Đổi mỹ phẩm, cựu hoa hậu bị hủy hoại sự nghiệp vì mặt đầy mụn, sẹo
Sau khi dùng thử một sản phẩm chăm sóc da, một cựu hoa hậu ở Guinea từng tham gia cuộc thi Hoa hậu Thế giới bị nổi mụn đầy mặt. Không những vậy, mặt cô cũng bị đầy vết thâm và sẹo.
Cô Mariama Diallo bị nổi mụn đầy mặt sau khi thay đổi sản phẩm chăm sóc da mới – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Cô Mariama Diallo (25 tuổi) từng giành vương miện trong cuộc thi Hoa hậu Guinea, Hoa Hậu Tây Phi, sau đó tham gia cuộc thi Hoa hậu Thế giới (Miss World) vào năm 2013. Với công việc là một người mẫu, cô cũng có một sự nghiệp thành công, theo New York Post.
Nhưng cách đây khoảng 3 năm, mọi thứ đã thay đổi. Vào tháng 1.2018, cô chuyển đến quận Manhattan, thành phố New York (Mỹ) sống. Cô cũng thay đổi sản phẩm làm đẹp, từ một thương hiệu chăm sóc da của Pháp chuyển sang một thương hiệu của Thụy Sĩ có tên Makari De Suisse.
Sau đó, cô bỗng dưng bị nổi mụn dữ dội trên mặt. Cô liên hệ với công ty và được gửi cho một sản phẩm khác để khắc phục. Tuy nhiên, sau khi dùng sản phẩm mới này, da mặt cô lại bị nhiều mụn và sẹo hơn.
Tình trạng này đã hủy hoại sự nghiệp của cô. Từ năm 2018 đến nay, cô Diallo không thể ký hợp đồng với bất kỳ công ty nào nữa. Dù đã được điều trị nhưng làn da của cô phục hồi rất chậm.
“Không ai thuê tôi làm người mẫu với khuôn mặt như vậy”, cô Diallo nói.
Cô Diallo quyết định kiện công ty mỹ phẩm của Thụy Sĩ ra tòa và đòi bồi thường thiệt hại tài chính. Người đẹp Guinea cho biết trong 3 năm qua, da mặt bị tổn thương đã khiến cô mất hàng triệu USD thu nhập. Vụ kiện vẫn đang được tiếp tục, theo New York Post.
Những sự thật về vitamin C bạn cần biết
Có rất nhiều lợi ích - và một vài rủi ro - khi bạn bổ sung vitamin C.
Video đang HOT
Nguồn thực phẩm cung cấp vitamin C bao gồm trái cây họ cam quýt, ớt, cải Brussels, cà chua, dưa đỏ, khoai tây, dâu tây, và rau bina (cải bó xôi). - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) giải thích rằng vitamin C, hay còn gọi là a xít L-ascorbic, có tự nhiên trong một số loại thực phẩm, được bổ sung vào các loại thực phẩm khác và cũng có sẵn dưới dạng thực phẩm chức năng.
Theo tiến sĩ Darren Mareiniss, bác sĩ Y khoa Cấp cứu tại Trung tâm Y tế Einstein ở Philadelphia (Mỹ), vitamin cần thiết cho mọi chế độ ăn uống, và việc bổ sung vitamin C hằng ngày đối với cơ thể bạn là rất quan trọng. Vitamin C tự nhiên có trong nhiều thực phẩm và không được tổng hợp bởi cơ thể. Nó phải được ăn vào. Nguồn thực phẩm cung cấp vitamin C bao gồm trái cây họ cam quýt, ớt, cải Brussels, cà chua, dưa đỏ, khoai tây, dâu tây, và rau bina (cải bó xôi).
Cũng theo bác sĩ Darren Mareiniss, một số người thích dùng nó ở dạng bổ sung.
Nhưng bạn có biết việc uống vitamin C hằng ngày có tác dụng gì đối với cơ thể không?
1. Giúp chữa lành vết thương
Tiến sĩ Mareiniss cho biết: Vitamin C là một thành phần thiết yếu của mô liên kết và có vai trò trong việc chữa lành vết thương.
2. Có sức mạnh chống ô xy hóa
Tiến sĩ Mareiniss giải thích rằng vitamin C là một chất chống ô xy hóa, có nghĩa là chúng có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào. Do đó, nó có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe do căng thẳng ô xy hóa.
