Dội nước đá lên đầu chồng
Em thề với anh, từ giờ đến lúc chết em sẽ không bao giờ tặng hoa cho con vợ em nữa.
ảnh minh họa
Nói rồi, thằng em kết nghĩa của tôi tu một mạch hết vại bia. Nhìn cái kiểu uống cho bõ tức ấy, tôi biết là chú em đang bực mình không biết trút vào đâu cho hết nên tôi mở vòi để chú xả:
- Mà cơ sự là sao?
Chạm đúng mạch, chú em phun hết ra. Dạo gần đây, vợ chồng chú ấy lục đục, căng thẳng. Cũng chẳng phải xảy ra chuyện long trời lở đất gì mà chỉ luẩn quẩn quanh chuyện làm, chuyện ăn, chuyện ngủ, chuyện nghỉ. Vợ vốn tính hiền lành, làm nhiều thành ra cũng sinh bệnh nói lắm.
Chật vật kinh tế đã đành, nhưng cuộc sống cũng chẳng mấy khi có niềm vui nhỏ mọn. Những lúc ấy, vơ lại nhớ đến cái thời son rỗi của mình, bao kẻ đưa người đón cuối cùng lại chọn lấy cái “của nợ” này. Ngày xưa còn tết nhẫn cỏ tặng người yêu vậy mà cưới nhau rồi thi sinh nhật vợ có lúc nhớ, co lúc con phải nhắc, cả năm trời chẳng tặng vợ nổi bông hoa. Ngày xưa, cứ đến ngày trời đẹp lại rủ người yêu đi ngắm trăng, ngắm sao, nhưng giờ vợ muốn hâm nóng tình cảm rủ chồng đi mua săm thì rút ví ra:
- Em rủ bạn đi nhé, anh đàn ông biết gì mà chọn.
Vợ nghe mà hẫng hụt trong lòng. Bao nhiêu bực tức cứ dồn thành một cục nên hễ thấy mặt chồng về là cau có, gắt gỏng.
Video đang HOT
Chú em tôi vốn tốt tính, ngày trai trẻ cũng ga lăng có tiếng, đi thực tập nhớ người yêu đạp xe hơn 70 cây số chỉ để ngó cái mặt, nắm cái tay rồi lại ngược đường đạp xe về. Nhưng từ khi lấy vợ, không muốn ở trọ mãi nên lăn ra làm ngày làm đêm để mua cho được căn nhà. Rồi vợ sinh liền tù tì ba năm hai đứa con, lại phải nai lưng lo cho chúng ăn học. Công việc của chú ấy bận nên cứ mở mắt là đi, tối mịt mới về, sểnh ra chút nào thì bạn bè lại lôi đi nhậu, nên nhiều bữa không về ăn cơm với vợ con chứ đừng nói đỡ đần công việc nhà cho vợ.
Hai vợ chồng như hai mảnh gỗ ép ngày càng vênh nhau. Ngày thì đi làm, tối về việc ai nấy lo. Chú em tôi cũng thấy bí bách, bức bối. Không biết nghe tư vấn ở đâu mà chú nhận ra những thứ thiếu sót và cả những thứ đúng với mình nhưng chưa hẳn đã tốt với người bên cạnh, nên chú quyết định “gia cố” lại quan hệ vợ chồng. Chiều hôm đó, công việc vẫn còn bề bộn nhưng gác lại, trên đường về chu ghé vào cửa hàng hoa. Lâu rồi không mua hoa nên có chút lóng ngóng. Cô bán hoa tinh ý nhìn ra nên hỏi:
- Anh mua hoa tặng ai, người yêu hay vợ?
- Cả hai.
Chú em cười trong lòng lại rộn ràng, rạo rực nhớ lại cái thời sinh viên trời mưa phùn, gió bấc rét căm căm vậy, mà dậy từ 4-5 giờ sáng để mua cho bằng được bó hoa còn ướt đẫm sương đêm người ta mang từ các vùng ven đô về bán, để tặng người yêu, là cô vợ bây giờ. Rồi lại hình dung ra ánh mắt long lanh đẫm lệ của vợ khi lâu lắm rồi mới được chồng tặng hoa…
Cuối ngày, đường đông nghịt, chỉ lo kẻ nào đó chen lấn va vào làm hỏng mất bó hoa nên anh chang cứ phải vừa rê chân vừa giữ. Ôm bó hoa bước lên khu tập thể, vài người hàng xóm cứ nhìn ve to mo.
