Đổi rác lấy… cây cảnh!
Chỉ cần tối thiểu 1 kg giấy, có thể là giấy photo, giấy báo, tạp chí hoặc những vỏ lon, chai nhựa không dùng đến… mọi người đều có thể đổi lấy một chậu cây cảnh, góp phần bảo vệ môi trường.
Những chậu cây xanh được tái chế tỉ mỉ với nhiều hình thù ngộ nghĩnh.
Đây là dự án của anh Nguyễn Tiến Danh, Giám đốc Trung tâm Anh ngữ DUTI English, cựu sinh viên Trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng) phối hợp với Câu lạc bộ Môi trường thuộc Liên chi đoàn khoa Môi trường (CLB) thuộc Trường Đại học Bách khoa thực hiện. Trong đó, trung tâm của Danh hỗ trợ 100% chi phí thực hiện dự án cũng như giúp đỡ các thành viên trong CLB truyền thông về các hoạt động bảo vệ môi trường. “Dự án được ra đời khi mình nhận thấy rác thải ngày một nhiều, bãi rác Khánh Sơn của thành phố đang trong tình trạng báo động. Vì vậy, phải làm gì đó để thay đổi tư duy của mọi người về môi trường bằng việc đơn giản mỗi người biết cách phân loại rác ngay tại nguồn”, anh Danh chia sẻ.
Chỉ mới trải qua 2 đợt thực hiện dự án “Đổi giấy lấy cây, đổi nhựa lấy quà” nhưng các thành viên đã thu về trên 100 kg nhựa, 1 tấn 4 giấy các loại. Một con số vượt ngoài sự mong đợi và cũng chính là động lực để các thành viên tiếp tục nhân rộng mô hình này. Tuy chưa hoạt động thường xuyên nhưng hễ đến ngày phát động, dự án đều nhận được sự quan tâm từ nhiều lứa tuổi khác nhau. “Lần đầu tiên triển khai dự án chưa được nhiều người biết đến nhưng đến lần thứ hai không ngờ số lượng cây được trao tặng đến tay mọi người lại chỉ trong vòng vài giờ tổ chức. Nhiều bạn đến sau, hết cây đáp ứng nhưng vẫn vui vẻ góp giấy và các loại rác thải nhựa cho chương trình. Cùng với đó, số lượng giấy và rác thải nhựa đã tăng lên gấp đôi, thậm chí là gấp ba. Và CLB nhận được rất nhiều tin nhắn hứa hẹn từ mọi người sẽ thu gom giấy dần cho đến đợt sau lại qua đổi tiếp”, bạn Trịnh Thị Phương Anh (Chủ nhiệm CLB, SV năm 3, ĐH Bách khoa – khoa Môi trường) cho biết.
Để chuẩn bị cho đợt thu gom đổi cây, anh Danh cùng các bạn trong CLB đã tự tay lựa chọn và ươm mầm cây xanh cách đó 1 tháng, bên cạnh đó các thành viên chọn mua các loại xương rồng, sen đá dễ chăm sóc cho vào những chậu cây đủ màu sắc và hình thù ngộ nghĩnh được tái chế bằng chai nước, chai nhựa bỏ đi. Song song những cây xanh nhỏ nhắn là những món quà tái chế cũng được tạo hình từ các loại rác thải nhựa. Tất cả đều là sản phẩm được tạo nên từ nguồn giấy và nhựa do mọi người mang đến.
Số giấy nhận được sẽ được CLB phân loại, giấy trắng thì đóng thành tập kèm truyện và sách giáo khoa gửi đi cho các điểm trường. Số tiền thu được từ việc bán giấy và nhựa sẽ dùng để mua thêm cây và duy trì kinh phí cho các đợt thu đổi sau này. Cứ thế, quy trình “xoay vòng” này được thực hiện trên phương châm “Một tờ giấy không vứt đi – Một cánh rừng được giữ lại”.
Video đang HOT
Anh Danh cho biết, mỗi năm dự án sẽ có 3 đợt “Đổi giấy lấy cây, đổi nhựa lấy quà”, Trong đó, đợt 1 sẽ tiến hành vào thời gian sau Tết Nguyên đán, đây là thời điểm nhà nhà có một lượng lớn vỏ bánh kẹo, vỏ chai, vỏ lon… Đợt 2 hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5-6 cũng là thời điểm sinh viên nghỉ hè và dọn dẹp phòng trọ. Đợt 3 sẽ là tháng 8 – lúc sinh viên nhập học. Vừa qua, ngày 14 và 15-8, tại khuôn viên Trường Đại học Bách khoa trong dịp đón các tân sinh viên khóa 2019 nhập học đợt thu đổi đã được diễn ra sôi nổi với sự hưởng ứng từ các bạn trẻ.