3. Tăng cường sản xuất collagen của bạn
Vitamin C "cần thiết cho quá trình sinh tổng hợp collagen". Đây là lý do tại sao nó là thành phần quan trọng trong nhiều sản phẩm chăm sóc da, tiến sĩ Mareiniss nói.
4. Có thể giúp ngăn ngừa ung thư
Theo NIH, có rất nhiều nghiên cứu ủng hộ rằng vitamin C có thể giúp ngăn ngừa ung thư.
Hầu hết các nghiên cứu bệnh chứng đã phát hiện ra mối liên hệ nghịch giữa lượng vitamin C trong chế độ ăn và ung thư phổi, vú, ruột kết hoặc trực tràng, dạ dày, khoang miệng, thanh quản hoặc hầu, và thực quản, theo Eat This, Not That.
5. Có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch
Theo NIH, có một số bằng chứng cho thấy vitamin C có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch. Một trong những nghiên cứu lớn nhất, liên quan đến hơn 85.000 phụ nữ, cho thấy rằng việc bổ sung vitamin C ở cả dạng ăn kiêng và bổ sung làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành. Những người khác đã phát hiện ra vitamin C có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.
6. Có thể giúp ngăn ngừa mất thị lực
NIH cũng đưa ra bằng chứng thuyết phục rằng vitamin C có thể giúp ngăn ngừa và thậm chí điều trị bệnh thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể do tuổi tác, hai nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực ở người lớn tuổi, theo Eat This, Not That.
7. Có thể ngăn ngừa bệnh Scorbut
Theo NIH và tiến sĩ Mareiniss, thiếu hụt vitamin C cấp tính có thể dẫn đến bệnh Scorbut. Bệnh Scorbut (Scurvy) là một bệnh do thiếu hụt vitamin C. Các dấu hiệu của bệnh Scorbut có thể xuất hiện trong vòng một tháng khi thiếu vitamin C.
Các triệu chứng ban đầu bao gồm mệt mỏi, khó chịu. Tuy nhiên, tình trạng này có thể trở nên trầm trọng hơn, bao gồm trầm cảm, sưng lợi ra máu, lung lay và rụng răng. Nếu không được điều trị, bệnh này có thể gây tử vong.
8. Có thể giúp điều trị cảm lạnh
Tiến sĩ Mareiniss cho biết vitamin C thường được coi là một chất tăng cường miễn dịch.
Tuy nhiên, NIH chỉ ra rằng nó có thể không hiệu quả trong việc ngăn ngừa cảm lạnh như bạn nghĩ. Vitamin C có thể giúp rút ngắn thời gian bị cảm lạnh thông thường. NIH giải thích: Bổ sung vitamin C có thể rút ngắn thời gian của cảm lạnh thông thường và cải thiện mức độ nghiêm trọng của triệu chứng ở dân số nói chung, có thể do tác dụng chống histamine của vitamin C liều cao, theo Eat This, Not That.
9. Có thể làm rối loạn dạ dày của bạn
Mặc dù vitamin C có độc tính thấp và do đó, không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng khi tiêu thụ nhiều, tuy nhiên, nó có thể gây rối loạn tiêu hóa - bao gồm tiêu chảy, buồn nôn và đau quặn bụng.
10. Có thể gây ra sỏi thận
Có một số bằng chứng mâu thuẫn rằng lượng vitamin C cao có thể "làm tăng đào thải oxalat và a xít uric trong nước tiểu", có thể góp phần hình thành sỏi thận.
11. Có thể giúp ngăn ngừa thiếu sắt
Vitamin C hỗ trợ cơ thể bạn hấp thu sắt. Một nghiên cứu cho thấy chỉ cần 100 mg vitamin C có thể cải thiện sự hấp thu khoáng chất xây dựng máu lên đến 67%, theo Eat This, Not That.
Lưu ý: Việc bổ sung vitamin C quá nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, bạn cần tuân theo hướng dẫn sử dụng hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Cách chăm sóc da khi đeo khẩu trang liên tục Đeo khẩu trang lâu dài có thể gây các vấn đề da như ngứa, phát ban, bong tróc và nổi mụn trứng cá, nên làm sạch da hàng ngày. Bác sĩ Trần Nguyên Ánh Tú, Phó Khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP HCM, hướng dẫn cách chăm sóc da khi đeo khẩu trang thường xuyên. Làm sạch da hàng ngày...