Cửa không khóa nhưng trong cái khoảnh khắc này, chu em không mong muốn gì hơn là nhìn thấy vợ xuất hiện nên bấm chuông. Hoa thì đã giấu ở sau lưng. Cửa kéo roẹt một cái, một cái đầu thò ra:
- Bộ không thấy cửa mở hay sao mà còn bấm chuông.
Hẫng hụt đôi chút nên cũng quên luôn lời chúc ngọt ngào nghĩ ra lúc đứng ở quầy hoa, đành nói đại:
- Tặng em này.
Tưởng là vợ mắt sẽ ngấn nước, tay sẽ xòe ra ôm hoa, ôm luôn cả ông chồng, nhưng mặt vợ cau lại:
- Hoa với hoét, ngày gì mà tặng hoa? Nhà đang hết nước mắm kia kìa, mua chai nước mắm có phải hơn không.
Chú em ôm bó hoa, người như đang rơi tự do trong khi cô vợ đã ngung nguây đi vào.
Nghe đến đây thì tôi cũng rơi. Lại chạnh lòng nhớ đến chuyện mình. Ba năm trước, có lần vợ chồng giận nhau, vì muốn làm hòa với vợ nên tôi cũng mày mò mua cho vợ lọ nước hoa. Biết vợ kỹ tính nên tôi phải chọn đúng gu của nang, vậy mà cô vợ tôi đã quay ngoắt sang nhìn chồng đầy ngờ vực:
- Chắc lại rủ rê con nào đi cùng chọn cho anh chứ gì?
Chao ôi, các bà vợ! Chúng tôi biết mình còn nhiều khiếm khuyết, thế nhưng sao đúng lúc những ông chồng đang cao hứng và đầy thiện chí thì các bà lại nỡ dội một gáo nước đá lạnh buốt lên đầu chồng như thế chứ?
Theo PNO
Có cần giấy chứng nhận kết hôn?
Nhiều người quan niệm tình cảm mới quan trọng, giấy đăng ký kết hôn chẳng có ý nghĩa gì. Suy nghĩ đơn giản ấy kéo theo những rắc rối khó ngờ.
Về quê đám giỗ ở Tiền Giang tuần trước, gặp người em họ, tôi hỏi: "Vợ chồng em có tin vui chưa?". Em trả lời gọn lỏn: "Tụi em bỏ nhau rồi". Tôi ngạc nhiên vì vợ chồng em cưới nhau chưa đầy 3 tháng mà lại chia tay. Nhưng không chút buồn phiền, em nói: "May mà chưa đăng ký kết hôn nên mọi thứ đều đơn giản".
Tiện cho đường ai nấy đi
Cưới nhau mà không cần đăng ký kết hôn đang là xu hướng được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Họ cho rằng không muốn ràng buộc nhau hoặc có bỏ nhau cũng dễ. Em họ của tôi vô tư thổ lộ: "Do không đăng ký kết hôn nên tụi em chẳng phải làm đơn từ, ra tòa, hòa giải gì cho mệt. Vợ chồng mới cưới cũng chẳng có tài sản gì để chia. Em cho vợ cái xe tay ga mua sau cưới như một phần đền bù. Thế là xong!".
Tờ giấy chứng nhận kết hôn không chỉ thừa nhận hôn nhân đúng pháp luật mà còn là sợi dây kết nối tình cảm giữa vợ và chồng. (Ảnh chỉ có tính minh họa)
Khi 2 người tự nguyện sống chung, sẵn sàng đăng ký kết hôn, đó chính là nền tảng của một cuộc hôn nhân bền vững. Giấy đăng ký kết hôn sẽ là cơ sở để luật pháp bảo vệ quyền lợi và sự ràng buộc về nghĩa vụ của mỗi người. Đó cũng là động lực để người vợ, người chồng vượt qua mọi thử thách, khó khăn để giữ cuộc hôn nhân cho mình.
