Đổi rổ VN30: SAB vẫn có khả năng “làm loạn”, cơ cấu thay đổi rất nhỏ
SAB bị giảm tỷ trọng khoảng 0,84% trong rổ VN30 mới nhưng thay đổi này vẫn không hạn chế được sự giật cục của VN30-Index…
Từ ngày 6/5 tới, rổ cổ phiếu VN30 sẽ có thay đổi và chỉ số VN30-Index cũng sẽ thay đổi theo. Bên cạnh sự thất vọng về SAB vẫn có khả năng “làm loạn” trong chỉ số này thì đã có sự cân bằng hơn giữa nhóm cổ phiếu ngân hàng và nhóm cổ phiếu “họ Vin”.
Ba thay đổi trong cách tính chỉ số VN30-Index trong đợt này là gia tăng khối lượng lưu hành tính chỉ số với một số mã, điều chỉnh tăng tỷ lệ free float và điều chỉnh tỷ trọng giới hạn vốn hóa.
Đầu tiên, không có thay đổi nổi bật nào trong nhóm dẫn dắt. Tính theo giá đóng cửa hôm qua (25/4) thì 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất của VN30-Index theo cách tính mới từ 6/5 lần lượt là VNM, TCB, VIC, HPG, MSN, VPB, VHM, VJC, MBB và MWG. Theo các tính đang sử dụng là VNM, TCB, VIC, MSN, HPG, VHM, VPB, VJC, MBB và VCB.
Như vậy chỉ có MSN và HPG là đổi chỗ cho nhau, VHM và VPB đổi chỗ, VCB bật ra khỏi Top 10 và thay thế là MWG. Theo cách tính cũ, Top 10 chiếm 62,69% tỷ trọng chỉ số VN30-Index. Theo cách tính mới, Top 10 chỉ chiếm 63,02%.
SAB cũng có thay đổi nhưng không đáng kể. Duy nhất tỷ lệ lưu hành tự do của SAB được giảm từ 15% xuống còn 11%. SAB từ chỗ đứng thứ 12 trong chỉ số cũ, giờ tụt xuống thứ 17 trong chỉ số mới. Điều này phần nào có thể giúp SAB giảm ảnh hưởng trong VN30-Index mới.
Tuy nhiên vấn đề chính đối với SAB không hẳn là thay đổi tỷ trọng trong chỉ số, mà là thanh khoản. Các cổ phiếu khác có thanh khoản lớn nên để thay đổi một bước giá cần chi phí lớn hàng chục tỷ đồng. Trong khi SAB thanh khoản rất nhỏ, các bước giá lại không được lấp đầy, tạo điều kiện tự nhiên cho khả năng dao động rất mạnh dù chỉ khớp lệnh với khối lượng tối thiểu.
Việc thay đổi vốn hóa của một cổ phiếu ngoài chuyện khối lượng lưu hành lớn hay nhỏ còn là mức chênh lệch giữa giá chào mua tốt nhất và chào bán tốt nhất (spread). Theo quy định thì bước giá cổ phiếu là giống nhau trong cùng một khoảng giá nhưng thực tế phụ thuộc vào cung cầu từng thời điểm. SAB thường xuyên có chênh lệch lớn giữa hai giá nên vốn hóa cũng nhảy rất nhiều. Đặc biệt gần đây đợt ATC hay đột ngột có lượng giao dịch lớn gần sát phút chót nên giá thay đổi cũng “bất tử”!
Nói chung thay đổi ở SAB lần này vẫn không hạn chế được sự giật cục của VN30-Index.
Thay đổi thứ hai được chờ đợi là giảm tỷ trọng của nhóm cổ phiếu “họ Vin”. Tuy nhiên thay đổi duy nhất với VIC, VHM và VRE là giảm tỷ trọng giới hạn vốn hóa từ 47% xuống 41,91% ở cả 3 mã. Điều này khiến về thứ tự quy mô vốn hóa trong chỉ số lẫn tỷ trọng vốn hóa của cả 3 cổ phiếu này cũng không thay đổi nhiều. Cụ thể, theo cách tính đang sử dụng, 3 cổ phiếu nói trên chiếm 16,13% rổ chỉ số. Theo cách tính mới, tỷ trọng còn 15,22%.
Video đang HOT
Thay đổi thứ ba là nhóm cổ phiếu ngân hàng. VCB tăng khối lượng lưu hành tính chỉ số khoảng 3,1% trong kỳ tới nhưng lại bị giảm tỷ lệ free float từ 10% xuống còn 8%. CTG không tăng lượng lưu hành nhưng cũng bị giảm tỷ lệ free float từ 10% xuống 8%. EIB được tăng tỷ lệ này từ 80% lên 85%. MBB giảm khối lượng lưu hành nhưng lại tăng tỷ lệ free float từ 55% lên 60%.
Do có thay đổi nhỏ ở VCB và CTG, nên tỷ trọng của nhóm cổ phiếu ngân hàng trong VN30-Index cũng có biến động nhưng đáng kể. Theo cách tính đang sử dụng, nhóm ngân hàng chiếm 31,6% trong chỉ số nhưng theo cách tính mới là 32,16%.
