Đội tàu chiến Trung Quốc ghé thăm các nước Bắc Âu
Ba tàu chiến Trung Quốc đã có chuyến thăm các nước vùng Scandinavia trong tuần này.
Đội tàu chiến Trung Quốc đã có chuyến thăm các nước vùng Scandinavia – Ảnh minh họa: Hải quân Mỹ
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết đội tàu Hải quân 152 đang có một chuyến đi “vòng quanh thế giới” sau khi kết thúc 4 tháng làm nhiệm vụ chống cướp biển tại vịnh Aden, theo The Diplomat ngày 2.10.
Theo chuyên san IHS Jane’s, ba tàu kể trên gồm tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Tế Nam lớp Lư Dương II (Type 052C), tàu hộ vệ mang tên lửa dẫn đường Ích Dương lớp Giang Khải II (Type 054A) và tàu tiếp dầu lớp Fuchi (Type 903). Hai tàu Tế Nam và Ích Dương là một trong những tàu chiến hiện đại nhất của Hải quân Trung Quốc (PLAN) được hoàn thành vào cuối năm 2014.
Video đang HOT
Chuyến đi đến Bắc Âu lần này cho thấy mong muốn chứng tỏ năng lực toàn cầu của PLAN và phản ánh mối quan tâm của Trung Quốc đối với các nước Bắc Cực, The Diplomat nhận định.
Bắc Kinh cũng từng thể hiện sự quan tâm hàng hải tại vùng Bắc Cực và muốn chứng minh khả năng hoạt động tại các khu vực khác nhau, như tham gia cuộc tập trận chung với Nga tại biển Bering hồi tháng 9.
Đội tàu 152 đến Thụy Điển vào ngày 30.9 và ở lại đây 5 ngày. Các tàu này cũng dành khoảng thời gian trên ghé các nước Đan Mạch và Phần Lan. Trước đó, đội tàu 152 đã đến thăm Sudan và Ai Cập.
Đội tàu này dự kiến sẽ đi qua 7 nước, tuy nhiên truyền thông Trung Quốc không cho biết điểm đến tiếp theo của các tàu này. The Diplomat cho biết Na Uy có thể sẽ là điểm đến tiếp theo, nhưng mối quan hệ Trung Quốc – Na Uy vẫn đang bị đóng băng do những căng thẳng về việc trao giải Nobel Hòa bình cho ông Lưu Hiểu Ba, một tù nhân bất đồng chính kiến.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Trung Quốc đưa tàu sân bay tới Syria?
Theo tin mới nhất từ truyền thông Israel, trong bối cảnh ông Tập đang sang thăm Mỹ, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc bất ngờ hiện diện ở Syria.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc (Ảnh: Debkafile)
Trang mạng Debkafile của Israel đưa tin, tàu sân bay Liêu Ninh CV-16 của Trung Quốc đã đi qua kênh đào Suez của Ai Cập trong ngày 22/9 và hiện đã xuất hiện tại quân cảng Tartus của Syria cùng một tàu khu trục tên lửa. Trước đó, tàu khu trục tên lửa dẫn đường này đã đi trước và mở đường cho tàu sân bay Liêu Ninh.
Trong khi đó, một số nguồn tin khác đưa ra các bằng chứng cho thấy các tàu chiến của Trung Quốc sẽ hoạt động tại Syria trong một thời gian dài. Bắc Kinh cũng lên kế hoạch triển khai một phi đội tiêm kích J-15 và một số trực thăng hạm để tăng cường khả năng tác chiến của tàu sân bay Liêu Ninh. Các chiến đấu cơ này sẽ được vận chuyển bằng máy bay vận tải khổng lồ từ Trung Quốc qua không phận của Iran và sẽ có mặt trên boong tàu sân bay Liên Ninh trong tháng 11 tới.
Giới chức quân sự Syria nhận định các binh sĩ Trung Quốc sẽ tham gia phối hợp với các lực lượng của Nga tại khu vực Latakia (Syria), nơi Mátxcơva đang triển khai xây dựng một căn cứ quân sự lớn.
Theo trang mạng Debkafile của Israel, Bắc Kinh sẽ đưa đến Syria các máy bay trực thăng chống ngầm Z-18F và trực thăng cảnh báo sớm Z-18J cùng khoảng 1.000 lính thủy đánh bộ nhằm hỗ trợ Nga trong cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria.
TheoDebkafile, mục tiêu của lực lượng quân đội Trung Quốc tại Syria là nhằm vào các tay súng khủng bố đến từ khu tự trị Tân Cương.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Mỹ, vốn là nước bày tỏ hoài nghi về sự hiện diện quân sự của Nga tại Syria.Đây được coi là một bước đi bất ngờ của Bắc Kinh khi sự xuất hiện của tàu sân bay này có thể làm đảo lộn toàn bộ tình hình cuộc xung đột tại quốc gia Trung Đông. Đến nay, Bắc Kinh vẫn chưa xác nhận hay đưa ra bất kì bình luận nào về thông tin này.
Nhật Minh
Theo Danrti/Debkafile
Mỹ muốn tăng cường quân sự ở Iceland đối phó máy bay Nga Iceland nói người Mỹ muốn tăng cường hiện diện quân sự ở đảo quốc bắc Âu này, trong khi Lầu Năm Góc nói Reykjavik đề nghị hợp tác quốc phòng sau một loạt vụ lảng vảng của máy bay quân sự Nga. Máy bay quân sự Nga lảng vảng ở Iceland - Ảnh minh họa: Reuters Tờ Iceland Review hôm 20.9 cho biết...