Đời sống tằn tiện của nhiều người Nhật
Không xem phim, không ăn tiệm, quãng đời hàng chục năm đi làm cũng không giúp nhiều nhân viên văn phòng Nhật Bản tích luỹ nổi một khoản tiền lo thân khi về già.
Trong nhiều năm công tác ở vị trí kế toán, ông Masamitsu không hề tìm cho mình những thú vui giải trí như đi du lịch hay xem phim rạp, ông cũng rất hiếm khi ăn ngoài tiệm. Thay vào đó, tất cả số lương của ông đều dành để chăm lo cho gia đình. Dù chi tiêu cần kiệm như vậy, nhưng với mức lương 34.000 USD/năm và chỉ được tăng lương 4 USD/năm trong gần một thập kỷ, dù đã 50 tuổi nhưng ông vẫn không dành dụm được khoản nào.
” Tôi không thể tiết kiệm, tôi không có khoản nào để lo cho những năm tháng về già. Tôi sẽ phải tiếp tục làm việc“, ông Masamitsu chia sẻ.
” Sau khi nghỉ hưu, tôi sẽ nhận bất kỳ công việc nào trong khả năng của mình. Có thể là làm bảo vệ“.
Tới năm 2020, mức lương trung bình của công nhân tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nhật Bản chỉ đạt 38.515 USD. (Ảnh: Reuters)
Câu chuyện của ông Masamitsu đã phản ánh hoàn cảnh của rất nhiều công nhân và nhân viên tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nhật Bản. Tới năm 2020, mức lương trung bình của họ chỉ đạt 38.515 USD, không thay đổi nhiều so với những năm 1990 và thấp hơn nhiều so với mức lương 49.165 USD ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Để cải thiện tình trạng này, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã kêu gọi các doanh nghiệp tăng lương cho nhân viên trong kỳ đàm phán thường niên vào mùa xuân tới. Thủ tướng tuyên bố việc tăng lương có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu tạo ra một chu kỳ tăng trưởng và phân phối mạnh mẽ, đồng thời xây dựng lại tầng lớp trung lưu của đất nước.
Video đang HOT
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. (Ảnh: Reuters)
Ông Masamitsu đã từng chuyển chỗ làm ở tuổi 43 – đây là hành động tương đối bất thường đối với những người làm công tại Nhật Bản. Ông buộc phải làm vậy vì bị công ty cũ hạ mức lương.
Sau nhiều lần phỏng vấn thất bại, ông cảm thấy rất may mắn khi tìm được công việc hiện tại. Tuy nhiên, ông được thông báo rằng hàng năm chỉ được tăng lương 500 yên (tương đương 4,25 USD) trong suốt 10 năm công tác đầu tiên.
Cuối cùng, Masamitsu vẫn ký hợp đồng vì nghĩ rằng đãi ngộ ở nơi khác thậm chí có thể tệ hơn.
” Ở độ tuổi của tôi, mức lương cơ bản thực sự không quá tệ, có nhiều nơi khác còn trả thấp hơn“, ông Masamitsu cho biết sau khi công tác đủ 10 năm, ông sẽ được trả thêm 5.000 yên/năm (42 USD/năm).
Hiện tại, tổng lương tháng và tất cả các khoản phụ cấp của mà ông Masamitsu nhận được rơi và khoảng 250.000 yên (2.104 USD). Mỗi năm, ông còn được thưởng hai lần, mỗi lần 2 tháng lương. Tổng thu nhập hàng năm của ông là khoảng 4 triệu yên (34.000 USD). Nhưng với số tiền này, vợ ông vẫn phải đi làm thêm để lo cho người con gái đang học cấp 3.
” Thật đáng tiếc là lương không tăng nhiều hơn, dù tôi làm việc chăm chỉ“, ông Masamitsu nói.
Lương của công nhân tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nhật Bản thấp hơn nhiều so với mức lương ở các nước thuộc OECD. (Ảnh: Reuters)
Do không có điều kiện, Masamitsu chỉ có thể giải trí bằng cách tập yoga cùng bạn bè theo các video trên YouTube. Thỉnh thoảng, ông mới dám mua vé theo ngày để vào tập tại các lớp học yoga.
Gia đình Masamitsu cũng mong muốn sinh thêm con, nhưng chưa thực hiện được vì không đủ tiền. ” Chỉ một người con đã tiêu tốn tất cả những gì chúng tôi kiếm được“.
Ông Masamitsu hy vọng rằng lời kêu gọi của Thủ tướng Kishida sẽ cải thiện tình trạng này và giúp gia đình ông có điều kiện sống tốt hơn.