Như vậy lần thay đổi rổ này không tạo ra sự khác biệt gì lớn trong VN30-Index. 5 cổ phiếu gia tăng tỷ trọng đáng kể nhất trong VN30-Index mới là MBB (0,41%), TCB (0,4%), VNM (0,39%), FPT (0,32%), EIB (0,3). 5 mã giảm tỷ trọng lớn nhất là SAB (-0,84%), VIC (-0,54%), VCB (-0,54%), MSN (-0,49%), VHM (-0,48%).
Vấn đề chính của VN30-Index là giảm ảnh hưởng giật cục của SAB vẫn không được giải quyết. VN30-Index bình thường nếu chỉ là chỉ số để tham chiếu cho một nhóm cổ phiếu hay để các quỹ ETF bám theo thì không có vấn đề gì lớn. Tuy nhiên VN30-Index là chỉ số cơ sở cho các sản phẩm phái sinh chỉ số thì sự giật cục bất thường sẽ động chạm tới túi tiền của nhà đầu tư.
Khánh Hà
Theo VnEconomy
Phiên sáng 25/4: Mắc kẹt
Thị trường sáng nay (25/4) giao dịch trầm lắng do nhà đầu tư thận trọng. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là áp lực chốt lời diễn ra mạnh tại PPI sau 6 phiên tăng trần liên tiếp, trong khi những nhà đầu tư chưa kịp thoát hàng đang bị mặc kẹt tại VHG.
Với sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu lớn, cùng đà tăng của chứng khoán thế giới, chứng khoán Việt Nam đã có 2 phiên tăng điểm liên tiếp, nhất là phiên tăng mạnh hôm qua (24/4), chỉ số VN-Index tăng gần 9 điểm, đóng cửa trên mốc 975 điểm.
Theo nhận định của CTCK Thiên Việt (TVS), trong những phiên tới, thị trường tiếp tục hồi phục. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để lạc quan về một xu hướng giá mới, đặc biệt, trong bối cảnh thiếu vắng nhóm cổ phiếu dẫn dắt cũng như đà tăng không nhận được sự ủng hộ của yếu tố thanh khoản.
Bước vào phiên giao dịch sáng 25/4, dòng tiền tiếp tục tham gia nhỏ giọt, trong khi lực bán gia tăng sau phiên tiết giảm hôm qua, khiến các trụ lần lượt quay đầu, tạo sức ép khiến thị trường đảo chiều sau 2 phiên tăng, dù đà giảm không mạnh.
Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ bị chốt lời rất mạnh. Trong đó, PPI sau 6 phiên tăng trần liên tiếp, tiếp tục mở cửa với sắc tím 1.540 đồng trong phiên sáng nay. Tuy nhiên, sau đó lực cung chốt lời diễn ra ồ ạt, đẩy mã này lao thẳng xuống mức sàn 1.160 đồng với gần 1,5 triệu đơn vị được khớp và còn dư bán sàn hơn 1 triệu đơn vị.
Tron gkhi đó, sau thông tin chính thức từ HOSE hủy niêm yết với cổ phiếu VHG từ ngày 22/5, nhiều nhà đầu tư không kịp thoát hàng, hoặc liều lĩnh ôm hàng trong 2 phiên trước đã bị mắc kẹt tại VHG bởi sáng nay rất ít nhà đầu tư nào dám mạo hiểm đặt lệnh mua VHG.
Hiện chỉ có hơn 2.000 cổ phiếu VHG được khớp, trong khi lượng dư bán sàn 1.580 đồng lên tới gần 3 triệu đơn vị. Trong 2 phiên trước có tới hơn 9,3 triệu cổ phiếu VHG được khớp, giúp nhiều nhà đầu tư chốt lời mỹ mãn, nhưng cũng chuyền hòn than nóng sang tay các nhà đầu tư khác.
Tương tự, DAH cũng quay đầu sau 7 phiên khởi sắc, về mức giá sàn 8.330 đồng/CP trong phiên sáng nay với lượng dư bán sàn 13.660 đơn vị. Ngoài ra, CIG cũng đảo chiều giảm sàn.
Trong khi lực cầu tỏ ra thận trọng thì áp lực chiếm áp đảo khiến thị trường vẫn chìm trong sắc đỏ. Chỉ số VN-Index lình xình dưới mốc 975 điểm trong hơn nửa thời gian còn lại của phiên sáng với thanh khoản thấp.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 152 mã giảm, gấp hơn 2 lần số mã tăng (95 mã), chỉ số VN-Index giảm 2,72 điểm (-0,28%) xuống 974,2 điểm. Thanh khoản đạt xấp xỉ phiên sáng qua với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 74 triệu đơn vị, giá trị 1.467,18 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đạt 12,68 triệu đơn vị, giá trị 377,37 tỷ đồng, trong đó HPX thỏa thuận 5,23 triệu đơn vị, giá trị 135,98 tỷ đồng; VJC thỏa thuận hơn 111 tỷ đồng.
