Đối phó với tình trạng già hóa, Trung Quốc thúc đẩy hệ thống chăm sóc người cao tuổi
Trung Quốc vừa ban hành hướng dẫn cho tất cả các tỉnh xây dựng hệ thống chăm sóc người cao tuổi cơ bản trước năm 2025, trong một động thái mới nhất nhằm ngăn chặn khủng hoảng nhân khẩu học.
Các nhà dưỡng lão đắt đỏ nằm ngoài tầm với của nhiều người già Trung Quốc. Ảnh: AFP
Ai sẽ chăm sóc người già ở Trung Quốc với đồng lương hưu ít ỏi là một trong những vấn đề đau đầu nhất mà các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang phải đối mặt khi ứng phó trước cuộc suy thoái nhân khẩu học đầu tiên của đất nước kể từ Cách mạng Văn hóa.
Chính phủ nước này đã huy động các nguồn lực để đảm bảo rằng các nhóm tuổi dễ bị tổn thương sẽ được chăm sóc trong bối cảnh xã hội già đi. Năm 2020, Trung Quốc ghi nhận công dân từ 65 tuổi trở lên chiếm 13,5% dân số, so với 8,87% vào năm 2010.
“Thúc đẩy xây dựng hệ thống dịch vụ chăm sóc người cao tuổi cơ bản là nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện chiến lược quốc gia tích cực ứng phó với già hóa dân số và đạt được sự bình đẳng hóa các dịch vụ công cơ bản”, hãng thông tấn Tân Hoa đăng ban hành của chính phủ ngày 21/5.
Chính phủ yêu cầu tất cả các tỉnh thực hiện theo danh sách các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi cơ bản, dựa trên các yếu tố như mức độ phát triển kinh tế và xã hội và tình hình tài chính.
Video đang HOT
Các dịch vụ bao gồm hỗ trợ vật chất, điều dưỡng và chăm sóc. Các tỉnh phải cung cấp dịch vụ thăm nom và chăm sóc người già neo đơn và các gia đình gặp khó khăn về tài chính.
Chính sách một con của Trung Quốc trong giai đoạn 1980-2015 đã đẩy quốc gia tỷ dân này vào tình cảnh ngày càng có nhiều người già sống một mình.
Các nhà dưỡng lão đắt đỏ nằm ngoài tầm với của nhiều người già, trong khi các cơ sở chăm sóc công cộng thường không phù hợp với điều kiện sống, để lại một khoảng trống trên thị trường về nơi ở dành cho người về hưu chất lượng với giá cả phải chăng.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc dự đoán số người từ 60 tuổi trở lên sẽ tăng từ mức 280 triệu hiện nay lên 400 triệu vào năm 2035. Các nhà phân tích cho biết rất có thể sẽ cần khoảng 40 triệu giường trong các cơ sở cộng đồng và viện dưỡng lão so với con số 8 triệu ít ỏi hiện giờ.
Tân Hoa Xã cho biết các cơ sở chăm sóc người cao tuổi mới được xây dựng sẽ được thực hiện theo tiêu chuẩn của chính phủ, trong khi các cơ sở cũ sẽ được cải tạo để mang lại môi trường an toàn, thuận tiện và thoải mái.
Các tỉnh cũng cần phải cải thiện dịch vụ hệ thống lương hưu cơ bản và triển khai hệ thống an ninh chăm sóc dài hạn kết nối bảo hiểm, phúc lợi và hỗ trợ.
11 trong số 31 khu vực pháp lý cấp tỉnh của Trung Quốc đang bị thâm hụt ngân sách lương hưu. Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc do nhà nước điều hành dự báo hệ thống hưu trí sẽ cạn tiền vào năm 2035.
Dân số già hóa thách thức nền kinh tế toàn cầu
Nhật báo Le Figaro của Pháp đã đăng bài viết cảnh báo về ảnh hưởng của tốc độ già hóa dân số đối với nền kinh tế toàn cầu, cho rằng nhận thức của người dân hiện nay về tác động của tỷ lệ sinh thấp hơn và tuổi thọ cao hơn là chưa đầy đủ.
Người cao tuổi tập thể dục tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Paris, Liên hợp quốc (LHQ) dự báo với tỷ lệ sinh như hiện nay, từ năm 2050, số trẻ em ra đời trên thế giới có thể sẽ thấp hơn số người qua đời. Vào thời điểm đó, số người từ 65 tuổi trở lên sẽ tăng gấp đôi, đạt 1,6 tỷ người, tức là hơn 16% dân số.
Trong 50 năm qua, tuổi thọ trung bình đã tăng thêm 10 năm và thế hệ sinh ra trong giai đoạn bùng nổ dân số đã đến tuổi nghỉ hưu. Xu hướng này đang đẩy nhanh tốc độ già hóa dân số, dẫn đến chi phí lương hưu và chăm sóc y tế tăng lên, đặc biệt là các vấn đề sức khỏe trở nên tồi tệ hơn khi tuổi thọ của người về hưu kéo dài.