Không đăng ký kết hôn để "tiện đường" bỏ nhau là trường hợp anh Nguyễn Văn Hưng (quê ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang). Khó khăn lắm anh mới thuyết phục được hai bên gia đình bỏ qua định kiến người Nam, người Trung cho làm đám cưới với Trần Thị Bông (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định). Lấy nhau xong, vợ chồng đi thuê nhà trọ ở quận 8, TP HCM. Thương con, mẹ Hưng cho tiền mua miếng đất cất nhà. Nhưng chỉ sống được với nhau 1 năm thì Bông bỏ Hưng, công khai chung chạ với một người đàn ông khác. Nền đất dự định cất nhà được Hưng đem bán rồi chia cho Bông một nửa, đường ai nấy đi. "Trước khi cưới, tụi mình thỏa thuận nếu sau một thời gian sống hạnh phúc với nhau thì mới đăng ký kết hôn nhưng mọi thứ không như mong muốn. Giờ thì "lý lịch" của mình và vợ đều... sạch sẽ" - Hưng bộc bạch.
Trăm sự rắc rối
Giấy đăng ký kết hôn không chỉ là tờ giấy tác hợp hôn nhân hợp pháp, ràng buộc trách nhiệm vợ chồng với nhau mà còn rất quan trọng khi hữu sự. Do không được gia đình hai bên đồng ý nên chị Trần Thị Hoa tự nguyện sống chung với bạn trai như vợ chồng, không làm đám cưới cũng chẳng đăng ký kết hôn. Chăm chỉ, chịu khó nên gần 10 năm chắt chiu vợ chồng chị mua được căn nhà ở ngoại thành TP HCM. Vì không rành thủ tục giấy tờ và bận con nhỏ nên chị để anh đứng tên nhà. Năm ngoái, anh bị tai nạn giao thông, qua đời. Nỗi đau mất chồng chưa kịp nguôi ngoai, chị lại bị nhà chồng bồi thêm nỗi đau khác. Cô em chồng dọn đến ở, đuổi mẹ con chị ra khỏi nhà với lý do: "Đây là nhà anh tôi, anh tôi mất rồi thì chị đi đi". Phải mất rất nhiều thời gian đi kiện, chị Hoa mới đòi lại được căn nhà của mình. "Tôi cứ nghĩ sống với nhau quan trọng ở tình cảm vợ chồng chứ đâu ngờ những rắc rối nảy sinh khi chọn cuộc sống hôn nhân không hợp pháp" - chị Hoa nói.
Cũng vì không đăng ký kết hôn mà rất nhiều người phải khó khăn đáo tụng đình mới đòi lại được tài sản. Như trường hợp bà Lý Thị Minh, nhà ở quận 12, TP HCM. Thấy hoàn cảnh ông Nguyễn Tuấn Khải, người hàng xóm, lâm vào cảnh gà trống nuôi con, vợ bỏ theo người tình, bà tình nguyện đến chăm lo cho hai cha con. Nhờ giỏi giang buôn bán nên bà dần dà mua thêm được nhiều đất đai, tài sản. Gia đình bà rất êm ấm, hạnh phúc cho đến khi người vợ trước của chồng bà trở về đưa đơn ly hôn và đòi chia tài sản. Bà chưng hửng khi biết bà và ông Khải không được luật pháp công nhận là vợ chồng. Bà phải ròng rã mấy năm trời nhờ hết luật sư này đến luật sư kia hỗ trợ pháp lý mới đòi lại được một phần tài sản mà bà đã gầy dựng.
Theo VNE
Sao chỉ là mẹ? Ngày mới cưới, chúng mình ở chung với mẹ. Vì thương con trai ruột nên mẹ giành phần cơm nước. Mẹ nói anh đã quen với cách nấu nướng, nêm nếm của mẹ nên không muốn thay đổi. Từ đó, dẫu em có muốn chăm chút cho anh cũng không có cơ hội. Những ngày cuối tuần rảnh rỗi, em muốn trổ tài...