối chết đè lên nhau, trong tổng số hơn 1.000 chiến sĩ thì có đến 860 đã hy sinh, trong đó có 542 chiến sĩ đến nay vẫn chưa tìm thấy thi hài. Không những thế, bom mìn, chất độc hóa học đã khiến cho hệ động, thực vật rừng ngập mặn hoàn toàn bị biến mất, bởi vậy mà người dân gọi đây là “vùng đất chết”.
Video đang HOT
Mạnh mẽ chuyển mình
Sau giải phóng, Chiến khu Rừng Sác đã được TP. Hồ Chí Minh cải tạo, phát triển thành khu du lịch sinh thái với 220 loài thực vật bậc cao, trên 700 loài hệ động vật thủy sinh không xương sống; có 11 loài bò sát có tên trong Sách đỏ Việt Nam… Với sự chuyển mình này, căn cứ Rừng Sác được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 15/12/2004, UNESCO cũng đã công nhận đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới với hệ động, thực vật đa dạng, độc đáo, điển hình của vùng ngập mặn.
Mô hình chiến sĩ đặc công nghiên cứu trận đánh kho xăng Nhà Bè
Ông Lê Văn Sinh – Trưởng ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ – cho biết, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (hay còn gọi là Rừng Sác) hiện nay đang được xem là một quần thể gồm các loài động, thực vật rừng trên cạn và thủy sinh, được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của các cửa sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ.
Theo lời kể của ông Sinh, thời chiến tranh chống Mỹ, cả khu vực đảo khỉ Cần Giờ bị chất độc dioxin tàn phá. Năm 1978, đơn vị đã kiên nhẫn trồng lại rừng, nhằm khôi phục hệ sinh thái bản địa. Đầu năm 1990, một người dân đi rừng phát hiện ra dấu vết của khỉ, nhưng lúc ấy không ai tin có loài vật nào sống được trên vùng đất vừa bị chất độc dioxin tàn phá. Mãi đến năm 1995, sau một thời gian theo dõi và dụ dỗ, bầy khỉ mới về đây, lúc ấy cả khu rừng chỉ có 250 con khỉ, gồm 3 bầy. Từ đó, người ta bắt đầu tin vùng đất này thực sự hồi sinh. Hiện nay, ở đảo khỉ số lượng đã tăng lên hơn 2.000 con, chúng sống gần gũi con người và rất hiếu động. Sau khi tham quan đảo khỉ, du khách có thể trải nghiệm dịch vụ đi thuyền trên các con lạch, thuyền câu cá, đi sâu vào bên trong rừng đước để khám phá hệ sinh thái ở đây.
Du khách tham quan khu du lịch sinh thái Cần Giờ
Thống kê của quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ cho hay, lượng khách du lịch đến đảo khỉ hàng năm đều tăng, những ngày lễ, ngày cuối tuần số lượng khách mua vé tham quan lên đến hơn 5.000 người. Trung bình một ngày, đảo khỉ đón khoảng 1.500 lượt khách tham quan.
Có được thành quả này là nhờ những nỗ lực của các cấp chính quyền, công sức của hàng triệu người con TP. Hồ Chí Minh đã cống hiến để tái tạo lại màu xanh cho rừng. Từ đó hồi sinh cho “vùng đất chết” trở thành một điểm tham quan hấp dẫn có giá trị lịch sử và giáo dục về truyền thống chiến đấu anh dũng của quân dân Nam bộ.
Trước chiến tranh, Cần Giờ thuộc tỉnh Đồng Nai và là khu rừng ngập mặn với quần thể động, thực vật phong phú. Trong chiến tranh bom đạn và chất độc hóa học đã làm nơi đây trở thành “vùng đất chết”. Năm 1978, Cần Giờ được sáp nhập về TP. Hồ Chí Minh và được quy hoạch, phát triển thành khu du lịch sinh thái. Ở đây có nhiều hoạt động du lịch thú vị như tham quan đầm dơi, đi thuyền trên sông, thăm sân chim với rất nhiều loài chim sinh sống, tiếp xúc với đàn khỉ hoang dã, tìm hiểu về hệ thực vật…
Thùy Dương
Theo congthuong.vn
Sớm di dời 23 hộ dân trước nguy cơ sạt lở cao ở Đồng Chum, Hoà Bình
Do mưa lớn kéo dài, tại khu vực các xóm Mới, Nà Lốc, Cọ Phụng, thuộc xã Đồng Chum, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) đã xuất hiện nhiều điểm sạt lở nơi chân đồi, với khối lượng hàng trăm m3 đất đá, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của 23 hộ dân (103 nhân khẩu).
Điểm sạt lở đất tại xã Đồng Chum.
Xã Đồng Chum nằm trên khu vực có địa hình phức tạp, nền đất yếu và nhiều đồi dốc cao, các hộ dân thường sinh sống nơi chân đồi và ven sườn núi. Trong đó, hầu hết là nhà sàn, nhà cấp bốn đã xuống cấp trầm trọng, tiềm ẩn nguy cơ đổ sập khi mưa to, gió lớn.
Ông Xa Văn Sại, xóm Mới, xã Đồng Chum bày tỏ, gia đình tôi đang sinh sống ở địa điểm có nguy cơ bị sạt lở nguy hiểm nên cứ mưa to kéo dài là cả nhà lại lo sợ đất đá chôn vùi mất nhà cửa, tài sản và cả tính mạng. Rất mong các cấp chính quyền sớm có biện pháp để di dời gia đình đến nơi định cư mới an toàn hơn, để yên tâm lao động và sản xuất.
Chủ tịch UBND xã Đồng Chum, ông Lường Văn Thịnh, cho biết trước nguy cơ sạt lở đất, đá vào nhà của 23 hộ dân, chính quyền xã đã tổ chức khảo sát, đánh giá tình hình và khoanh vùng khu vực nguy hiểm, báo cáo và đề nghị lãnh đạo cấp trên sớm có biện pháp khắc phục; đồng thời huy động tối đa nhân lực, vật lực hỗ trợ các hộ dân tại các điểm có nguy cơ sạt lở cao, chủ động di dời người và tài sản đến nơi an toàn.
Trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp như hiện nay, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã Đồng Chum tiếp tục tổ chức kiểm tra, rà soát các khu vực xung yếu; tích cực tuyên truyền người dân gia cố nhà cửa, chuồng trại chăn nuôi, đảm bảo an toàn khi xảy ra mưa to, gió lớn; thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ"; phân công thành viên kịp thời hỗ trợ, xử lý các sự cố bất ngờ xảy ra; huy động nhân lực, vật lực để thực hiện hiệu quả việc cứu hộ, cứu nạn; đảm bảo lương thực, thực phẩm đầy đủ trong thời gian xảy ra mưa lũ.
Theo Tin, ảnh: Thanh Hải (TTXVN)
Tuần lễ chào đón khách du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc Nhân dịp Quốc khánh 2/9, Tổng cục Du lịch Hàn Quốc (KTO) tại Việt Nam đã phát động "Tuần lễ chào đón khách du lịch Việt Nam". Theo đó từ ngày 2 - 8/9/2019, KTO tổ chức Tuần lễ tri ân với nhiều chương trình hỗ trợ đặc biệt tại Hàn Quốc dành riêng cho khách du lịch Việt Nam như: Hoạt động...