Từ khi dự án được anh Danh và một số bạn bè triển khai vào thời gian đầu năm 2019, không chỉ thu gom rác thải nhựa, văn phòng DUTI English trên đường Kinh Dương Vương (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu) trở thành địa chỉ thân quen của nhiều bạn trẻ trong việc tập kết, thu gom pin cũ. Số pin này được tập hợp và gửi đến tổ chức Việt Nam Tái chế (Vietnam Recycles) để xử lý theo đúng quy trình, bảo đảm an toàn cho môi trường. Không chỉ giới hạn trong môi trường sinh viên, anh Danh cùng các thành viên trong CLB mong muốn nhân rộng hơn nữa dự án đến với các em học sinh trên địa bàn thành phố. Đổi giấy lấy cây của dự án vì môi trường không chỉ góp phần nâng cao giá trị của những sản phẩm đã qua sử dụng, mà còn thay đổi nhận thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của chính mình và những người xung quanh.
DIỆU HUYỀN
Theo congandanang
Cách làm lồng đèn trung thu đơn giản mà đẹp lung linh
Cách làm lồng đèn trung thu đơn giản mà đẹp rất đa dạng và đơn giản, trong đó đèn kéo quân được đặc biệt ưa chuộng nhờ vẻ ngoài lung linh.
Trung thu là ngày lễ dành riêng cho trẻ nhỏ với mâm cỗ cúng rằm, với màn múa kỳ lân đẹp mắt và những chiếc đèn lồng rước trăng lung linh huyền ảo. Tuổi thơ của những thế hệ đi trước không có điều kiện để mua đèn điện nhấp nháy, phát nhạc như bây giờ. Thay vào đó, trẻ nhỏ ngày trước thường tự làm đèn lồng bằng các vật liệu sẵn có như tre, giấy, vỏ lon, hạt bưởi,... Cầu kỳ hơn một chút là những chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân rực rỡ sắc màu.
Cách làm lồng đèn trung thu đơn giản mà đẹp tiêu biểu có đèn kéo quân
Giữa thế giới đèn trung thu bạt ngàn và đa dạng, đèn kéo quân (đèn cù) truyền thống vẫn có một vị thế đặc biệt nhờ vẻ ngoài đẹp mắt, hình ảnh động độc đáo khiến người xem như lạc vào thế giới thần tiên. Trung thu năm nay, sao bạn không thử tự làm một chiếc đèn kéo quân đơn giản nhưng vẫn đẹp hút hồn để làm quà cho trẻ nhỏ trong nhà hoặc tự thưởng bản thân.
Chuẩn bị:
- Bìa cứng màu sắc tùy chọn, kích cỡ 20 x 48 cm
- Giấy bóng kính kích cỡ 14 x 40 cm, giấy trang trí, giấy dó, giấy đề can đỏ
- Dao rọc giấy, băng dính 2 mặt, keo dán, keo 502, dụng cụ bấm kim, thước kẻ, bút chì, kéo cắt, nút bấm, dây thép mảnh, giá đỡ nến, nan tre
Cách làm:
- Trước tiên phải làm khung cho đèn kéo quân bằng cách vót tre thành 6 nan dài 20 cm và 6 nan dài 30 cm. Dùng dây thép mảnh, nhỏ buộc 12 nan tre này lại thành khung đèn kéo quân như hình ảnh bên dưới.
- Chuyển sang làm chao đèn quay, dùng kéo cắt giấy bìa cứng thành hình tròn có bán kính 9 cm. Vẽ thêm một hình tròn nhỏ bán kính 2 cm cùng tâm với hình tròn ban đầu. Dùng bút thước chia hình tròn lớn thành các phần bằng nhau rồi cắt rời theo đường kẻ cho đến cạnh đường tròn nhỏ, không cắt rời hẳn.
Một bước trong cách làm lồng đèn trung thu đơn giản mà đẹp
- Cắt thêm một miếng bìa cứng khác có chiều rộng 3 cm, chiều dài chính bằng chu vi của đường tròn lớn. Dán miếng bìa này với hình tròn thành hình cánh quạt hút gió rồi đính nút bấm vào tâm để tạo thành trục quay. Xếp giấy trắng sát nhau quanh khung tre, đặt 1 thanh dài ở giữa, 2 đầu gắn thanh thép nhọn để đèn dễ quay.
- Cắt thêm 2 vòng xoay có bán kính 8,5 cm rồi cắt hình trang trí tùy thích để tạo thành ảnh chuyển động khi đèn quay. Dính các vòng xoay vừa cắt với phần chong chóng ở trên bằng keo và chỉ. Lưu ý, để đèn kéo quân có thể quay đều, các mối buộc chỉ nối với bìa giấy phải cân nhau.
- Cố định chong chóng với tâm điểm của khung đèn bằng đinh nhỏ nhưng không được chặt quá, chặt quá đèn kéo quân sẽ không quay được. Sau đó, khéo léo dán giấy nến bên ngoài khung đèn. Gắn một miếng bìa xuống đáy đèn, gắn giá đỡ và trục xoay vào rồi cắm nến lên.
Minh Thùy
Theo Đời Sống Plus
Tiềm ẩn nguy cơ có hại cho sức khỏe từ nước uống đóng chai Uống nước đóng chai hầu như được làm từ loại chai nhựa rẻ tiền trong quá trình vận chuyển bị va đập, rung lắc và đi dưới ánh nắng mặt trời, dễ sinh ra các chất có hại cho cơ thể, thậm chí gây ung thư. Không chỉ vỏ nhựa độc hại, mà nếu uống nước đóng chai không đúng cách cũng dễ...