Đôi nam nữ “sờ mó” nhau cạnh điểm thi, phụ huynh tái mặt
Cạnh trường ĐH Công Đoàn, Hà Nội nơi tổ chức thi ĐH đợt II có một đôi nam nữ mặc nhiên ôm nhau giữa đường, khiến nhiều thí sinh, phụ huynh đưa con đi thi “tái mặt”…
Vào khoảng 6h30 ngày 9/7, có mội nam nữ khoảng 18 tuổi ôm chặt lấy nhau cạnh trường ĐH Công Đoàn, nơi tổ chức thi ĐH đợt II, khiến hàng trăm thí sinh dự thi ĐH đợt II và phụ huynh đưa con đi thi đỏ mắt xấu hổ.
Nam thanh niên liên tục sờ, ôm hôn cô gái giữa đường. Đáp lại tình yêu của bạn trai, cô gái quay lại ôm chặt lấy bạn trai, liên tục hôn lên mặt người này. Hành động “khó coi” của đôi nam nữ này khiến hàng trăm thí sinh, phụ huynh phải “đỏ mặt”, không dám nhìn.
Đôi nam nữ thản nhiên âu yếm nhau nơi đông người qua lại.
Nữ sinh trường cấp 3 Tô Hiến Thành, Hà Nội dự thi vào trường ĐH Công Đoàn chứng kiến cảnh đôi nam nữ yêu nhau giữa đường cho biết, em là người Hà Nội, chuyện các đôi trai gái yêu nhau thể hiện tình cảm với người mình yêu là bình thường. Tuy nhiên, không phải bất cứ ở đâu, nơi nào cũng thể hiện được. Tình yêu là cái quý giá và đẹp nhất với tuổi thanh niên và nó thể hiện tính văn hóa, đặc biệt là văn hóa cộng đồng.
Việc thể hiện tình yêu của đôi nam nữ đó với em là không thể chấp nhận được, bởi trước mắt họ là các bạn thí sinh dự thi và phụ huynh. Nếu họ muốn thể hiện tình cảm của mình thì nên tìm một nơi nào đó thích hợp, không nên thể hiện giữa đường như vậy ngượng lắm.
Còn thí sinh Hồ Thị Nhàn (18 tuổi, ở Thanh Hóa) dự thi vào trường ĐH Công Đoàn nói: “Ôi xấu hổ quá, quê em như vậy là mang tiếng khắp làng, khắp xã ngay. Việc ôm hôn giữa thanh thiên bạch nhật như vậy, khiến nhiều người thấy khó chịu. Nếu 2 người bỏ nhau, không yêu nhau nữa, người con trai còn khó lấy vợ chứ đừng nói gì đến người con gái có lấy được chồng hay không. Nhưng ở đây em thấy anh, chị ấy cứ thoải mái như không có ai cả”.
“Em không muốn nhìn anh chị ấy thể hiện tìm cảm, nhưng anh chị ấy ôm nhau giữa đường như vậy, đập vào mắt em làm sao mà không thấy được. Thấy họ như vậy, em liền ngoảnh mặt đi hướng khác ngay. Em thấy việc làm đó rất đáng xấu hổ, nhưng với 2 người đó liệu có xấu hổ hay không thì em không biết. Nhưng em dám chắc là họ không xấu hổ đâu anh ạ, nếu xấu hổ, họ không làm như vậy”, thí sinh Nhàn tâm sự.
Video đang HOT
Anh Nguyễn Ngọc Bảo (57 tuổi, ở Hòa Bình) nhìn cảnh đôi nam nữ ôm nhau cho biết: “Thật lòng tôi không chấp nhật được tình cảm yêu đương của giới trẻ hiện nay, đặc biệt là ở thủ đô. Nếu ở cái tuổi chúng tôi là cắt tóc bôi vôi rồi, nhưng với giới trẻ bây giờ thì không như vậy. Ai cũng biết xã hội tân tiến, vì vậy trong tình yêu cũng được tân tiến theo, nhưng không phải ở đâu cũng ôm, hôn nhau được. Mình là người Việt Nam, phải sống theo văn hóa người Việt, thể hiện tình cảm thì đi nơi khác kín đáo hơn”.
Vô tư thể hiện tình cảm.
Còn chị Lê Thị Ý (48 tuổi, ở Thanh Hóa) cũng chứng kiến cảnh đôi nam nữ ôm nhau giữa đường cho biết: “Rất may cảnh đôi nam nữ ôm nhau con gái tôi không nhìn thấy, nếu nhìn thấy chắc cháu xấu hổ lắm. Quê tôi không có kiểu trai gái ôm nhau giữa đường đâu, nếu có thì họ thấy bóng người là buông tay ngay”.
“Nhưng với đôi trai gái này cứ dính chặt với nhau như “rùi mắt nhựa” vậy. Nhìn thấy cảnh này, tôi thấy lo, bởi con gái tôi thi đỗ ĐH học ra đây họ rất dễ bị ảnh hưởng. Đây cũng là bài học cho tôi về giáo dục con gái dần dần cũng từ đây, tôi có phương pháp giáo dục con gái phải biết thể hiện tình cảm đúng mực, đúng nơi…”, chị Ý tâm sự.
