Đối phó với những khó chịu ngày ‘đèn đỏ’
Trước và trong ngày ‘đèn đỏ’, không ít chị em có những trục trặc về sức khỏe.Tuy không phải là vấn đề lớn nhưng gây khó chịu, chị em cần biết cách đề phòng và đối phó.
Đau bụng
Đau bụng là một trong những vấn đề phổ biến nhất của kinh nguyệt. Đau bụng kinh là những cơn đau, co thắt, đau quặn ở vùng bụng dưới do sự co bóp của tử cung, thường xuất hiện ngay trước và trong khi hành kinh .
Nếu tình trạng đau bụng kèm theo buồn nôn, đi ngoài phân lỏng kéo dài thì có thể coi đau bụng kinh là mộttriệu chứng bệnh lý.
Đau bụng là một trong những vấn đề phổ biến nhất của kinh nguyệt. Ảnh minh họa
Tình trạng này thường xảy ra trong ngày trước và 2 ngày đầu tiên của kỳ kinh, có người thì xuyên suốt kỳ kinh. Cơn đau sẽ tỷ lệ thuận với hoạt động co bóp của tử cung, tử cung co bóp càng nhiều thì sẽ càng đau. Đau có thể lan xuống vùng thắt lưng và cả vùng đùi. Ngoài ra còn gặp các biểu hiệu như: Buồn nôn, khó tiêu, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi
Lời khuyên: bạn nên ăn nhiều thực phẩm có chứa axit béo Omega 3 trong chế độ ăn uống hàng ngày. Axit béo Omega 3 (có nhiều trong cá hồi, cá ngừ, quả óc chó, đậu nành…) có thể làm giảm tiết hormon sinh dục nữ, hormone này là tác nhân chủ yếu gây ra các cơn co thắt tử cung ở giai đoạn kinh nguyệt dẫn đến đau vùng bụng dưới.
Mất ngủ hoặc ngủ kém
Càng gần ngày đèn đỏ, giấc ngủ của bạn càng chập chờn và không ngon, ngủ không đủ giấc. Tình trạng này nếu kéo dài có thể gây khó chịu về mặt thể chất, tinh thần của người bệnh. Thậm chí có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, sinh hoạt hàng ngày của phụ nữ. Hiện tượng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như: giảm nồng độ serotinin, malatonin. Hàm lượng sắt và đường trong máu giảm.
Lời khuyên: Bạn nên thư giãn nhẹ nhàng trước khi ngủ, nên ăn nhiều thịt bò, chuối, đậu phộng, hạt sen, gạo, thịt gà tây, bí đỏ, có chứa tryptophan rất dồi dào giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Video đang HOT
Tập thể dục giúp thúc đẩy giai đoạn ngủ sâu cũng như thư giãn các cơ dạ dày. Khi tập thể dục, cơ thể cũng giải phóng endorphin giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.Khi cơ thể được thư giãn sau tập thể dục, bạn sẽ đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
Mụn trứng cá
Sắp đến kỳ kinh, nhiều chị em bị nổi mụn trứng cá trên mặt, làm mất tự tin và không ít phiền toái.
Lời khuyên: Nên ăn thực phẩm giàu chất kẽm (bí đỏ, tôm, thịt bò, thịt gà, hải sản, nấm…). Kẽm có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của các enzyme, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
Ngoài ra, kẽm còn có thể kiểm soát tiết dầu của khuôn mặt, làm giảm nhiễm trùng, loại bỏ mụn trứng cá.
Căng và tức ngực
Căng, nặng và tưng tức ngực là một hiện tượng nhiều chị em phụ nữ gặp phải khi gần ngày kinh nguyệt. Thông thường, trong những ngày này, cơ thể giữ một lượng nước khá nhiều gây ứ đọng ở vú và núm vú. Hiện tượng này kéo dài suốt những ngày đèn đỏ và có thể hết sau khi sạch kinh. Đây là dấu hiệu bình thường, lặp đi lặp lại hàng tháng, nhưng đó cũng biểu hiện cơ thể của chúng ta đang thiếu hụt một số yếu tố.
