Dời ngày ‘đèn đỏ’ bằng thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai hàng ngày là loại thuốc chứa hoóc-môn sinh dục nữ, có thể khiến trứng không rụng.
Hỏi:
- Tôi chuẩn bị kết hôn nhưng ngày cưới lại trùng vào kỳ kinh nguyệt. Tôi có tham khảo trên mạng và được biết dùng thuốc tránh thai hàng ngày trước kỳ kinh khoảng 3-4 ngày có thể làm lùi ngày có kinh, đến khi nào muốn có kinh lại thì dừng thuốc. Bác sĩ cho hỏi cách này có đúng không? Nếu dùng thuốc như vậy có ảnh hưởng đến sự sinh sản sau này không?
(Trần Kiều – 26 tuổi).
Trả lời:
Ngoài tác dụng tránh thai, thuốc tránh thai hàng ngày còn có tác dụng điều chỉnh kinh nguyệt. Ảnh: Womenshealthmag.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu – Bệnh viện Đa khoa Medlatec – tư vấn:
- Thuốc tránh thai hàng ngày là loại thuốc chứa 2 loại hoóc-môn sinh dục nữ: estrogen và progesterone. Việc uống mỗi ngày một lượng nhỏ hoóc-môn sinh dục nữ giúp bạn duy trì lượng hoóc-môn trong cơ thể làm trứng không rụng. Đồng thời, thuốc còn làm mỏng niêm mạc tử cung để trứng được thụ tinh không thể làm tổ.
Thuốc còn làm đặc chất dịch nút CTC để chống tinh trùng đi qua và làm giảm sự di chuyển của tinh trùng trong ống dẫn trứng.
Để tỷ lệ tránh thai được cao và hạn chế tác dụng phụ của thuốc (rong kinh, vô kinh, buồn nôn, cương vú, đau đầu, trứng cá, thay đổi tâm trạng), bạn cần dùng thuốc đúng nguyên tắc:
Video đang HOT
1. Uống thuốc từ ngày thứ nhất của chu kỳ kinh.
2. Mỗi ngày uống một viên.
3. Uống vào một giờ nhất định.
Ngoài tác dụng tránh thai, thuốc tránh thai hàng ngày còn có tác dụng điều chỉnh kinh nguyệt, đặc biệt trong một số trường hợp các bạn gái muốn lùi ngày kinh và cách dùng như sau:
1. Nếu hiện tại bạn đang dùng thuốc tránh thai thì khi hết vỉ thuốc, bạn có thể dùng thêm thuốc khoảng 7 ngày, sau đó mới dừng thuốc.
2. Nếu bạn đang không dùng thuốc tránh thai thì có thể bắt đầu uống mỗi ngày 1 viên và uống trước 3 ngày so với ngày hành kinh dự kiến. Để thận trọng hơn, trong 7 ngày đầu nên uống 2 viên/ngày, sau đó rút xuống 1 viên để ttránh bị hành kinh nhiều sau ngừng thuốc.
Việc hạ liều thuốc nửa chừng như vậy cũng có thể gây chảy máu, khi đó lại tăng liều 2 viên/ngày. Tuy nhiên không nên duy trì liều 2 viên quá 14 ngày vì dễ gây hành kinh nhiều khi ngừng thuốc.
Sau ngừng thuốc khoảng 2-3 ngày, hành kinh sẽ trở lại. Nếu uống dài ngày, bạn có thể bị rong kinh khi ngừng thuốc.
Theo Hà Quyên (ghi)/News.zing.vn
Nguyên nhân nhiều chị em có 'ngày đèn đỏ' vô cùng khó chịu
Rất nhiều người trải nghiệm cảm giác đau đớn khi đến 'ngày đèn đỏ' trong khi những người khác thì không. Nguyên nhân vì sao?
'Chu kỳ kinh nguyệt khác nhau ở thời gian và cường độ. Các chu trung bình từ 21-35 ngày, và thời gian có kinh nguyệt thường từ 2-7 ngày', bác sỹ sản phụ khoa ở trường đại học Y Sinai Mount nói:
Một số phụ nữ có những chu kỳ khó chịu kinh khủng vì một vấn đề y tế gọi là lạc nội mạc tử cung, Dweck nói. Vấn đề này xảy ra khi các mô bình thường dòng tử cung phát triển bên ngoài của nó, và có khoảng 176 triệu trường hợp phụ nữ gặp tình trạng này trên toàn thế giới. Những phụ nữ khỏe mạnh cũng có thể có chu kỳ tồi tệ hơn bình thường.
Dưới đây là 6 lý do khiến bạn có 'ngày đèn đỏ' dễ chịu hoặc khó chịu hơn những chị em khác.
