‘Đội quân ma’ giăng bẫy điệp viên phát xít Đức của Liên Xô
Chiến dịch Scherhorn thành công tới mức khi kết thúc Thế chiến II, Đức vẫn tưởng họ có một đội quân vũ trang hơn 2.000 người trên lãnh thổ Liên Xô.
Kế hoạch phản gián quy mô lớn đã khiến Đức mất hàng chục điệp viên. Ảnh: Bashny.
Năm 1941, điệp viên Alexander Demyanov của Bộ Dân ủy Nội vụ (NKVD), lực lượng cảnh sát mật của Liên Xô, trong vai một kẻ đào ngũ đã phát hiện một mạng lưới gián điệp bí mật của Đức ngay trong lòng Liên Xô, từ đó giúp Moscow lên kế hoạch xây dựng một “đội quân ma” đánh lừa phát xít suốt nhiều năm, theo War History.
Demyanov đóng vai là một điệp viên hai mang, cung cấp thông tin tình báo cho Đức từ trong lòng Liên Xô, áp dụng chiến thuật nghi binh khiến hàng chục điệp viên Đức rơi vào bẫy. Từ kết quả này, nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin yêu cầu NKVD tiến hành chiến dịch phản gián quy mô lớn có tên “Scherhorn” (mật danh khi đó là chiến dịch Berezino) từ tháng 8/1944 đến tháng 5/1945.
Một “đội quân ma” do trung tướng Pavol Sudoplatov đứng đầu được thành lập, đóng quân tại một “trại lính Đức” ngay trong lòng Liên Xô để dụ đối phương điều điệp viên đến phối hợp hành động và hỗ trợ.
Mật vụ Liên Xô chọn trung tá Heinrich Scherhorn, tù binh Đức bị bắt giữ vào tháng 6/1944, để đóng vai chỉ huy trại lính giả và duy trì liên lạc với bộ chỉ huy Đức.
Tháng 8/1944, chiến dịch Berezino bắt đầu với việc Max (mật danh của Demyanov) bắn tin cho tình báo Đức, nói rằng một nhóm vũ trang 2.500 thành viên của mạng lưới điệp viên Scherhorn đang bị Hồng quân Liên Xô bao vây dọc sông Berezina.
Đại tá Đức Hans-Heninrich Worgitzsky nghi ngờ, đoán rằng đây là hoạt động phản gián của Liên Xô. Tuy nhiên, sĩ quan Gehlen, liên lạc viên tin tưởng Max, thúc giục ông này tiến hành kế hoạch giải cứu.
Otto Skorzeny, người đứng đầu đội cận vệ SS, đã cử một nhóm biệt kích Đức xâm nhập lãnh thổ Liên Xô bằng oanh tạc cơ Heinkel He 111 để thực hiện chiến dịch giải cứu. Các binh sĩ Hồng quân Liên Xô mặc quân phục Đức đã đợi sẵn và dẫn lực lượng này đến trại. Khi bước vào lều của Scherhorn, tất cả lính Đức đều bị mật vụ NKVD bắt giữ.
Video đang HOT
Nhóm lính biệt kích bị ép tham gia chiến dịch phản gián, sau đó báo cáo rằng nhiệm vụ đã thành công và cần thêm quân chi viện. Skorzeny nhanh chóng điều thêm 3 đội đặc nhiệm đến hỗ trợ. Tất cả đều bị tóm gọn tại địa điểm do điệp viên Liên Xô thông báo.
Otto Skorzeny giao nhiệm vụ cho biệt kích Đức đến giải cứu Scherhorn. Ảnh: Wikipedia.
Chiến dịch phản gián tiếp diễn cho đến khi phản ứng của Đức bắt đầu chậm dần. NKVD chỉ thị cho Scherhorn liên lạc với Đức thông báo nhiệm vụ giải cứu đã thành công, nhưng không thể trở về Đức do số lượng thương vong leo thang. Đáp lại, bộ chỉ huy Đức thông báo đang điều máy bay đến sơ tán những người bị thương và đưa họ đến sau phòng tuyến Đức. Hành động này có nguy cơ làm phá sản kế hoạch của Liên Xô.
