Đối phó với NATO, Nga gia tăng quân sự tại Crimea
Đặc phái viên của Nga tại NATO tuyên bố nước này dự định tăng cường hiện diện quân sự ở bán đảo Crimea, đối phó với việc NATO mở rộng hoạt động ở Đông Âu. Quan chức này cũng kêu gọi Mỹ rút các vũ khí hạt nhân triển khai ở châu Âu.
Nga gia tăng quân sự ở Crimea để đối phó với NATO. (Ảnh: Sputnik)
“Như một lẽ tất nhiên, chúng tôi sẽ gia tăng lực lượng quân sự ở Crimea vì hiện NATO đang tăng cường hoạt động… ngay sát biên giới của chúng tôi. Ngoài ra, chúng tôi cũng cần hiện đại hóa lại hạm đội quân sự ở đây sau nhiều năm không thể thực hiện do gặp phải sự cản trở từ Ukraine”, Sputnik dẫn lời Đặc phái viên của Nga tại NATO Aleksandr Grushko ngày 15/5 tuyên bố.
“Quyết định của Nga phù hợp với các hiệp ước quốc tế,… không có lệnh cấm chúng tôi điều động vũ khí (tại Crimea)”, ông Grushko khẳng định.
Phía Nga đưa ra bình luận trên sau khi Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố NATO có kế hoạch tăng cường hoạt động tại biên giới phía đông Âu. Ngoài ra, NATO còn thông báo ý định tăng gấp đôi lực lượng phản ứng nhanh với các đơn vị chỉ huy đặt ở Latvia, Litva, Estonia, Ba Lan, Bulgaria và Romania.
RT dẫn lời Đặc phái viên Grushko cảnh báo NATO đang tự làm hại tổ chức khi không muốn hợp tác với Nga. Mátxcơva chưa nhận thấy NATO có ý định chủ động hợp tác. “Gần đây, NATO đã cung cấp cho phía Nga các số điện thoại của “đường dây nóng” về các vấn đề quân sự, nhưng chưa thể hiện sự chủ động liên lạc với phía Nga”, ông Grushko bổ sung.
Theo ông Grushko, Mátxcơva muốn NATO sẽ từ bỏ chính sách mở rộng chấm dứt nỗ lực lôi kéo Ukraine và Gruzia vào liên minh.
Video đang HOT
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hồi cuối tháng 3 vừa qua cho biết, Tổng thống Vladimir Putin đã chỉ thị cho các đơn vị quân đội được triển khai ở Crimea trở thành “cụm quân sự khép kín”, đủ khả năng bảo đảm lợi ích quốc gia của Nga ở khu vực này.
Dù phía Nga không tiết lộ quy mô của các đơn vị quân đội Nga ở Crimea, nhưng các nguồn tin quân sự khẳng định, Nga đã triển khai nhiều trang thiết bị quân sự tối tân, như hệ thống phòng không S-300PM, hệ thống pháo Cuirass-C, chiến đấu cơ Su-27, Su-30M2 và Su-30SM cùng nhiều trực thăng tấn công… đến bán đảo này.
“Mỹ cần rút vũ khí hạt nhân khỏi châu Âu”
Cũng trong bài phát biểu ngày 15/5, Đặc phái viên của Nga tại NATO Grushko khẳng định Mỹ cần rút các vũ khí hạt nhân tại châu Âu. Theo ông Grushko, không có lý do nào thỏa đáng để Mỹ bố trí các hệ thống vũ khí hạt nhân chiến lược tại châu Âu.
Đặc phái viên Grushko tố cáo rằng Mỹ đang đưa vũ khí hạt nhân chiến lược tới các quốc gia thành viên NATO phi hạt nhân như Bỉ, Đức, Ý, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Grushko kêu gọi Mỹ sớm rút những quả bom hạt nhân tại châu Âu về nước, động thái sẽ “góp phần không nhỏ cho cho an ninh và ổn định ở khu vực này”.
Thoa Phạm
Theo DANTRI/RT, Sputnik
Nhóm tiếp xúc về Ukraine họp tại Minsk
Các đặc phái viên hòa bình về tình hình Ukraine, còn gọi là nhóm tiếp xúc về Ukraine ngày 6/5 nhóm họp tìm giải pháp cho bất ổn kéo dài ở Donbass.