Trong top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn HOSE chỉ có VHM và BID xanh nhạt với VHM tăng 0,22%, tạm đứng tại mức giá 89.900 đồng/CP; BID tăng nhẹ 0,3% lên 34.700 đồng/CP.
Còn lại đều giao dịch dưới mốc tham chiếu, với VIC giảm 0,8% xuống 112.900 đồng/CP, VCB giảm 0,7% xuống 68.000 đồng/CP, VNM giảm 0,1% xuống 129.400 đồng/CP, GAS giảm 0,1% xuống 112.100 đồng/CP, SAB giảm 0,4% xuống 239.000 đồng/CP, MSN giảm 0,2% xuống 87.800 đồng/CP, TCB giảm 0,6% xuống 24.200 đồng/CP, VRE giảm 0,7% xuống 35.150 đồng/CP.
Ngoài ra, các mã bluechip khác như PLX, BVH hay các cổ phiếu ngân hàng cũng đều giao dịch trong sắc đỏ.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, cổ phiếu HAG tạo đột biến khi bất ngờ khớp gần 8,9 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản thị trường, vượt xa các mã khác. Chốt phiên, HAG vẫn giữ mức tăng khá tốt 2,4% lên 5.520 đồng/CP.
Trái lại, các mã VHG, PPI, DAH, CIG... vẫn chốt phiên trong sắc xanh mắt mèo, trong đó VHG còn dư bán sàn gần 3,3 triệu đơn vị, trong khi lượng khớp chỉ hơn 2.000 đơn vị.
Trong khi đó, trên sàn HNX, sau hơn nửa phiên đi ngang trên mốc tham chiếu, áp lực bán dần gia tăng khiến thị trường rung lắc và đảo chiều giảm về cuối phiên.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 60 mã giảm và 38 mã tăng, chỉ số HNX-Index giảm 0,2 điểm (-0,19%) xuống 106,94 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 21,78 triệu đơn vị, giá trị hơn 138 tỷ đồng, tăng 15,48% về lượng nhưng giảm 28,87% về giá trị so với phiên sáng qua. Giao dịch thỏa thuận chỉ đóng góp thêm hơn 6 tỷ đồng.
Nhóm HNX30 cũng giao dịch thiếu tích cực khi không có mã nào khớp tới 1 triệu đơn vị, trong đó, chỉ còn một số cổ phiếu giữ được đà tăng nhẹ như VCG, VCS, VGC, VC3, S99, HUT có mức tăng 100-300 đồng/CP. Bên cạnh đó, cặp đôi ngân hàng ACB và SHB đứng giá tham chiếu.
Trái lại, PVS, PVI, BVS, MBS, SHS, CEO... đều giảm, đáng kể TV2 giảm 3,7% xuống 143.500 đồng/CP, NTP giảm 2,1% xuống 36.900 đồng/CP, L14 giảm 1,8% xuống 39.000 đồng/CP, DHT giảm 1,6% xuống 37.000 đồng/CP.
Cũng chịu áp lực chốt lời mạnh, một số mã vừa và nhỏ cũng đảo chiều nằm sàn hoặc may mắn giữ được mốc tham chiếu sau khi mở cửa vẫn tăng trần như TIG, HKB, SPI, DST, BII, KVC, DPS...
Trong đó, cặp đôi tí hon BII và KVC dẫn đầu thanh khoản với khối lượng khớp lệnh lần lượt 3,78 triệu đơn vị vá 3,37 triệu đơn vị, và đều chốt phiên tại mốc tham chiếu.
Trên UPCoM, đà giảm duy trì trong suốt cả phiên sáng.
Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,07 điểm (-0,13%) xuống 55,98 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 6,34 triệu đơn vị, giá trị 85,69 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đạt gần nửa triệu đơn vị, giá trị xấp xỉ 8,8 tỷ đồng.
Cổ phiếu BSR vẫn là điểm sáng của thị trường khi có phiên tăng thứ 4 liên tiếp, với mức tăng 2,9% lên 14.000 đồng/CP và khối lượng giao dịch đạt gần 2,2 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản trên UPCoM.
Đứng thứ 2 về thanh khoản là LPB có khối lượng giao dịch đạt 805.500 đơn vị và chốt phiên tại mức giá 8.900 đồng/CP, tăng nhẹ 1,14%. Còn lại các mã có khối lượng giao dịch chưa tới nửa triệu.
T.Thúy
Theo bizlive.vn
Chứng khoán sáng 24/4: Tưng bừng mở hội cùng thế giới Thị trường Mỹ đêm qua lập đỉnh mới trong lịch sử ở chỉ số S&P 500 đã thổi bùng bữa tiệc tăng giá trong phiên sáng nay. VN-Index tăng 0,92% là mức mạnh nhất kể từ giữa tháng 3. Chỉ số vượt lên mức 976,87 điểm, tiếp tục vượt xa ngưỡng rủi ro 965 điểm. Điều này đã kích thích dòng tiền ở...