1. Chế độ ăn uống của bạn
Một chế độ ăn uống không lành mạnh sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. 'Chế độ ăn uống bất thường trong vài tháng có thể thay đổi chu kỳ và dòng chảy kinh nguyệt của bạn. Một nghiên cứu trên các nữ sinh trung học niên cho thấy rằng những sinh viên ăn nhiều đồ ăn vặt nhiều hơn dễ bị các triệu chứng tiền kinh nguyệt hơn. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng những sản phẩm giàu omega 3 có thể giúp giảm đau bụng kinh', Dweck nói.
Một chế độ ăn uống không lành mạnh sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn (Ảnh minh họa: Internet)
2. Tuổi của bạn
'Trong những năm đầu tiên khi kinh nguyệt bắt đầu, không có sự rụng trứng và chu kỳ thường mau hơn', Mamta Mamik, Bác sỹ, giáo sư sản khoa, phụ khoa, và khoa học sinh sản tại Trường Icahn Y tại Mount Sinai nói. Khi có tuổi, chu kỳ bình thường trở nên thường xuyên hơn và ngắn hơn, cô nói thêm.
Một số phụ nữ có chu kỳ khó chịu và lộn xộn khi họ bước vào tiền mãn - giai đoạn ngay trước thời kỳ mãn kinh, Dweck cũng thêm rằng điều này có thể bao gồm đau bụng kinh và lượng kinh nguyệt nhiều hơn.
3. Bạn không hề tập thể dục hoặc bạn tập thể dục quá nhiều
'Những phụ nữ không tập thể dục chút nào có chu kỳ khó chịu hơn những phụ nữ tập thể dục', Dweck nói. Để khắc phục điều này, bạn nên vận động nhẹ nhàng. Phụ nữ thường xuyên vận động sẽ có ít nguy cơ bị chuột rút và giúp cải thiện chu kỳ của họ.
Chỉ cần không đi quá xa: 'tập thể dục quá nhiều có thể dẫn đến mất chu kỳ, hoặc giảm chu kỳ do hiệu ứng trên vùng dưới đồi. Chỉ số khối cơ thể thấp cũng có thể dẫn đến vô kinh', Mamik nói.
4. Trọng lượng quá khổ
Dweck nói rằng, ở phụ nữ nói chung, thừa cân dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt bất thường hoặc rất khó chịu. Nghiên cứu cho thấy rằng điều này có thể là do yếu tố nội tiết, chẳng hạn như số lượng insulin và estrogen.
'Chúng ta sẽ thấy phụ nữ bị rối loạn ăn uống hoặc là người vận động viên có chỉ số BMI dưới 18 hoặc 19, và họ sẽ mất chu kỳ của họ', Dweck nói. Một số giả thuyết cho rằng đây là cách tự nhiên để ngăn ngừa mang thai trong thời gian căng thẳng, cô nói. Về lâu dài, không rụng trứng cho thấy bạn ít estrogen có thể có một tác động tiêu cực đến xương, đặt bạn vào nguy cơ mắc bệnh loãng xương.
Ở phụ nữ nói chung, thừa cân dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt bất thường (Ảnh minh họa: Internet)
5. Bạn không uống thuốc tránh thai
'Uống thuốc tránh thai sẽ giúp điều hòa chu kỳ và khiến chu kỳ không nặng nề, khó chịu', Mamik nói. Ngoài thuốc tránh thai, một số người cho biết họ bị chuột rút sau khi đặt vòng tránh thai, tuy nhiên, nghiên cứu nói rằng thiết bị này không làm tăng co thắt, và trái lại còn giúp giảm những cơn đau dạ dày.
6. Bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng
'Chu kỳ có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bệnh lý tiềm ẩn trong tử cung', Mamik nói. U xơ tử cung (tăng trưởng bất thường của khối u trong hoặc trên tử cung) và polyp (u lành niêm mạc của tử cung) có thể làm cho chu kỳ nặng hơn và đau đớn hơn so với bình thường, cô nói.
Các hội chứng chuyển hóa như hội chứng buồng trứng đa nang cũng có thể làm cho kinh nguyệt không đều và kéo dài, chảy máu quá nhiều, Mamik nói. Điểm mấu chốt: Nếu bạn cảm thấy chu kỳ của bạn thường xuyên hơn mỗi ba tuần hoặc ít hơn mỗi năm tuần, chảy máu giữa kỳ kinh nguyệt, hoặc cần thay nhiều loại băng vệ sinh một giờ, hãy nói với bác sỹ phụ khoa của bạn, Dweck nói.
Theo Afamily
Cách giảm bớt cơn đau 'ngày đèn đỏ' Chườm ấm, tập kegel hoặc yoga, mát-xa nhẹ nhàng, uống nhiều nước, dùng thuốc... có thể giảm bớt cơn đau ngày đèn đỏ. Chứng đau bụng ngày đèn đỏ không chỉ gây khó chịu cho nữ giới tuổi dậy thì, mà còn ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày (học tập, làm việc, vui chơi, thể thao...). Tuy nhiên, do tâm lý...