Đội tàu TQ đông chưa từng thấy gần quần đảo Ecuador: Cấm đánh bắt trong 3 tháng
Trung Quốc đã gửi thông báo đến đội tàu cá lớn nhất thế giới về việc cấm đánh bắt mực ở các khu vực thuộc Thái Bình Dương và Đại Tây Dương trong 3 tháng, trước những chỉ trích tàu cá Trung Quốc tận diệt thủy hải sản.
Trung Quốc sở hữu đội tàu đánh bắt thủy hải sản đông đảo nhất thế giới.
Lệnh cấm có hiệu lực từ tháng trước ở Đại Tây Dương và từ tháng sau ở Thái Bình Dương, cấm tất cả tàu cá Trung Quốc hoạt động ở vùng biển đã được chỉ rõ. Đây là những nơi sinh trưởng chính của mực ống.
Mực cũng là hải sản chính mà các tàu cá Trung Quốc đánh bắt ở vùng biển quốc tế. “Đây là lệnh cấm đánh bắt đầu tiên ở vùng biển quốc tế, thể hiện rằng Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với các quốc gia ven biển trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên biển ở vùng biển quốc tế”, Liu Yadan, quan chức Hiệp hội Nông nghiệp Trung Quốc về Trao đổi Quốc tế, nói.
Lệnh cấm được đưa ra sau khi Trung Quốc hứng chịu chỉ trích dữ dội vì đội tàu cá đông đảo, vươn ra khắp thế giới đánh bắt thủy hải sản.
Gần đây nhất là vụ hàng trăm tàu Trung Quốc đánh bắt gần quần đảo di sản Galapagos nổi tiếng của Ecuador. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã chỉ trích mạnh mẽ hành động này của Trung Quốc.
Các tàu cá Trung Quốc cũng gây rắc rối ở bán đảo Triều Tiên và vùng biển gần châu Phi.
Video đang HOT
Trung Quốc chiếm tới 70% sản lượng khai thác mực ống trên toàn cầu, với 600 tàu chuyên bắt mực. Năm 2018, các tàu này đem về 580.000 tấn mực, theo số liệu chính thức.
Hai khu vực nằm trong diện cấm đánh bắt là ở phía nam Đại Tây Dương, gần Argentina. Có khoảng 200 tàu Trung Quốc thường xuyên đánh bắt ở đây. Khu vực thứ hai là ở Thái Bình Dương gần Ecuador.
Trung Quốc lần đầu tiên ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Bộ Nông nghiệp Trung Quốc xác nhận rằng toàn bộ các tàu đánh bắt của nước này ở Đại Tây Dương đã rời đi. Trung Quốc cũng có kế hoạch cấm đánh bắt cá ngừ và cá thu ở Thái Bình Dương.
Tabitha Mallory, giáo sư Đại học Washington, Mỹ, nhận định rằng, đây có thể là những bước đi tích cực. “Chính phủ Trung Quốc không muốn đội tàu cá đông đảo đe dọa tài nguyên biển và môi trường biển gần các nước khác. Chúng tôi rất muốn giữ thể diện trong khía cạnh này, vậy nên tăng cường kiểm soát hoạt động đánh bắt”, Mallory nói
Ecuador và Argentina là hai quốc gia Nam Mỹ thường xuyên phải đối phó với các tàu cá Trung Quốc, cáo buộc các tàu này xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).
Pan Wenjing, nhà hoạt động của tổ chức Greenpeace, nói sự phản ứng của các nước như Ecuador, Argentina là nguyên nhân khiến Trung Quốc chủ động dừng đánh bắt.
“Vùng biển phía tây nam Đại Tây Dương là nơi sinh trưởng chính của mực ống. Các tàu Trung Quốc hoạt động rất mạnh ở khu vực này, bao gồm cả tàu cỡ lớn, thường xuyên vượt ranh giới, xâm phạm EEZ của nước khác”, Pan nói.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, lệnh cấm đánh bắt mực trong 3 tháng chỉ là giải pháp tình thế. Về lâu dài, Trung Quốc cần giảm số lượng tàu cá, cấm những tàu khai thác theo kiểu tận diệt, bắt tất cả các loài hải sản và cùng các quốc gia ven biển thiết lập các khu vực bảo vệ tài nguyên biển.
