Đội nắng canh lửa rừng
Mặc nắng nóng, những người bảo vệ rừng vẫn ở trên chòi canh cao tám mét giữa đồi cát chang chang để phát hiện lửa.
Chòi canh lửa Trạm 1 thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình nằm trên đỉnh một đồi cát ở xã Hồng Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ. Chòi kết cấu 2 tầng, cao 8 m, xung quanh không che chắn để phát hiện cháy rừng. Chòi này đưa vào sử dụng năm 2019.
Mỗi ca trực gồm hai người đàn ông. Hôm 16/7, ông Nguyễn Duy Độ, 75 tuổi trực chòi. Ông Độ có 23 năm làm nhiệm vụ bảo vệ rừng.
6h sáng, ông lên chòi, nằm trên võng rồi quan sát bốn xung quanh để phát hiện khói lửa. Thỉnh thoảng, ông đứng dậy để quan sát kỹ hơn.
Chòi nằm trên đỉnh đồi nên có tầm quan sát tốt, nhưng những ngày nắng nóng, nhìn ra giữa đồi vô cùng nhức mắt. Ông Độ mang theo một chiếc điện thoại để mở nhạc nghe khi trực cả ngày.
“Anh em nhiệt tình, chứ rất nắng, gió Nam oi bức, nóng ghê lắm, phừng phừng trên đầu”, ông Độ nói.
Cỏ rười trong rừng phòng hộ chết khô do nắng nóng và rất dễ bắt lửa.
“Việc phát hiện lửa ngay từ lúc bắt đầu xảy cháy là rất quan trọng, để điều động lực lượng sớm dập lửa”, ông Phạm Văn Hoan, Trạm trưởng Trạm quản lý bảo vệ rừng số 1 nói.
Thời điểm nắng nhất là từ 11h đến 16h. Phiên trực của những người canh lửa thường kết thúc lúc 18h. Những hôm đỉnh điểm của nóng, Ban quản lý phải cắt cử người canh 24/24.
Video đang HOT
Mái chòi lợp bằng tôn, hấp thụ nhiệt hầm hập. Ông Độ dùng cây phi lao làm thành giàn, rồi nhặt nhạnh xốp và nệm cũ ở nhà gác lên để chống nóng.
Khi phát hiện lửa, một người cơ động đến khu vực xảy cháy để dập lửa, người còn lại tiếp tục quan sát, gọi ứng cứu và hỗ trợ người ở hiện trường. “Nhiều khi cây rừng rậm rạp, hoặc khói mù nên người ở hiện trường khó nắm bắt hết diễn biến cháy”, ông Độ nói.
Từ 2018 về trước, chòi canh lửa được dựng tạm bợ sát mặt cát, trên đỉnh một ngọn đồi. Những lúc gió to, cát bay tứ tung khắp chòi.
Sau khi chòi kiên cố được dựng, chòi tạm được các nhân viên bảo vệ rừng dùng làm chỗ để xe. Mỗi nhân viên được Ban quản lý cấp một chiếc xẻng để xúc cát dập lửa khi có cháy.
Mang theo một bao bánh bột nếp, ông Độ dùng bữa trưa ngay trên chòi, trong khi người đồng nghiệp về nhà ăn vì ở gần. Thông thường, người đàn ông này mang theo cơm, phở, hoặc bánh chưng để dùng bữa.
Cuốn sổ ghi chép nội dung ngày trực, với các thông tin về trời nắng nóng, gió to, và quan trọng nhất là “không có gì xảy ra”.
Một chòi canh khác ở xã Hải Ninh. Toàn Ban quản lý rừng có sáu chòi canh, với 90 nhân viên bảo vệ rừng. Những người này được điều động luân phiên, mỗi người trực ba ngày một tuần. Mỗi tháng, họ nhận một triệu tiền lương khoán bảo vệ rừng.
Trực chòi là ông Trần Chính Quân, 64 tuổi, và anh Hoàng Đại Quốc, 35 tuổi. Vào khoảng nửa tháng trước, từ chòi canh này đã phát hiện một đám cháy. Nhận tin báo từ những người canh lửa rừng, nhà chức trách điều động lực lượng dập lửa từ 14h đến nửa đêm.
Anh Hoàng Đại Quốc xuống chòi về nhà ăn trưa 30 phút, rồi quay lại đổi ca cho ông Quân.
Rừng phòng hộ Nam Quảng Bình rộng 13.400 ha, đi qua 10 xã của hai huyện Lệ Thuỷ và Quảng Ninh, chủ yếu là phi lao khoảng 60 năm tuổi, keo lá tràm 20 năm tuổi.
Ông Phạm Văn Hoan, Trạm trưởng Trạm quản lý bảo vệ rừng số 1 cho biết, diện tích rừng quản lý rộng, lực lượng ít, phân tán mỏng gây khó khăn cho việc phòng cháy chữa cháy. “Những ngày nhiệt độ cao, anh em rất vất vả, hao tổn sức lực”, ông Hoan nói.