Lời khuyên: Chị em nên tăng cường thực phẩm giàu vitamin E (dầu thực vật, cải bó xôi, các loại ngũ cốc…) có thể làm giảm những cơn đau tức ngực kỳ kinh nguyệt. Thực tế cho thấy những bạn gái hấp thu đủ vitamin E, bất ổn ở vùng ngực sẽ giảm 11%.
Trước kỳ kinh, một số chị em dễ cáu bẳn, bực bội hay nóng giận hơn bình thường, trầm cảm và thậm chí nổi nóng không rõ nguyên cớ.
Dễ cáu giận
Trước kỳ kinh, một số chị em dễ cáu bẳn, bực bội hay nóng giận hơn bình thường, trầm cảm và thậm chí nổi nóng không rõ nguyên cớ. Những trường hợp trên đều bị chứng căng thẳng trước kỳ kinh hay còn gọi là rối loạn tiền kinh nguyệt. Đây là một hiện tượng phổ biến ở hầu hết phụ nữ, tuy mức độ biểu hiện khác nhau.
Lời khuyên: Việc bổ sung vitamin B6 (chuối, súp lơ, cà rốt…) có thể có thể cải thiện tình trạng này do tác động tốt tới chất dẫn truyền thần kinh. Ngoài ra, nếu bổ sung vitamin B6 và magiê cùng lúc có thể giúp chị em giảm bớt sự lo lắng ở giai đoạn tiền kinh nguyệt.
Giảm khó chịu bị đau ngực trước ngày 'đèn đỏ'
Đau ngực là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ trước kỳ kinh nguyệt. Dù hiện tượng này chỉ kéo dài vài ngày nhưng nó có thể gây ra cảm giác vô cùng khó chịu.
Các thay đổi cơ thể trước kỳ "đèn đỏ" biểu hiện khác nhau ở mỗi phụ nữ, nhưng phổ biến là đau nhức ở ngực, nặng, sưng và nhạy cảm ở núm vú. Một số người thậm chí còn cảm thấy đau ở vùng dưới cánh tay.
Đau ngực là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ trước kỳ kinh nguyệt.
Nguyên nhân đau ngực trước kỳ kinh
Hàm lượng hormone estrogen và progesterone của bạn thường dao động trong chu kỳ kinh nguyệt. Những hormone quan trọng này chuẩn bị cho ngực và hệ thống sinh sản của bạn sẵn sàng mang thai.
Các mô ở ngực của bạn phản ứng với những hormone này và được cho là nguyên nhân gây ra chứng đau ngực theo chu kỳ.
Nguyên nhân chính gây đau ngực trước kỳ kinh ở chị em là do tăng tiết tố estrogen, hormone nữ, khiến cứng các mô ở ngực do đó làm ngực cương lên. Tình trạng này thường diễn ra vào ngày thứ 21 của chu kỳ kinh, đây là tình trạng bình thường và không có gì đáng báo động, trừ khi ngực đau dữ dội.
Sau khi kết hôn, một số phụ nữ thường sử dụng thuốc tránh thai. Khi dừng thuốc, các hormone thay đổi đột ngột, những phụ nữ này cũng sẽ bị đau ngực trước kỳ kinh. Đây cũng là triệu chứng bình thường do thời gian dùng thuốc tránh thai thường xuyên và dừng lại đột ngột.
Ngoài ra, một số nguyên nhân gây triệu chứng đau ngực trước kỳ kinh như: thừa cân, lối sống không hợp lý, bê vác vật nặng, lao động quá sức. Tuy nhiên, dạng đau này không gây những ảnh hưởng lớn.
Đau ngực theo chu kỳ thường không phải là triệu chứng của ung thư vú, đặc biệt nếu bạn không có triệu chứng liên quan nào khác.