Sự gia tăng dân số già trong khi dân số trẻ lại giảm tiềm ẩn nguy cơ tạo ra một cú sốc mạnh mẽ hơn. Ở mọi nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển và mới nổi, tỷ lệ sinh đang giảm rõ rệt. Đỉnh điểm là ở châu Á, tại Hàn Quốc, nơi tỷ lệ sinh đã giảm xuống dưới 0,8, trong khi mỗi phụ nữ phải sinh ít nhất 2,1 con để duy trì dân số ổn định. Theo những dự báo bi quan nhất, tại Trung Quốc, dân số có thể giảm một nửa vào năm 2100. Châu Âu cũng không phải là ngoại lệ. Tỷ lệ người từ 15-29 tuổi đã thay đổi, từ chiếm 18,1% dân số vào năm 2011 xuống còn 16,3% vào năm 2021 tại Liên minh châu Âu (EU). Dự kiến, đến năm 2050, khoảng 30% dân số châu Âu sẽ thuộc lớp người được gọi là "thế hệ cũ". Trong đó, tại Pháp, số ca sinh nở vào năm 2022 là 723.000, thấp nhất kể từ năm 1946 đến nay.
Dự báo, dân số ở Pháp sẽ vẫn tăng cho đến năm 2040, song cứ 3 người dân sẽ có 1 người trên 60 tuổi, so với tỷ lệ 1/4 hiện nay. Ở Tây Ban Nha, dân số được dự báo sẽ giảm hơn 30% vào năm 2100, trong khi tỷ lệ người cao tuổi sẽ tăng từ 20% lên 39%. Dân số Italy có khả năng giảm một nửa.
Bên cạnh đó, tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động từ 15-64 tuổi cũng đang giảm. Theo một báo cáo của Ủy ban châu Âu (EC), đến năm 2050, tỷ lệ người trưởng thành trong độ tuổi lao động trên mỗi người già ở châu Âu sẽ là dưới 2. Do đó, tỷ lệ phụ thuộc của dân số người cao tuổi so với dân số trong độ tuổi lao động sẽ tăng lên 57, gần gấp đôi mức hiện tại.
Trước những thách thức lớn này, vấn đề nhận thức được cho là rất quan trọng nhưng hiện đang bị xem nhẹ. Các chuyên gia phân tích của ngân hàng HSBC James Pomeroy và Herald van der Linde, tác giả của một nghiên cứu về tác động của nhân khẩu học đối với tăng trưởng kinh tế, cho rằng: "Tỷ lệ sinh không nhận được sự chú ý của các nhà kinh tế hoặc thị trường, như dữ liệu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc lạm phát, nhưng hiếm có biến số nào có tác động quan trọng như vậy đến nền kinh tế trong trung hạn".
Người dân mua hàng trong siêu thị tại Bordeaux, Pháp. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Dân số trong độ tuổi lao động suy giảm gây áp lực lên thị trường lao động và phúc lợi của nhà nước. Ngoài chi phí lương hưu tăng lên, dân số già hơn sẽ cần nhiều hơn nhu cầu về y tế, điều này đòi hỏi phải đầu tư, nâng cấp trang thiết bị và cơ sở hạ tầng. Tình trạng thiếu lao động sẽ ngày càng trầm trọng. Theo Bộ Lao động Pháp, đến năm 2030, trung bình mỗi năm nước này chỉ có 640.000 thanh niên gia nhập thị trường lao động, trong khi có đến 760.000 vị trí tuyển dụng. Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán vào năm 2030, EU sẽ thiếu trên 4 triệu nhân viên y tế.
Các chính phủ đang đưa ra nhiều kế hoạch để hỗ trợ và khuyến khích các cặp vợ chồng sinh con. Nhưng lực cản đối với tỷ lệ sinh là rất đa dạng, từ những lo ngại về môi trường, khuynh hướng trì hoãn sinh con của phụ nữ, đến những cản trở liên quan đến tài chính như giá bất động sản, tiền thuê nhà, dịch vụ chăm sóc trẻ em, chi phí cuộc sống... Theo các nghiên cứu, những thách thức này đã khiến từ 13-33% thanh niên không muốn lập gia đình.
Chuyên gia nhận định về nguy cơ làn sóng COVID-19 mới ở Trung Quốc Người dân Trung Quốc bắt đầu lo lắng về khả năng xảy ra làn sóng dịch COVID-19 mới khi nước này chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ Quốc tế Lao động (29/4 - 3/5) và biến thể mới đang xuất hiện tại nhiều quốc gia, khu vực. Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN...