Đợi người yêu du học 6 năm, lúc sắp cưới, tôi chủ động chia tay vì lý do không ai ngờ
Ngày chúng tôi chờ đợi nhất cũng đã tới. Long về nước với tấm bằng tiến sĩ hóa và tình yêu dành cho tôi vẫn như xưa. Tương lai mười mươi mà hai đứa chờ đợi bao lâu là một đám cưới rình rang đã được phác thảo. Nào ngờ…
Khi tôi gặp Long, người yêu tôi sau này, tôi đã ở ngưỡng 23. Long bằng tuổi tôi nhưng đàn ông, ở tầm ấy vẫn còn rất nhiều dự định và tham vọng cho tương lai. Tình cảm đôi lứa sâu nặng cũng là lúc anh nhận được học bổng toàn phần đi du học Đức.
Không bỏ qua cơ hội tìm kiếm danh vọng mười mươi như vậy, anh nuối tiếc nói lời tạm biệt người yêu và lên đường. Anh nói hãy kiên tâm đợi anh, khi trở về anh sẽ không làm tôi phụ công.
Thời điểm đó tôi rối bời với nhiều ngã rẽ cuộc đời. Phân tâm hơn cả là những lời góp ý, phân tích thiệt hơn của bố mẹ và bạn bè thân. Họ nói thời gian làm nước chảy đá mòn, huống chi vài lời hứa hẹn chót lưỡi đầu môi. Tất cả cũng chỉ như bụi mờ, chỉ cần cơn gió thoảng qua là cuốn đi tất cả.
Dù yêu xa nhưng tôi luôn tin tưởng người yêu. Ảnh minh họa
Còn mẹ tôi, nỗi lo ngàn đời khi có con gái lớn, rằng “con gái có thì”. Liệu ở môi trường mới nhiều cám dỗ, Long có còn kiên định với người yêu quê nhà hay để lòng nhanh chóng đổi thay. Lúc đó, 6 năm thanh xuân rực rỡ nhất của con gái bà chẳng phải trôi qua vô ích?
Tuy nhiên tôi biết mình đang ở đâu và bản thân cần phải làm gì. Quan trọng nhất, tình yêu của chúng tôi đủ lớn để cả hai chờ đợi nhau. Nghĩ thoáng ra, thời đại này ai cũng cần chăm lo và tìm kiếm sự nghiệp riêng để làm rực rỡ cuộc đời mình. Nếu chúng tôi cứ ràng buộc nhau, chẳng phải đang tự làm cho nhau trì hoãn. Chi bằng tôi cứ để Long tự do phát triển sự nghiệp theo cách của anh, còn tôi ở quê nhà cũng chăm lo cho sự nghiệp và chuyên môn riêng của mình.
Yêu xa, tôi xác định điều quan trọng nhất nuôi dưỡng tình cảm là niềm tin hai đứa với nhau. Mọi sự giận hờn ghen tuông vô cớ chỉ khiến tình yêu dần đi đến mệt mỏi và chết yểu. Trong 6 năm ấy, Long vẫn về phép mỗi dịp Tết và tình cảm chúng tôi như được tiếp thêm sức mạnh. Còn tôi, một mặt động viên người yêu hoàn thành tốt khóa học, mặt khác bản thân tập trung cho chuyên môn công việc hiện tại ở quê nhà.
Video đang HOT
Thành thử 6 năm Long đi học xa, sự chờ đợi anh và cố gắng nỗ lực riêng cũng đem đến cho tôi những kết quả nhãn tiền. Tôi được cấp trên đề bạt cất nhắc lên vị trí trưởng phòng nhân sự.
Ngày chúng tôi chờ đợi nhất cũng đã tới. Long về nước với tấm bằng tiến sĩ hóa và tình yêu dành cho tôi vẫn như xưa. Tương lai mười mươi mà hai đứa chờ đợi bao lâu là một đám cưới rình rang đã được phác thảo.
Tuy nhiên, ngây ngất trong men tình hạnh phúc cũng không khiến tôi lờ đi những cảm nhận mơ hồ về con người anh đã có sự thay đổi. Long sống thực dụng và lạnh lùng hơn rất nhiều.
Ngày anh ấy trở về, chúng tôi gần nhau về địa lý lại xa nhau về trái tim. Ảnh minh họa
Đứng trước một mối quan hệ, anh hầu như chỉ đặt nặng việc “đạt được lợi ích gì cho bản thân khi đầu tư thời gian tâm sức cho điều ấy”. Anh quên mất rằng, có những thứ con người ta chỉ cần dùng tình cảm soi xét là đủ phát triển. Đặt nặng việc được – mất chỉ làm người trong cuộc xem nhau như món hàng trao đổi.
Vì vậy, những mối quan hệ bạn bè cũ, những người ở quê, Long hầu như tuyệt giao. Khi tôi gặng hỏi thì Long chỉ cười lạnh, rằng bản thân không có thời gian cho những mối quan hệ vô ích đó.
Tôi ngỡ ngàng. Anh chàng Long với sự nhiệt tình lăn xả giúp đỡ người khác cách đâu 6 năm đâu rồi? Giờ đây bên tôi chỉ là người đàn ông với cái đầu lạnh và trái tim cũng lạnh.
Sau vài lần tranh cãi, tự thấy quá xa nhau về quan điểm sống, tôi đã chủ động nói lời chia tay Long. Mọi người ngớ ra, vì lâu nay họ đinh ninh mười mươi giờ tôi chạm ngưỡng 30 tuổi, còn Long đang tuổi đương xoan, thành đạt, tương lai rộng mở, cưới được Long khác nào “chuột sa chĩnh gạo”.
Nhưng tôi vẫn chủ động ra đi mà lòng nhẹ tênh, chẳng thấy vương vấn gì. Tôi tiêc cho 6 năm thanh xuân đã chờ đợi, nhưng tôi cũng tiếc cho 20-30 năm cuộc đời phía trước phải sống với một bộ óc xa lạ, một trái tim lạnh lùng.
Theo danviet.vn
Người Việt trẻ hướng về nguồn cội
Sinh năm 1983, cầm tinh năm Hợi nhưng Nguyễn Việt Anh đã có 17 năm sinh sống, làm việc và thành danh tại Đức. Anh là một trong số 100 nhà khoa học Việt trên toàn thế giới về Việt Nam "hiến kế" cho Chính phủ trong năm 2018.
Thành danh ở Đức
Tôi gặp Việt Anh cuối tháng 8/2018 nhân dịp anh về nước tham dự chương trình gặp mặt 100 người Việt làm khoa học trên toàn thế giới do Chính phủ Việt Nam tổ chức.
Việt Anh kể: Nước Đức đã vô tình đi vào trái tim tôi từ khi còn rất nhỏ dù lúc đó tôi không thể mường tượng ra viễn cảnh đất nước con người ở đây ra sao. Ông nội tôi từng là một cán bộ ngoại giao cao cấp nên đi thăm và công tác rất nhiều nước châu Á, Âu và Phi. Tuy nhiên, Đức là một trong những quốc gia mà nội tôi có nhiều ấn tượng nhất. Qua những câu chuyện giữa hai ông cháu, những hình ảnh và tình cảm đẹp về nước Đức đã dần hình thành trong tôi. Tôi vẫn nhớ như in lời ông nội khuyên: "Nếu con muốn làm ra máy bay, ôtô và xe tăng thì con sang bên Đức học con nhé!". Ngoài ra, bố tôi cũng đã học tập và nghiên cứu tại Đức, các chú tôi cũng sang đây để công tác và làm việc nơi này. Đây là những động lực thôi thúc tôi đến đất nước này. Việt Anh đã chia sẻ với tôi về nước Đức như vậy!
Nguyễn Việt Anh trong đợt về Việt Nam dự chương trình gặp mặt 100 người Việt làm khoa học trên toàn thế giới vào tháng 8/2018
Không giống với nhiều bạn sinh viên du học khác, Việt Anh đi du học theo diện tự túc. Do chưa học hết đại học ở Việt Nam, anh bắt buộc phải tham gia một khóa học dự bị đại học sau đó mới đủ điều kiện học tại Trường Đại học Kỹ thuật Berlin (TU Berlin). Ngay từ năm nhất đại học, Việt Anh đã bắt đầu xin việc, đến năm thứ hai, anh đã làm hướng dẫn và chữa bài tập cho các sinh viên khóa dưới. Năm cuối, anh nhận lời đề nghị làm trợ giảng cho các giáo sư trưởng khoa; nghiên cứu và làm luận văn tiến sĩ tại các viện của họ.