Ngoại trưởng Mỹ: Trung Quốc ngừng ngay kiểu đánh cá tận diệt, phá hủy môi trường
Tuyên bố được đưa ra sau khi Ecuador báo động vì sự xuất hiện của hàng trăm tàu cá treo cờ Trung Quốc ngoài khơi nước này. Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh Mỹ 'sát cánh cùng Ecuador' chống lại các hành vi 'phá luật' của Trung Quốc.
Khoảng 300 tấn hải sản, trong đó có nhiều loài đặc biệt nguy cấp, được phát hiện trên tàu cá Trung Quốc bị bắt trong vùng biển Ecuador năm 2017 - Ảnh: AFP
"Đã đến lúc Trung Quốc dừng các hoạt động đánh bắt không bền vững, phá luật và làm suy thoái môi trường trên các đại dương. Mỹ sẽ sát cánh cùng Ecuador và kêu gọi Bắc Kinh ngừng tiến hành các hoạt động đánh cá bất hợp pháp, không báo cáo và không được kiểm soát (IUU)", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhấn mạnh trên Twitter ngày 2-8.
Mỹ đã dành sự chú ý đặc biệt cho đội tàu Trung Quốc ngoài khơi Ecuador vài ngày gần đây. Trước khi ông Pompeo lên tiếng, Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ tuyên bố Washington sẽ sát cánh cùng Ecuador "chống lại bất kỳ sự xâm lược nào vào chủ quyền kinh tế và môi trường".
Được gọi bằng cái tên "thành phố nổi" hay "hạm đội càn quét hải sản", sự xuất hiện của hàng trăm tàu cá Trung Quốc ngoài vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) Ecuador khiến chính quyền nước này như ngồi trên đống lửa.
Ít nhất 260 tàu treo cờ Trung Quốc đã tập trung gần quần đảo Galapagos, nơi nhà bác học Charles Darwin lấy cảm hứng cho thuyết tiến hóa nổi tiếng.
Hải quân Ecuador đã được huy động để theo dõi nhất cử nhất động của "hạm đội" đã từng gây ra những vụ tận diệt hải sản, trong đó có cá mập, ngoài khơi Ecuador trong những năm gần đây.
Năm 2017, 20 người Trung Quốc đã bị bỏ tù sau khi Ecuador bắt một tàu cá treo cờ Trung Quốc trong khu bảo tồn biển của Galapagos. Khi mở hầm tàu, họ kinh hoàng phát hiện xác hàng trăm con cá mập đã bị cắt vây chất chồng trong đó.
Theo báo Washington Post, dù đội tàu Trung Quốc đang ở ngoài EEZ của Ecuador - về lý thuyết là không phạm luật, Ecuador vẫn cảm thấy bất an khi chúng "ở ngay trước cửa nhà".
Người Ecuador tin rằng bên dưới mặt biển, những tàu cá Trung Quốc đã âm thầm thả các dây câu vào sâu trong vùng biển của Ecuador. Đáp lại, Đại sứ quán Trung Quốc tại Ecuador khẳng định Trung Quốc là một nước "đánh bắt có trách nhiệm" và sẽ không dung thứ cho các hành vi tàn phá môi trường biển.
Bất chấp tuyên bố của Trung Quốc, Ecuador đã bày tỏ quan ngại thông qua các kênh ngoại giao và huy động hải quân ngăn chặn mọi sự xâm nhập của tàu Trung Quốc.
Ngoại trưởng Luis Gallegos của Ecuador cho biết trong hạm đội tàu Trung Quốc đang lảng vảng gần Galapagos có một số tàu treo cờ Liberia và Panama. Theo một nhà bảo vệ môi trường Ecuador, điều này càng củng cố thêm suy đoán rằng hoạt động đánh bắt hải sản của Trung Quốc ở Nam Mỹ đang được một số nước trong khu vực tiếp tay.
Mỹ lên án tàu cá Trung Quốc đánh bắt 'cướp bóc' ở quần đảo Galapagos Mỹ cáo buộc đội tàu cá thương mại của Trung Quốc thường xuyên vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển, đánh bắt không phép và quá mức quy định. Trong tuyên bố được đăng trên website Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 2/8, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói chính phủ Ecuador đã gióng lên hồi chuông...