Đội quân ngoại giao ‘chiến lang’ của Trung Quốc
Từ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh cho đến đại sứ Trung Quốc ở châu Âu và châu Phi đều không ngần ngại phát ngôn quyết liệt.
Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger từng nhận xét Bắc Kinh có chính sách ngoại giao không trực diện nên đôi khi Washington cảm thấy khó hiểu. Các chính phủ phương Tây đã phải thuê các chuyên gia về Trung Quốc để giải thích những tín hiệu mơ hồ phát ra từ Bộ Chính trị nước này.
Dưới thời lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, chiến lược của Trung Quốc là “náu mình chờ thời”. Nhưng giờ đây họ đang chuyển sang chính sách ngoại giao quyết liệt mang tên “chiến lang”, đặt theo tên loạt phim hành động nổi tiếng Trung Quốc, trong đó quân đội Trung Quốc thực hiện hàng loạt chiến dịch táo bạo trên toàn cầu.
Một bài xã luận trên báo Trung Quốc Global Times gần đây viết rằng người dân “không còn hài lòng với giọng điệu ngoại giao mềm mỏng” và phương Tây “cảm thấy bị thách thức trước ngoại giao ‘chiến lang’ của Trung Quốc”.
Triệu Lập Kiên tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hồi tháng 4. Ảnh: Reuters.
Nhà ngoại giao “chiến lang” nổi bật nhất là Triệu Lập Kiên, phát ngôn viên trẻ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ông là người nêu thuyết âm mưu Mỹ có thể đã mang nCoV đến Vũ Hán.
Ông có hơn 600.000 người theo dõi trên Twitter và tận dụng lợi thế đó bằng cách liên tục đăng tweet, chia sẻ và ấn thích những bài đăng bảo vệ và ủng hộ Trung Quốc.
Tất nhiên, đây là điều các nhà ngoại giao ở bất cứ nơi nào trên thế giới phải làm: thúc đẩy lợi ích quốc gia của nước mình, nhưng ít người sử dụng ngôn ngữ không mang tính ngoại giao. Trong khi đó, đại sứ quán Trung Quốc ở Ấn Độ mô tả lời kêu gọi Trung Quốc bồi thường vì để nCoV lây lan là “lố bịch và ngu ngốc”. Đại sứ Trung Quốc tại Hà Lan nói Tổng thống Trump “rất phân biệt chủng tộc”.
Video đang HOT
Sau khi Trump bị chế giễu vì bình luận tìm cách ‘tiêm thuốc khử trùng diệt nCoV’, phát ngôn viên của đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh đã mỉa mai trên Twitter: “Ngài Tổng thống nói đúng. Một số người cần được tiêm thuốc khử trùng, hoặc ít nhất là súc miệng bằng nó. Bằng cách đó, họ sẽ không lan truyền virus, những lời dối trá và thù hận”.
Tại London, nhà ngoại giao ‘chiến lang’ của Trung Quốc là Mã Huy, quan chức quyền lực số ba tại đại sứ quán. Ông viết trên Twitter: “Một số lãnh đạo Mỹ đã hạ thấp các tiêu chuẩn đạo đức để nói dối, đưa ra thông tin sai lệch, đổ lỗi và bêu xấu người khác. Điều đó thật đáng khinh, nhưng chúng ta không nên cũng hạ thấp tiêu chuẩn của mình. Họ không quan tâm nhiều đến vấn đề đạo đức, liêm chính nhưng chúng ta thì có. Chúng ta cũng có thể đấu lại sự ngu ngốc của họ”.
Đối với Trung Quốc, đây là một thay đổi rất lớn. Nghiên cứu của nhóm chuyên gia tư vấn Đức Marshall Fund cho thấy số tài khoản Twitter thuộc nhà nước Trung Quốc tăng 300% trong năm qua, số bài đăng tăng gấp 4 lần. “Điều này rất khác những gì chúng tôi thường thấy từ Trung Quốc”, Kristine Berzina, chuyên gia từ Marshall Fund, nói. “Trước đây, Trung Quốc cố thể hiện hình ảnh tích cực, thúc đẩy tình hữu nghị. Các video về gấu trúc dễ thương phổ biến hơn nhiều những lời công kích. Vậy nên, đây là thay đổi lớn”.
Đây rõ ràng là một lựa chọn chính sách của Trung Quốc. Họ lẽ ra có thể chọn tập trung hoàn toàn vào chiến dịch “ngoại giao khẩu trang” – hỗ trợ và bán thiết bị y tế khắp thế giới. Hành động đó thúc đẩy quyền lực mềm của Trung Quốc khi các nước khác đang chật vật đối phó dịch. Nhưng thiện chí từ “con đường tơ lụa y tế” này dường như đã bị tiêu tan bởi sự quyết liệt của các nhà ngoại giao “chiến lang”
Đại sứ Trung Quốc tại Australia Thành Cạnh Nghiệp đấu khẩu với nước sở tại. Khi Australia ủng hộ điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc virus, ông Thành nói với tờ Australian Financial Review rằng “có lẽ người dân bình thường sẽ nói ‘tại sao chúng ta cần uống rượu vang Australia, ăn thịt bò Australia”, ám chỉ Trung Quốc có thể tẩy chay hàng hóa Australia.
Ngoại trưởng Marise Payne sau đó chỉ trích Trung Quốc “lấy kinh tế làm công cụ đe nẹt”. Các quan chức ngoại giao và thương mại Australia gọi cho đại sứ để yêu cầu ông giải thích. Ông phản ứng bằng cách đăng nội dung cuộc hội thoại lên trang web của đại sứ quán, trong đó ông thúc giục Australia ngừng chơi “trò chính trị”. Trung Quốc tuần này áp lệnh cấm nhập khẩu đối với một số nhà chế biến thịt bò Australia và đe dọa áp thuế với lúa mạch Australia.
Tại Paris, đại sứ Trung Quốc Lô Sa Dã bị Bộ Ngoại giao nước sở tại triệu tập để giải thích về bình luận trên trang web sứ quán rằng Pháp đã bỏ mặc người già chết vì nCoV tại các viện dưỡng lão.
Tại châu Phi, một số đại sứ ở Nigeria, Kenya, Uganda, Ghana và Liên minh châu Phi đã bị chủ nhà triệu tập trong những tuần gần đây để giải thích về các hành vi phân biệt đối xử với người châu Phi ở Trung Quốc.
Cựu thủ tướng Australia Kevin Rudd lập luận rằng Trung Quốc phải trả giá cho chiến lược mới của mình: “Dù các nhà ngoại giao ‘chiến lang’ báo cáo kết quả lên Bắc Kinh như thế nào thì thực tế là vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế hứng đòn lớn. Điều trớ trêu là họ đang gây ra thêm tai tiếng chứ không phải cải thiện hình ảnh”.
“Tinh thần chống Trung Quốc đã xuất hiện ở nhiều quốc gia như Ấn Độ, Indonesia và Iran. Quyền lực mềm của Trung Quốc có nguy cơ vỡ vụn”, Rudd nói thêm.
Chính sách ngoại giao quyết liệt của Trung Quốc có thể khiến phương Tây thêm ác cảm, các nước trở nên không tin tưởng và ít sẵn sàng hợp tác với Bắc Kinh.
Tại Mỹ, Trung Quốc đã trở thành chủ đề thu hút nhiều quan tâm trong cuộc bầu cử tổng thống, hai ứng cử viên sẽ cố tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc hơn đối phương. Tại Anh, các nghị sĩ bảo thủ đang tìm cách giám sát chặt chẽ hơn các chính sách của Trung Quốc.
Câu hỏi được đặt ra là liệu những căng thẳng ngoại giao này có dẫn đến đối đầu nghiêm trọng hơn giữa Trung Quốc và phương Tây, vào thời điểm thế giới cần hợp tác?
Trước mắt, việc nghiên cứu, thử nghiệm, phát triển và phân phối vaccine Covid-19 cần sự hợp tác quốc tế, bao gồm cả Trung Quốc. Về lâu dài, hầu hết các nhà phân tích mong đợi một số nước phối hợp để vực dậy nền kinh tế thế giới. Nhưng cơ hội đó dường như rất mong manh.
“Nếu Mỹ và Trung Quốc không gạt mâu thuẫn đi để cùng nhau chống lại đại dịch toàn cầu, thật khó tin họ sẽ tìm cách hợp tác để củng cố nền kinh tế”, Bonnie Glaser, giám đốc Dự án Quyền lực Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington, nói.
Một số chiến lược gia cho rằng trong khi phương Tây sẽ phải tách khỏi sự phụ thuộc vào hàng hóa Trung Quốc sau đại dịch, họ cũng cần tìm khuôn khổ hợp tác mới. Nhưng ngoại giao “chiến lang” có thể làm cho điều đó khó khăn hơn.
Hàng loạt quốc gia nới phong tỏa
Nhiều quốc gia như Australia, Ấn Độ, Iran, Đức bắt đầu nới lỏng phong tỏa như cho phép mở lại một số hoạt động rủi ro thấp.
Tại Australia, ba bãi biển Sydney đã mở cửa hôm nay nhưng chỉ cho phép người dân tập thể dục. "Các hoạt động như ngồi chơi trên cát, tắm nắng hay tụ tập thành nhóm bị cấm", thị trưởng Daniel Said cho hay.