Một nghiên cứu lớn trên toàn cầu cho thấy trong số những phụ nữ tìm đến trung tâm y tế vì triệu chứng đau ngực, chỉ có 0,2% bị ung thư vú.
Nếu bạn lo lắng về tình trạng đau ngực hàng tháng và không chắc liệu nó có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của mình hay không, hãy thử ghi lại bằng một biểu đồ. Đánh giá mức độ nghiêm trọng của cơn đau, cũng như thời điểm nó bắt đầu và kết thúc. Điều này giúp làm rõ liệu cơn đau của bạn có mang tính chu kỳ hay không, đồng thời thu hẹp các nguyên nhân tiềm ẩn.
Đau ngực có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của bạn. Gặp bác sĩ sản phụ khoa là một ý tưởng tốt để chẩn đoán chính xác và tìm hiểu thêm về cách kiểm soát sự khó chịu.
Bác sĩ có thể tiến hành khám lâm sàng, chụp quang tuyến vú, nghiên cứu siêu âm hoặc MRI (nếu bạn có nguy cơ phát triển ung thư vú cao hơn).
Có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú cũng làm tăng nguy cơ. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là hầu hết phụ nữ mắc bệnh ung thư vú đều không có tiền sử gia đình mắc bệnh.
Nếu bạn lo lắng về tình trạng đau ngực hàng tháng và không chắc liệu nó có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của mình hay không, hãy thử ghi lại bằng một biểu đồ.
Các mẹo giúp giảm khó chịu đau ngực khi "đèn đỏ"
Nếu bạn bị đau ngực đến kỳ "đèn đỏ" thì dưới đây là một số mẹo giúp bạn giảm cảm giác khó chịu.
Thay đổi loại áo nâng ngực. Thay vì mặc áo ngực có gọng, bạn nên chọn loại áo lót thoải mái và hỗ trợ tốt để giảm đau ngực.Thay đổi chế độ ăn uống. Hạn chế muối, caffeine và rượu trước ngày sắp bị vì dễ dẫn đến tình trạng giữ nước có thể gây viêm ở ngực. Bạn nên xây dựng chế độ ăn ít chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa. Điều này sẽ giúp làm giảm nồng độ estrogen và cải thiện tình trạng căng tức ngực trước kỳ kinh.Chườm lạnh. Chườm lạnh hoặc chườm đá có thể khá hiệu quả trong việc kiểm soát chấn thương. Chườm túi nước đá lên ngực trong thời gian ngắn cũng làm giảm viêm và đau.Tắm nước ấm. Đang là mùa đông nên việc ngâm mình trong bồn nước ấm có thể giúp thư giãn cơ bắp và giảm bớt cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng nước quá nóng vì nó khiến da bạn bị khô.Massage nhẹ nhàng. Tự xoa bóp sẽ giúp ích rất nhiều có thể cải thiện lưu lượng máu và giảm căng thẳng ở ngực.Tập thể dục, bạn nên tập những bài tập ít tác động như đi bộ để giảm đau và cải thiện tâm trạng. Tập yoga hay hít thở sâu sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng như căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, đau đớn... Thói quen đi bộ cũng giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm và tăng cường hệ miễn dịch giúp bạn khỏe mạnh.Hạn chế lo âu, stress. Căng thẳng có thể gây viêm tăng cao và sau đó làm tăng cảm giác đau và khó chịu ở ngực. Vì vậy, hãy thực hành các kỹ thuật thư giãn như thiền hoặc thở sâu để giúp giảm đau.
Cách đối phó với thời kỳ mãn dục ở nam giới Thời kỳ mãn dục ở nam giới đề cập đến tình trạng sản xuất hormone nam chậm lại hoặc dừng lại và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, bực bội. 1. Đàn ông cũng có giai đoạn "mãn kinh"? Sự biến động của bất kỳ loại hormone nào ở cả hai giới đều dẫn đến những thay đổi lớn nhỏ và ít...