Cuộc họp diễn ra trong bầu không khí tích cực. Các bên đều bày tỏ lạc quan tin tưởng, cho rằng cuộc gặp mang tính xây dựng và mở ra hy vọng có thể tiếp tục tiến trình hòa bình một cách hiệu quả.
Tham dự cuộc họp có các đại diện đến từ Nga, các bên tại Ukraine (gồm Chính phủ và lực lượng đối lập), tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu. Nội dung cuộc họp tập trung vào nhiều vấn đề nổi cộm tại miền Đông Ukraine hiện nay, như các vấn đề an ninh, nhân đạo, hành chính...
Tổng thống Ukraine vừa thăm một đơn vị quân đội gần Donetsk (ảnh: Reuters)
Phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc họp của các đặc phái viên hòa bình, đại diện đến từ Nga và tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu bày tỏ tin tưởng về những gì mà nhóm tiếp xúc về tình hình Ukraine đã làm được trong thời gian qua có thể giải quyết được những bất ổn tại miền Đông nước này.
Các bên cũng cho rằng, kết quả cuộc đối thoại trực tiếp giữa các bên sẽ là cơ sở để hy vọng về một giải pháp chính trị cho tiến trình hòa bình ở Donbass, miền Đông xung đột của Ukraine.
Ông Heidi Tagliavini, quan sát viên tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu nói: "Tôi tin tưởng vào các công việc mà nhóm tiếp xúc đã làm trong thời gian qua, góp phần thúc đẩy tình hình tại miền Đông Ukraine theo hướng tích cực. Bằng cách đó, chúng tôi đã đặt được nền móng cho việc giải quyết tất cả các vấn đề trên bàn đàm phán, chứ không phải trên chiến trường".
Còn đặc phái viên Nga Azamat Kulmuhametov thì cho rằng, cuộc đàm phán giữa các bên là một bước đi quan trọng hướng đến việc giải quyết xung đột tại Ukraine bằng giải pháp chính trị: "Đây là một bước đi, một bước đi quan trọng hướng đến việc giải quyết tình hình Ukraine bằng giải pháp chính trị nhằm thúc đẩy tiến trình ngừng bắn và giải quyết các vấn đề an ninh khác tại Ukraine".
Các bên tại Ukraine cũng có chung quan điểm với đại diện Nga và tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu. Đại diện phía CHND Lugansk tự xưng Vladislav Deinego cho rằng, cuộc đối thoại diễn ra trên tinh thần xây dựng và không nảy sinh những bất đồng nghiêm trọng.
Trong khi đó, đại diện phía Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng Denis Pushilin nhấn mạnh, kết quả chính trong cuộc gặp nói trên là Chính phủ Ukraine với hai CHND Donetsk và Lugansk tự xưng đã bắt đầu đối thoại, đồng thời hy vọng các bên sẽ tiếp tục tiến trình này và đưa ra quyết định trên cơ sở thỏa hiệp.
"Cuộc đối thoại giữa các bên diễn ra khá bình đẳng. Các bên đều có thẩm quyền ngang nhau và trách nhiệm như nhau. Mỗi bên vẫn có những cách nhìn riêng về giải pháp chấm dứt xung đột song cuộc đối thoại giữa các bên đã diễn ra theo hướng xây dựng. Vì ít nhất chúng tôi đã không có những mâu thuẫn lớn."
Về phía Ukraine, cựu Tổng thống Ukraine Leonid Kuchma cho biết, các nhóm làm việc trong khuôn khổ Nhóm tiếp xúc đã làm quen với nhau và ấn định ngày tiến hành các cuộc gặp tiếp theo tại Minsk.
Thống kê cho thấy, xung đột tại miền Đông Ukraine đến nay đã cướp đi mạng sống của hơn 6.000 người./.
Hồng Nhung
Theo_VOV
Nhật Bản cáo buộc Trung Quốc điều tàu xâm phạm lãnh hải Sáng ngày 30/4, Trung Quốc đã điều 3 tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển đi vào vùng biển tranh chấp với Nhật Bản trên biển Hoa Đông, động thái dường như nhằm trả đũa việc Mỹ và Nhật Bản thắt chặt hơn quan hệ hợp tác quốc phòng. Trung Quốc thường xuyên cử tàu đến các vùng biển tranh chấp với...