Chùm ảnh đôi nam nữ thản nhiên ’sờ mó’ nhau cạnh điểm thi:
Theo Kiến thức
Bắt bài thí sinh gian lận thi đại học
ĐH Phòng cháy Chữa cháy tập huấn cho giám thị coi thi đại học cách nhận biết đồng hồ quay cóp, băng dính trong chứa tài liệu, thiết bị gian lận công nghệ cao...
Sáng 3/7, thí sinh đến làm thủ tục dự thi tại ĐH Phòng cháy Chữa cháy được giám thị dặn dò rất kỹ về các thiết bị được phép mang vào phòng thi. Tất cả đồ đạc, tư trang cá nhân của thí sinh đều được phòng bảo vệ hướng dẫn gửi và có phiếu nhận. Điện thoại di động được gửi riêng để thí sinh yên tâm.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Trưởng ban thư ký, Phó trưởng phòng phụ trách đào tạo của trường cho biết, trường tổ chức như thi thật để thí sinh làm quen. Các thiết bị gian lận công nghệ cao được trường sưu tầm, đem ra hướng dẫn cho giám thị, từ đó nhắc nhở thí sinh không được vi phạm nếu không muốn bị đình chỉ.
"Do đặc thù ngành công an nên chúng tôi dễ dàng phát hiện các chiêu gian lận của thí sinh và tập huấn rất kỹ cho giám thị. Vào đợt thi cuối năm, trường phát hiện đồng hồ quay cóp rất tinh vi và đã tịch thu, phổ biến cho các giáo viên coi thi biết", ông Hải cho biết.
Giám thị coi thi ở ĐH Phòng cháy Chữa cháy được tập huấn kỹ về thiết bị gian lận công nghệ cao. Chiếc đồng hồ này bình thường khó phát hiện, chỉ cần vài thao tác thì thí sinh có thể di chuyển đến file chứa thông tin. Ảnh: Hoàng Thùy.
Cầm chiếc đồng hồ màu hồng trên tay, ông Hải hướng dẫn, nếu nhìn qua thì không khác gì đồng hồ bình thường. Tuy nhiên, với màn hình cảm ứng, khi giám thị không chú ý, thí sinh có thể điều khiển đến thư mục chứa tài liệu để quay cóp. Nếu giám thị kiểm tra, thí sinh nhanh chóng bấm hiển thị giờ và sẽ khó bị phát hiện. Điều đặc biệt là chiếc đồng hồ này có khe cắm.
Một chiêu gian lận khác cũng được lãnh đạo ĐH Phòng cháy Chữa cháy phổ biến đến giám thị là dùng băng dính trong để in tài liệu. Chiêu này được thực hiện thủ công bằng cách photo tài liệu rồi dán băng dính trong lên bề mặt, đem ngâm vào nước. Khi giấy bong ra, chữ sẽ in vào mặt băng dính, thí sinh dùng để dán vào người, khi vào phòng thi nếu cần sẽ bóc ra dán xuống mặt bàn. Do băng dính màu trong, chữ lại không hiện rõ nên rất khó phát hiện. Hoặc khi giám thị phát hiện ra thì thí sinh có thể chối rằng nó đã được dán từ trước. Vì vậy, giám thị phải quan sát thật tốt.
"Thí sinh vào phòng thi được phép mang nước uống vào, trên đó lại có nhãn hiệu nên các em có thể viết công thức đơn giản để hỗ trợ làm bài, giám thị cần kiểm tra kỹ. Ngoài ra, khi sử dụng thiết bị công nghệ cao thì thí sinh có thể sử dụng tai nghe nên chúng tôi nhắc nhở giám thị chú ý đầu tóc của thí sinh", ông Hải cho hay.
Vụ trưởng Giáo dục đại học Bùi Anh Tuấn (áo trắng) thị sát và dặn dò thí sinh trước kỳ thi. Ảnh: Hoàng Thùy.
Trong ngày đầu tiên làm thủ tục dự thi, Bộ GD&ĐT đã tổ chức các đoàn thanh tra đột xuất đến nhiều điểm thi. Thứ trưởng Bùi Văn Ga đã đến ĐH Công đoàn và Thủy lợi thị sát. Tại đây, Thứ trưởng kiểm tra từng thùng đựng giấy thi, túi đựng giấy thi, xuống phòng thi hỏi thăm, động viên cán bộ coi thi và thí sinh.
Trong suốt quá trình diễn ra kỳ thi, thanh tra cắm chốt, thanh tra đột xuất sẽ hoạt động thường xuyên. Thứ trưởng Ga cho hay, năm nay là năm thứ 2 Bộ cho phép thí sinh mang thiết bị ghi âm, ghi hình chỉ có chức năng ghi, không có chức năng phát trực tiếp vào phòng thi để tăng cường sự giám sát của xã hội. Tuy nhiên, nếu thí sinh mang thiết bị không được phép, kể cả không sử dụng, nếu giám thị phát hiện vẫn bị đình chỉ thi.
Ngày mai, khoảng 830.000 thí sinh bắt đầu cuộc đua vào đại học với hai môn Toán, Lý.
Theo VNE
Khi cuồng ghen biến phụ nữ biến thành "ác quỷ" Không còn chửi bới, cấu xé như trước đây, nhiều Hoạn thư nữ thời nay mỗi khi đánh ghen thường lột truồng quần áo tình địch ở giữa đường rồi đánh đập dã man, thậm chí bắt mút "của quý" của con trai để hạ nhục đối phương... Vài năm trở lại đây trên địa bàn cả nước liên tiếp xuất hiện những...