Để duy trì vỏ bọc, mật vụ NKVD dàn dựng một trận giao tranh nhỏ trong đêm giữa lính của Scherhorn và Hồng quân Liên Xô khi các máy bay Đức chuẩn bị hạ cánh. Trong lúc giao tranh hỗn loạn, đèn trên đường băng bị tắt khiến cho máy bay Đức không thể hạ cánh. Nhờ đó bí mật về chiến dịch này vẫn được duy trì.
Trong nhiều tháng, cả Gehlen và Skorzeny đã làm theo những gì Liên Xô sắp đặt, khiến các chỉ huy Đức tin rằng 2.000 lính phe mình vẫn bị mắc kẹt trong lãnh thổ đối phương. Skorzeny ra lệnh cho Scherhorn chia nhỏ lực lượng đi qua Ba Lan để đến nơi an toàn. Tuy nhiên, kế hoạch này cũng không thành công do Sudoplatov đã đập tan đường dây điệp viên hỗ trợ của Đức ở Ba Lan.
Biện pháp hỗ trợ duy nhất quân Đức có thể làm là thả hàng tiếp tế và lương thực cho nhóm vũ trang. Trong suốt chiến dịch, phát xít Đức đã điều 39 chuyến bay cùng 12 điệp viên và 12 thiết bị liên lạc vô tuyến đến hỗ trợ nhóm của Scherhorn. Số biệt kích Đức bị bắt lớn đến mức NKVD có nguy cơ mất kiểm soát do chiến dịch leo thang vượt xa dự đoán. Dù vậy, liên lạc vô tuyến giữa Đức và điệp viên Liên Xô vẫn diễn ra trong nhiều tháng.
Cuối cùng, sự hỗ trợ của Đức cũng bắt đầu suy giảm. Tháng 1/1945, lực lượng Đức vẫn ở cách xa đội quân của Scherhorn, trong khi không quân Đức nhanh chóng cạn kiệt nguồn lực. Scherhorn lúc này vẫn tiếp tục gửi yêu cầu giúp đỡ nhưng không có phản hồi.
Tháng 3/1945, Scherhorn được phát xít Đức vinh danh là anh hùng dân tộc vì các nỗ lực khi bị giam cầm trong lãnh thổ Liên Xô, thậm chí ông ta còn được trao Huân chương Hiệp sĩ.
Khi Thế chiến II đến hồi kết cũng là lúc chiến dịch phản gián của Liên Xô hạ màn. Cho đến đầu tháng 5/1945, Đức vẫn duy trì liên lạc với Scherhorn, hy vọng nhóm vũ trang hơn 2.000 lính của ông ta vẫn còn sống mà không hề biết rằng đó là “đội quân ma” chưa từng tồn tại.
Duy Sơn
Theo VNE
Tham vọng siêu hạm đội dở dang của Liên Xô
Liên Xô từng thông qua kế hoạch đóng các thiết giáp hạm siêu lớn để vươn ra toàn cầu, nhưng tham vọng này đã sụp đổ vì nhiều lý do.
Một phần lực lượng thiết giáp hạm của Liên Xô tại quân cảng Novorossiysk. Ảnh: Blogspot.
Sau Thế chiến II, lãnh đạo Liên Xô lên kế hoạch chế tạo siêu hạm đội thiết giáp hạm với mục đích xây dựng lực lượng hải quân mạnh để mở rộng tầm ảnh hưởng ra khỏi châu Âu và châu Á, theo National Interest.
Chuyên gia quân sự Kyle Mizokami cho rằng hải quân Liên Xô chỉ đóng vai trò thứ yếu trong Thế chiến II, xếp sau lục quân và không quân. Hồng quân Liên Xô trực tiếp tham gia các chiến dịch ác liệt trên bộ, đánh bại phát xít Đức, trong khi không quân Liên Xô đóng vai trò là chi viện chiến trường cho bộ binh.