Kết quả học tập xuất sắc, lại có kiến thức kỹ năng mềm tốt đã giúp Việt Anh được làm việc trong những tập đoàn lớn như Volkwagen, Rolls-Royce. Anh cũng may mắn được tham gia vào một số dự án đánh giá an toàn cơ học và vật liệu của bình phản ứng hạt nhân, do chính phủ Đức, Áo đề ra.
Sau khi hoàn thành luận văn tiến sĩ, Việt Anh chọn Tập đoàn Siemens là bến đỗ tiếp theo. Hiện, Việt Anh đã có 4 năm làm việc cho Tập đoàn Siemens, trong đó 2 năm đầu anh là kỹ sư trực tiếp nghiên cứu và phát triển một dòng Tuabin-Khí mới; 2 năm trở lại đây là Trưởng dự án về thử nghiệm và vận hành, đồng thời chịu trách nhiệm cho các hệ thống tại đây.
"Đối với tôi, học đại học ở Đức là khoảng thời gian vô cùng khó khăn, nhưng nó cũng đem lại cho tôi vô số trải nghiệm quý báu. Đó là kiến thức, kinh nghiệm sống và đặc biệt sự bền bỉ và tính quyết tâm" - Việt Anh tâm sự.
Khao khát đóng góp cho quê hương
Trong lần về Việt Nam hồi tháng 8/2018, được tiếp xúc với lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, các doanh nghiệp, Việt Anh nhận thấy, tuy không thể so bì về điều kiện và trình độ kỹ thuật như các cường quốc công nghiệp, nhưng xu thế "số hóa" đang mang đến cơ hội lớn để Việt Nam phát triển. Ngoài ra, ở các tập đoàn lớn, tuy có nhiều vốn đầu tư nhưng việc thay đổi cấu trúc doanh nghiệp cũng như áp dụng các sản phẩm trí tuệ sáng tạo là rất khó và hạn chế. Đây lại là một lợi thế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. "Nếu nhìn nhận đúng thực lực, đánh giá đúng tiềm năng trong việc áp dụng các sản phẩm số hóa, tích cực hợp tác với các Startups trẻ và tìm được nguồn đầu tư hợp lý thì cơ hội thành công với các doanh nghiệp này sẽ cao" - Việt Anh bộc bạch.
Theo Việt Anh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế như dây chuyền, máy móc và cơ sở hạ tầng lạc hậu, nhân công còn thiếu kiến thức về số hóa, các nhà quản lý dường như nhận thức chưa đúng, chưa sẵn sàng mạo hiểm để tận dụng xu thế số hóa... Để khắc phục dần, họ phải tự tìm ra được mô hình kinh doanh phù hợp, như vậy có thể áp dụng số hóa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đặc biệt là cần đầu tư, hợp tác với các Startups - những người có nhiều ý tưởng mô hình đổi mới sáng tạo.
"Các thế hệ sinh viên, tri thức và cộng đồng người Việt trên toàn thế giới, dù ở đâu vẫn luôn hướng về Tổ quốc với khát vọng đóng góp trí tuệ của mình cho đất nước. Với tôi, mỗi người Việt đang học tập, làm việc và sinh sống ở nước ngoài chính là một nhà ngoại giao thực thụ và đóng vai trò làm cầu nối để giao thương kinh tế lẫn văn hóa. Hiện là Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại Đức, tôi muốn truyền đến các thế hệ sinh viên Việt và gốc Việt tại Đức những ngọn lửa quyết tâm nhất. Quyết tâm học tập, rèn luyện trí lực để thành đạt, hội nhập thật tốt và luôn hướng về quê hương Việt Nam" - Việt Anh tâm sự.
Kinh nghiệm 17 năm sống tại Đức giúp Nguyễn Việt Anh nghiệm ra điểm nổi bật trong các tập đoàn công nghệ nước này: Làm việc với tinh thần kỷ luật cao cùng trình tự làm việc khoa học hợp lý; đề cao tính hài hòa và làm việc theo nhóm; hoàn thành công việc và dự án đúng tiến độ, đặc biệt là phải có kết quả cụ thể...
Thùy Dương
Theo congthuong.vn
Mất tiền du học, về nước lao đao vì không được công nhận văn bằng Bỏ ra hàng tỉ đồng du học, nhận lại văn bằng quốc tế không được Việt Nam công nhận; người được nhà nước cử đi học, nhưng khi về nước cũng gặp khó khăn trong việc làm thủ tục để được công nhận văn bằng... Chuyên gia cảnh cáo, trước khi đi du học, người dân cần tìm hiểu thông tin, tránh việc...