Chi trả tiền Dịch vụ môi trường ở Kon Tum: Mở tài khoản ngân hàng, thuận tiện cho người dân
Thay vì nhận tiền mặt, người dân và các cộng đồng nhận bảo vệ rừng, cung ứng dịch vụ môi trường rừng được mở tài khoản ngân hàng. Nhờ vậy bà con luôn nhận đủ tiền, an toan, thuân tiên.
100% chi trả qua tài khoản
Theo thống kê của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BVPTR) tỉnh Kon Tum, toàn tỉnh hiện có trên 387.000ha rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Tính đến nay, đơn vị đã thực hiện chi trả hơn 255 tỷ đồng tiền DVMTR năm 2019 cho các chủ rừng. Riêng các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đã được chi trả trên 32 tỷ đồng.
Ông Hồ Thanh Hoàng - Giám đốc Quỹ BVPTR tỉnh Kon Tum cho biết: "Tư khi thưc hiên chính sach đến nay, viêc thanh toan tiền DVMTR cho cac chu rưng la tổ chưc, UBND xa, thị trấn thực hiên qua tai khoan ngân hang, Kho bac Nha nươc.
Đối vơi cac hô gia đình và ca nhân, đến nay đã có 94% hộ gia đình, cá nhân được mở tài khoản ngân hàng và nhận tiền DVMTR qua kênh này. Riêng đối với các cộng đồng đã được mở 100% tài khoản. Phấn đấu trong năm nay sẽ hoàn tất việc chi trả tiền DVMTR qua tài khoản ngân hàng 100%".
Người dân phấn khởi khi nhận tiền DVMTR qua ngân hàng. Ảnh: P.V
Theo ông Hoàng, số tiền chi trả DVMTR rất lớn nên việc chi trả đúng, chi trả đủ, chính xác và đảm bảo an toàn cần phải hết sức thận trọng. Trước đây, việc chi trả tiền cho chu rưng la hô gia đình, ca nhân, cộng đồng dân cư thôn đươc Quỹ BVPTR tỉnh Kon Tum chuyển khoan cho cac Ban chi tra dịch vu môi trương rưng huyên, thanh phố (do cac hạt kiểm lâm huyên, thanh phố kiêm nhiệm), sau đo cac Ban chi tra DVMTR huyên, thanh phố chi tra bằng tiền măt cho ngươi dân.
Hoạt động chi trả này tồn tại nguy cơ rủi ro trong quá trình vận chuyển tiền, tốn thời gian, công sức... Thay vì người dân nhận tiền mặt thông qua Ban chi tra DVMTR huyên, thanh phố chi trả, thì nay người dân được mở tài khoản đứng tên mình trong ngân hàng, rất thuận tiện.
"Chi trả tiền DVMTR qua tài khoản ngân hàng đảm bảo tính thuân tiên, công khai, minh bạch và an toàn. Tài khoản do người dân đứng tên nên họ có thể kiểm tra số tiền nhận được chính xác là bao nhiêu và có thể tùy ý rút ra sử dụng bất cứ lúc nào. Nếu không có nhu cầu sử dụng ngay có thể gửi trong ngân hàng để lấy lãi"- ông Hoàng nói.
Trước đó (năm 2018), thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chu tich UBND tỉnh Kon Tum đã có văn bản "về việc trả tiền DVMTR qua tài khoản ngân hàng hoặc giao dịch thanh toán điện tử".
Đây là văn bản chỉ đao Quỹ BVPTR tỉnh Kon Tum, các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng, UBND các xã, thị trấn có khoán quản lý bảo vệ rừng chi trả tiền DVMTR qua tài khoản ngân hàng hoặc giao dịch thanh toán điện tử cho các hộ gia đình, ca nhân, cộng đồng đươc nha nươc giao đất, giao rưng hoăc nhận khoán bao vê rưng.
Tuy ban đầu còn nhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng sau hơn 1 năm triển khai, hình thức chi trả tiền DVMTR mới đã có sự thay đổi rõ rệt: 100% cộng đồng dân cư được mở tài khoản; 94% hộ dân gia đình, cá nhân được mở tài khoản. Đến ngay 29/5/2020, Quỹ BVPTR tỉnh Kon Tum đa hoàn thanh chi trả tiền DVMTR cho tất cả chủ rừng.
Theo ông Hoàng, lúc đầu một số người dân chưa hiểu về chính sách này nên có ý kiến phản đối. Họ cho rằng, "nông dân ở vùng sâu vùng xa làm sao biết sử dụng thẻ tài khoản ngân hàng, ở xã làm gì có cây ATM mà rút..." nhưng bây giờ đã hiểu đúng về lợi ích, tiện dụng và an toàn của hình thức này.