Người dân tắm biển ở bãi Coogee tại Sydney hôm 20/4 sau khi lệnh hạn chế được nới lỏng. Ảnh: AFP.
Ấn Độ cho phép một số hoạt động công nghiệp và nông nghiệp bắt đầu lại, dù quốc gia này hôm nay ghi nhận số ca nhiễm mới tăng kỷ lục, với 1.553 ca và 36 ca tử vong.
Iran, nơi Covid-19 khiến ít nhất 5.000 người tử vong, một số quy định cách biệt cộng đồng được nới lỏng vào tuần trước vào hôm nay, một số trung tâm mua sắm lớn và đường cao tốc nội đô đã mở cửa lại. Các quầy kinh doanh từ trung tâm mua sắm thương mại cao cấp tới những ngõ hẻm ngoằn ngoèo trong chợ cổ Gran Bazaar ở Tehran đã mở cửa, nhưng chỉ được phép hoạt động tới 18h. Nhà hàng, phòng tập thể dục và những địa điểm khác vẫn đóng cửa.
Hàn Quốc hôm 19/4 kéo dài chính sách cách biệt cộng đồng thêm 16 ngày, nhưng gỡ bỏ một số hạn chế cho các cơ sở tôn giáo và thể thao từng bị cấm nghiêm ngặt. Nhiều người Hàn Quốc trở lại nơi làm việc, đổ tới các trung tâm thương mại, công viên và nhà hàng sau khi chính phủ nới lệnh cách biệt cộng đồng.
Israel cũng nới lỏng các biện pháp phòng dịch từ hôm nay, cho phép mở lại một phần các cửa hàng cung ứng phần cứng, đồ điện tử và văn phòng phẩm. Các nhóm cầu nguyện ngoài trời không được tụ tập quá 19 người, đứng cách nhau hai mét. Chu vi hoạt động thể chất của một người cũng được mở rộng lên 500 mét từ nhà riêng. Trường học, tiệm cắt tóc, trung tâm mua sắm vẫn phải đóng cửa, người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang nơi công cộng và sẽ bị phạt tiền nếu không tuân thủ.
Tại châu Âu, các nước Đức, Ba Lan, Na Uy, Cộng hòa Czech và Albania bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa. Đức cho phép một số cửa hàng mở cửa. Chính quyền Na Uy cho rằng "đã khống chế được nCoV" và cho phép nhà trẻ và viện dưỡng lão mở cửa lại. Ba Lan cho phép mở cửa công viên và rừng, còn Cộng hòa Czech cho phép mở cửa chợ trời. Albania cũng quyết định cho mở lại một số hoạt động kinh doanh có nguy cơ thấp như cửa hàng bán lẻ, cửa hàng nội thất, công ty sản xuất, tiệm hoa, trang sức, cửa hàng đồ chơi trẻ em.
Dù số ca nhiễm và tử vong ở Tây Ban Nha đã giảm nhưng quốc gia này vẫn quyết định giữ nguyên lệnh phong tỏa ít nhất tới 27/4, khi trẻ em được phép ra ngoài hít thở không khí. Còn Pháp, dù chính quyền cho rằng đã khống chế được nCoV nhưng các biện pháp kiểm soát vẫn được duy trì ít nhất ba tuần nữa.
New Zealand dự kiến nới lỏng phong tỏa từ ngày 28/4, khi Thủ tướng Jacinda Ardern tự tin rằng nCoV không lây lan rộng trong cộng đồng. Số ca nhiễm nCoV mới của New Zealand gần đây giảm xuống chỉ còn một chữ số từ mức hàng chục ca mới mỗi ngày.
Thái Lan cũng có thể nới lỏng lệnh phong tỏa từ đầu tháng 5 với những tỉnh không có ca nhiễm mới trong vòng hai tuần. Khoảng 35 trong số 77 tỉnh ở Thái Lan không xuất hiện ca nhiễm mới trong hai tuần qua, trong khi hôm nay nước này chỉ ghi nhận 27 ca mới, ít nhất trong vòng một tháng.
Hồng Hạnh
Trung Quốc và Ấn Độ 'vật lộn" trong thế giằng co giữa Mỹ và Iran Khi xem xét sự năng động trong mối quan hệ của Tehran với Bắc Kinh và New Delhi, có thể thấy rõ những cách hợp tác khác nhau trong bối cảnh phải đối mặt với các chính sách chống Iran của Mỹ. Cả Trung Quốc và Ấn Độ từ lâu đã có tiềm năng trở thành những đối tác chiến lược của Iran....