Câu chuyện lương tăng chỉ 4 USD/năm trong gần thập kỷ của người lao động Nhật Bản
Lương thấp vẫn là một trong những vấn đề cấp bách đối với nền kinh tế Nhật Bản.
Người đi làm trên đường phố Nhật Bản. Ảnh: Gabruu
Masamitsu từ bỏ thú vui ra ngoài rạp xem phim đã nhiều năm nay. Anh cùng gia đình cũng rất ít khi ăn hàng. Tổng thu nhập của người nhân viên kế toán 50 tuổi này trong một năm là 34.000 USD (khoảng 780 triệu đồng) dành để hỗ trợ gia đình. Suốt gần 10 năm làm việc, mức lương của anh tăng hàng năm chỉ vỏn vẹn 4 USD (91.000 đồng).
"Tôi không thể tiết kiệm với mức lương như vậy. Tôi không có gì trong tay khi đã đến tuổi này. Tôi chỉ có thể làm việc. Sau khi nghỉ hưu, tôi có thể sẽ đi làm bảo vệ", anh Masamitsu làm việc cho một công ty tổ chức sự kiện quy mô nhỏ chia sẻ với hãng tin Reuters.
Trường hợp của anh Masamitsu được cho là đồng cảnh ngộ với nhiều người làm công ăn lương tại các công ty vừa và nhỏ Nhật Bản. Mức lương trung bình tại quốc gia này trong năm 2020 là 38.515 USD, không thay đổi mấy so với những năm 1990 và thấp hơn mức trung bình 49.165 USD tại các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Masamitsu đã chuyển sang công việc mới ở tuổi 43 sau khi công ty trước thuê anh cắt giảm lương.
Sau nhiều lần phỏng vấn thất bại, Masamitsu cảm thấy may mắn vì đã được nhận vào công ty này. Anh được phòng tuyển dụng báo trước trong 10 năm đầu làm việc cho công ty, mỗi năm mức tăng lương của anh chỉ vỏn vẹn 500 yên (91.000 đồng).
"Nếu xét về độ tuổi của mình, mức lương cơ bản không quá tệ. Vẫn còn những công ty trả thấp hơn. Và tôi được thông báo sau 10 năm, lương của tôi sẽ tăng 5.000 yên mỗi năm. Tuy nhiên thật không may lương tôi tăng rất ít dù tôi làm việc chăm chỉ", Masamitsu cho hay.
Số tiền Masamitsu kiếm được dùng để chăm lo cho gia đình. Vợ anh chỉ làm một công việc bán thời gian và cô con gái vừa hoàn thành xong chương trình cấp 3. "Chúng tôi muốn sinh thêm nhưng một đứa con đã cần tiêu rất nhiều thứ rồi", anh ngậm ngùi chia sẻ.
Lương thấp vẫn là một trong những vấn đề cấp bách đối với nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, nơi các công ty và gia đình có xu hướng tích trữ tiền mặt thay vì chi tiêu vì giảm phát trong nhiều năm.
Tại cuộc thảo luận ấn định mức lương trong năm nay giữa ban quản lý các tập đoàn, công ty lớn và công đoàn, Thủ tướng Fumio Kishida đã hối thúc các công ty có lợi nhuận tăng lương, tiên phong cho các công ty khác noi theo. Các cuộc thảo luận năm nay dự kiến kết thúc vào ngày 16/3.
Năm nay, các nhà phân tích tập trung theo dõi xem liệu các công ty có tăng lương từ 2% trở lên hay không. Năm ngoái, mức tăng lương mà các tập đoàn lớn đề ra được cho là thấp nhất trong 8 năm, ở mức 1,86%.
Thủ tướng Kishida và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda nhấn mạnh đến tính cấp thiết trong việc đạt mục tiêu tăng lương 2%.
Ngày 16/3, Chánh văn phòng Nội các Hirokazu Matsuno tuyên bố chính phủ sẽ "thực hiện tất cả các biện pháp có thể" để khiến các công ty tăng lương. "Điều quan trọng là hiện thực hóa cam kết tăng lương trong bối cảnh giá cả đang tăng cao", Chánh Văn phòng Matsuno trả lời giới phóng viên.
Nhật Bản xem xét sớm cấp phép sử dụng thuốc điều trị COVID-19 dạng uống Ngày 7/2, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết chính phủ nước này sẽ xem xét sớm cấp phép có điều kiện đối với thuốc điều trị COVID-19 dạng uống có tên S-217622 do công ty dược phẩm trong nước Shionogi & Co bào chế. Biểu tượng của công ty dược phẩm Shionogi & Co. Ảnh: Shionogi Phát biểu tại cuộc họp...