Đối phó đau bụng khi hành kinh
Cháu nhà tôi 17 tuổi, bị đau bụng kinh gần 3 năm nay. Mỗi lần đau bụng đều phải nghỉ học vì cháu bị đi ngoài, nôn không làm được gì hết.
Dù không muốn nhưng tôi đành cho cháu uống thuốc giảm đau loại Dolfenal. Liệu dùng thuốc như vậy có ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản sau này của cháu không?(Minh Trí)
Ảnh minh họa.
Trả lời:
Chào bạn,
Phần lớn chị em vào thời gian hành kinh cảm thấy khó chịu phần bụng dưới do tử cung phải co bóp để tống máu kinh ra ngoài. Cảm giác mệt mỏi, tức nặng bụng dưới, có thể thỉnh thoảng nhoi nhói đau một chút, nhưng vẫn sinh hoạt làm việc bình thường, đa phần là chịu đựng được và dần dần cũng quen đi.
Thống kinh là hiện tượng đau bụng mỗi khi hành kinh. Cơn đau thắt tập trung ở vùng bụng dưới, mức độ đau thường âm ỉ cả ngày, nhưng có lúc xuất hiện cơn đau mạnh dữ dội. Cơn đau có thể lan ra sau lưng, lan xuống hai đùi và phía âm hộ. Ngày đau nhiều cũng thường là ngày có lượng máu kinh ra nhiều. Sau đó máu kinh giảm dần thì đau cũng giảm, và thấy dễ chịu hơn. Kèm theo đau bụng kinh, một số trường hợp còn bị nhức đầu, căng vú, buồn nôn, nôn.
Video đang HOT
Thống kinh được phân ra làm hai loại: thống kinh nguyên phát và thống kinh thứ phát. Thống kinh nguyên phát xuất hiện sớm sau những lần hành kinh đầu tiên do tình trạng căng thẳng tinh thần khi thấy chảy máu ở âm đạo mà chưa hiểu rõ về chu kỳ kinh nguyệt, do cơ tử cung co bóp mạnh, do nội mạc tử cung sản sinh ra nhiều prostaglandin.
Thống kinh thứ phát thường xuất hiện muộn, có liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau, như viêm nhiễm, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung…
Trường hợp đau bụng kinh nhiều đến mức phải nghỉ học, đi ngoài, nôn ói và không làm được gì như cháu nhà ta được gọi là thống kinh.
Về điều trị, cần điều trị theo nguyên nhân. Vì vậy, cần cho cháu nhà khám phụ khoa để điều trị phù hợp. Đối với những trường hợp không xác định rõ nguyên nhân, có nhiều loại thuốc làm giảm cơn đau bụng kinh, có thể kể đến một số thuốc sau: nội tiết tố sinh dục nữ, thuốc ức chế tổng hợp prostaglandin, thuốc giảm co thắt, giãn cơ, an thần, đa sinh tố và rèn luyện cho cơ thể thích nghi với cơn đau.
Dolfenal là một trong những thuốc ức chế tổng hợp prostaglandin, thành phần chứa acide mefenamic. Tác dụng giảm đau của mefenamic acid là nhờ tác động ngăn chặn sự tổng hợp prostaglandine cũng như ngăn chặn các tác động của prostaglandine đã hình thành trước đó. Ngoài ra, tác động chống viêm của Dolfenal có thể cũng tham gia vào tác động giảm đau của nó.
Tác dụng phụ của acide mefenamic có thể gặp: buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng và khó tiêu, nổi ban, ngứa, nhức đầu, chóng mặt, trầm cảm và giảm bạch cầu tạm thời có thể xảy ra. Thuốc cũng có thể làm bệnh hen suyễn trầm trọng hơn. Với liều cao, thuốc có thể dẫn đến co giật cơn lớn, do đó, nên tránh dùng trong trường hợp động kinh.
Trường hợp của cháu nếu không ghi nhận những tác dụng phụ kể trên thì vẫn có thể tiếp tục dùng Dolfenal để điều trị giảm đau trong thống kinh. Tuy nhiên, gia đình cần đưa cháu đến bệnh viện khám phụ khoa nhằm phát hiện những bệnh lý có thể gây nên tình trạng thống kinh này. Thân ái.
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thị Thu Hà _ Phó trưởng khoa Sản A, BV Từ Dũ TP HCM
Theo VNE
Lầm tưởng của chị em về ngày "đèn đỏ"
Là phái nữ, ai cũng quan tâm đến vấn đề kinh nguyệt nhưng những hiểu biết về nó không phải ai cũng có. Dưới đây là những lầm tưởng ngớ ngẩn của chị em về thời kỳ "đèn đỏ".
"Đèn đỏ" gây cảm giác thèm ngọt?
Khoảng một nửa phụ nữ cho biết họ có cảm thấy thèm ăn chocolate mỗi khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu. Nhưng một nghiên cứu của Đại học Pennsylvania - Mỹ công bố trên tạp chí Appetite vào năm 2009 đã so sánh sự khác biệt về cảm giác thèm ăn của những người phụ nữ khi hành kinh và sau mãn kinh chỉ chênh lệch 13%. Điều đó có nghĩa, nhiều phụ nữ vẫn có thèm ăn chocolate ngay cả khi mãn kinh.
Chu kỳ khoảng từ 21-35 ngày đối với người trưởng thành. Ảnh: Alamy
Thoải mái làm "chuyện ấy" mà không sợ có thai?
Bạn vẫn có thể có thai nếu quan hệ trong ngày "đèn đỏ" dù khả năng này là rất hiếm. Thông thường khi hành kinh, trứng sẽ không được thụ tinh nhưng đôi khi hiện tượng kinh nguyệt vẫn có dù không do rụng trứng, hoặc trường hợp trứng vẫn rụng ngay lúc hành kinh.
Bạn vẫn có thể có thai nếu quan hệ trong ngày "đèn đỏ". Ảnh: Women Magazine
Chu kỳ kinh nguyệt là cố định, nếu không phải thì điều đó không bình thường?
Trên thực tế, kinh nguyệt bình thường bao gồm 3 yếu tố: Chu kỳ khoảng từ 21-35 ngày đối với người trưởng thành và từ 21-48 ngày đối với trẻ thành niên, thời gian kéo dài từ 2-7 ngày; lượng máu trong kỳ khoảng 30-50 ml. Miễn là chu kỳ của bạn nằm trong giới hạn dao động trên thì sức khỏe kinh nguyệt của bạn bình thường.
Nên làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung - Pap smear kể từ khi bắt đầu dậy thì?
Pap smear là phương pháp kiểm tra những thay đổi trong tế bào của cổ tử cung do virus HPV gây ra. Theo Weckl Joyce, một nữ hộ sinh tại California Health First Physicians - Mỹ, một số bà mẹ thường đưa con gái đi làm xét nghiệm này khi chúng bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt nhưng điều đó là không cần thiết.
Dịch vụ dự phòng Mỹ Task Force khuyến cáo xét nghiệm cổ tử cung nên được thực hiện khi người phụ nữ bắt đầu có quan hệ tình dục.
Theo H.Trang (Người lao động/Lifescript.com)
Ra nhiều máu khi mang thai: Cảnh giác Hiện tượng ra nhiều máu, kèm theo đau bụng như hành kinh trong khi mang thai đều là dấu hiệu cần chú ý. Chào bác sĩ. Hiện tại em đang rất lo lắng. Em bị chậm kinh 6 ngày, thử que 2 lần đều lên 2 vạch (1 đậm, 1 mờ). Em đi siêu âm, bác sĩ nói đã thấy túi thai 8mm....