Trong khi đó, hải quân Liên Xô có vai trò rất hạn chế, chỉ hộ tống việc vận chuyển trang thiết bị thuê, mượn từ Mỹ và hỗ trợ các chiến dịch trên bộ, quấy rối quân Đức ở biển Baltic và Biển Đen.
Tuy nhiên, giữa năm 1945, Stalin nhận ra đối thủ lớn nhất của Liên Xô là Anh và Mỹ, hai cường quốc trên đại dương. Vì vậy, để duy trì vị thế của mình, Liên Xô cần xây dựng lực lượng hải quân đủ mạnh.
Ở thời điểm Thế chiến II kết thúc, thiết giáp hạm đã trở nên lạc hậu và bị thay thế bằng các tàu sân bay. Các nước phương Tây bắt đầu loại biên, tháo dỡ phần lớn các thiết giáp hạm của mình để tập trung chế tạo các hạm đội tàu sân bay.
Thế nhưng lãnh đạo Liên Xô Stalin lại không mặn mà với tàu sân bay mà chỉ ưa chuộng thiết giáp hạm. Trong một cuộc họp vào tháng 9/1945, ông bác bỏ đề xuất chế tạo hạm đội tàu sân bay, chỉ thị cho hải quân đóng thiết giáp hạm Sovetskaya Rossiya. Chiếc tàu này được khởi công năm 1940, mới chỉ hoàn thiện chưa tới 1% trước khi chiến tranh kết thúc.
Hải quân Liên Xô còn được lệnh đóng hai thiết giáp hạm giãn nước 75.000 tấn thuộc Đề án 24 và 7 tuần dương hạm Đề án 82 (lớp Stalingrad) có giãn nước 36.500 tấn, trang bị 9 pháo 304,8 mm. Stalin chỉ chấp thuận đóng hai tàu sân bay hạng nhẹ, quá nhỏ bé so với hạm đội tàu sân bay vượt trội của Anh và Mỹ.
Các hãng tin phương Tây cho rằng các thiết giáp hạm của Liên Xô sẽ đạt tốc độ tối đa 46-55 km/h, trang bị 9-12 pháo 406 mm và 12 pháo 457 mm, cũng như các tên lửa dẫn đường. Tuy nhiên, đây chỉ là tin đồn thất thiệt. Vào thời điểm đó, Liên Xô vẫn chưa thể trang bị tên lửa dẫn đường cho các tàu của mình.
Một thiết giáp hạm của Liên Xô sâu Thế chiến II. Ảnh: Flickriver.
Mizokami cho rằng kế hoạch của Liên Xô là một thất bại từ trong trứng nước. Họ chưa bao giờ có khả năng đóng loại tàu lớn, việc phát triển năng lực đóng tàu cũng bị trì hoãn vì chiến tranh. Ngoài ra, cuộc chiến đã tàn phá phần lớn ngành công nghiệp Liên Xô, buộc họ phải đầu tư cơ sở hạ tầng để thay thế.
Dù có nguồn lực dồi dào, Liên Xô phải dần cắt giảm kế hoạch đóng hạm đội tàu mặt nước cỡ lớn. Các thiết giáp hạm 75.000 tấn không bao giờ được đóng, chỉ có hai trong 7 tuần dương hạm được khởi công nhưng không được hoàn thiện. Năm 1953, Stalin qua đời khiến tham vọng về siêu hạm đội thiết giáp hạm của Liên Xô bị hủy bỏ.
Duy Sơn
Theo VNE
Dự án điệp viên mèo triệu USD của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh Cục Tính báo Trung ương Mỹ (CIA) chi tới 20 triệu USD cho việc cấy ghép thiết bị gián điệp lên mèo để do thám Liên Xô nhưng không mang lại kết quả. Các thiết bị cảm biến trên mèo sẽ ghi âm cuộc trò chuyện từ xa. Ảnh: Imgsafe. Sau Thế chiến II, căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô gia tăng,...