"Quỹ BVPTR tỉnh Kon Tum không có chủ trương mở thẻ, mà là mở tài khoản ngân hàng. Tiền được chuyển vào tài khoản của từng người, người dân có thể nhận tiền khi ngân hang chi tra lưu động tai UBND xa hoặc có thể cầm chứng minh nhân dân ra ngân hàng để rút tiền khi có nhu cầu. Việc rút nhiều hay ít hoặc gửi trong ngân hàng là quyền của người dân"- ông Hoàng lý giải.
Phat triển sinh kế cho người dân
Theo ông Hồ Thanh Hoàng - Giám đốc Quỹ BVPTR tỉnh Kon Tum, trong năm nay đơn vị tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về chính sách chi trả DVMTR, quản lý bảo vệ rừng và hướng dẫn quản lý, sử dụng tiền DVMTR một cách hiệu quả nhất. Qua đó, sẽ tổ chức khoảng 50 hội nghị tuyên truyền đến cấp xã, đồng thời giám sát 15 đơn vị chủ rừng va 45 UBND xa, thị trấn trên địa bàn.
Đến cuối năm sẽ phối hợp với cơ quan chức năng đi kiểm tra, xac định diện tích rừng để xác định số tiền phải chi trả đúng.
Nhờ nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng, ông A Re nhận được 17 triệu đồng tiền DVMTR thông qua ngân hàng. Ảnh: P.V
Ông Hoàng cho biết, thông qua các đợt tuyên truyền, đơn vị còn cho lồng ghép và đưa vào nhiều mô hình sinh kế thiết thực để người dân học hỏi, lựa chọn phù hợp cho từng gia đình. Mục tiêu giúp mọi người dân, nhất là người dân ở các khu vực cung ứng dịch vụ hiểu về chính sách và sử dụng nguồn tiền cung ứng DVMTR hiệu quả nhất.
Có mặt tại điểm nhận tiền lưu động do Ngân hàng Bưu điện Liên Việt chi trả, anh A Rin (thôn 3, xã Đăk Psi, huyện Đăk Hà) vui mừng nói: "Trước đây mình nhận tiền mặt, nay được chi trả qua ngân hàng. Giờ tài khoản nhận tiền mang tên mình, mình không nhận bây giờ thì tiền vẫn còn gửi trong ngân hàng, không lo mất tiền".
Theo A Rin, anh được Nhà nước giao đất, giao rưng hơn 20ha rừng, được chi trả số tiền cung ứng DVMTR năm 2019 la 17,8 triệu đồng. Có số tiền này, gia đình đỡ khó khăn hơn, thoải mái mua lúa, trồng thêm mì và mua bò về chăn nuôi để có thêm thu nhập. Hàng tháng, ngoài công việc gia đình, anh dành thời gian đi tuần tra rừng, khi phát hiện lâm tặc phá rừng thi gọi cán bộ lên can thiệp.
Lần đầu được nhận tiền qua ngân hàng, ông A Re (thôn 8, xã Đăk Psi) cũng chia sẻ: "Đợt này gia đình mình được ngân hàng chi trả 17 triệu đồng tiền nhận bảo vệ rừng nên rất vui. Mình sẽ dùng số tiền này để mua phân bón 200 gốc cà phê và mua bò... Mình không dám dùng tiền này để uống rượu đâu. Giờ mình có tài khoản ngân hàng rồi, cảm thấy rất thoải mái, mình có tiền có thể gửi tiết kiệm vào đây mà không lo mất".
Ông Nguyễn Phúc Đoan - Chủ tịch UBND xã Đăk Psi cho biết: "Nhờ chính sách chi trả DVMTR, ý thức của người dân về công tác quản lý, bảo vệ rừng được nâng lên, người dân biết lo lắng hơn cho diện tích rừng được giao bao vê. Qua đó, đời sống của bà con được cải thiện đáng kể, họ biết sử dụng nguồn tiền để phát triển sinh kế. Đó là đầu tư con giống, cây trồng, mua phân bón cho việc sản xuất nông nghiệp, chăm lo việc học hành của con cái, cuộc sống gia đình tốt hơn".
Theo ông Đoan, đối với số tiền chi trả DVMTR cho cộng đồng dân cư được người dân tổ chức họp và sử dụng rất hiệu quả: 50% cho công tác tuần tra bảo vệ rừng, 30% dành cho bà con trong làng vay vốn phát triển kinh tế và số còn lại phục vụ chung cho sinh hoạt cộng đồng. Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của xã Đăk Psi là 64,37% thì đến cuối năm 2019 giảm xuống còn 42,5%.
Người giữ rừng trên những trang báo Khi nói đến Tây Nguyên ai cũng nghĩ ngay đến những cánh rừng bạt ngàn, hùng vĩ, là mái nhà chung của Miền Trung, nhưng hiện nay đang bị tàn phá bởi nạn phá rừng, chiếm đất làm nương rẫy đã và đang diễn ra tại đây hết sức phức tạp. Ngoài các cơ quan chức năng, lực lượng quản lý bảo vệ...